Vi sinh vật có chất độc (độc tốn ấm mốc)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 30 - 32)

ý sinh trùng

1.4.1. Vi sinh vật có chất độc (độc tốn ấm mốc)

Độc tố nấm mốc (Mycotoxin) là những sản phẩm trao đổi thứ cấp của một số loại nấm mốc nhưAspergillus, Penicillium, Fusarium, Alternaria

Độc tố nấm mốc có tính bền vững nhiệt độ cao và không bị tiêu diệt trong quá trình chế

biến thức ăn thông thường. Tùy theo từng loại mà độc tố nấm mốc có thể gây nhiễm độc cấp tính và mạn tính. Triệu chứng nhiễm độc cấp tính ở gia súc thường là các tổn thương về gan và thận, nhiễm độc hệ miễn dịch hoặc mất tác dụng của hoóc môn có liên quan. Nhiễm độc nhẹ hơn, có nghĩa không có các triệu chứng bệnh cấp tính do lượng độc tố hình thành gây nên, có thể là bệnh ung thư, ảnh hưởng di căn hay không hình thành phôi thai. Những loài nấm mốc sinh độc tố này có thể phát triển trong lúc canh tác, thu hoạch, dự trữ, sản xuất chế biến thức ăn và trong quá trình cho ăn khi điều kiện thuận lợi.

Nấm mốc ngoài đồng

Trong điều kiện thực tế của nông nghiệp hiện nay, độc tố nấm mốc được hình thành từ

nấm mốc ngoài đồng là vấn đề lớn nhất mà ta đang phải đối mặt. Nấm mốc đồng ruộng

điển hình và nghiêm trọng nhất là FusariumAlternaria. Độc tố nấm mốc Fusarium

được biết tới đều thuộc nhóm Trichothecenes, mà loại thường gặp nhât là độc tố nấm mốc Deoxynivalenol (DON). Loại độc tố này được mô tả như là "độc tố gây nôn mửa". Nó gây ra các hiện tượng chán ăn, sưng tấy hệ tiêu hóa cũng như buồn nôn và bỏăn. Nó gây ra tổn thất năng suất đáng kể, đặc biệt trong chăn nuôi lợn và sản xuất thức ăn cho lợn. Đồng thời nhóm độc tố này cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là khi ta sử dụng thức ăn chăn nuôi nhiễm độc tố này, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các cơ quan trong cơ thể gia súc, và như vậy tác động ức chế miễn dịch của độc tố nấm mốc là nhân tố làm giảm đáng kể năng suất.

Một loại độc tố nấm mốc Fusarium nữa gây tổn thất lớn cho chăn nuôi lợn phải kể tới là Zearalenon. Gây động dục giả là ảnh hưởng chủ yếu được thấy ở cơ quan sinh sản của vật nuôi. Triệu chứng đối với gia súc cái là phù nề và sưng tấy âm đạo, sưng tuyến vú, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay thậm chí là vô sinh. Đối với gia súc đực thì đáng chú ý nhất là chất lượng tinh trùng giảm.

Nấm mốc trong kho chứa

Trong điều kiện khí hậu Trung Âu, có thể phân biệt được nấm mốc là loại nấm trên đồng ruộng hay trong kho, ví dụ nấm AspergillusPenicillium xuất hiện ngay khi ngũ cốc

được thu hoạch và bảo quản trong điều kiện độẩm cao hoặc bịẩm. Ở những vụ thu hoạch

được tiến hành cẩn thận, khi sấy khô và lưu kho cũng như bảo quản, ngũ cốc sẽ không bị

nhiễm nấm mốc kho. Độc tố phổ biến của loại nấm mốc AspergillusPenicillium trong thực tế là aflatoxine và ochratoxin A. Aflatoxine gây nhiễm độc gan. Triệu chứng thường gặp là bệnh về gan làm cho gan có màu xám xanh. Ochratoxine gây ra các tổn thương ở

thận, làm mất chức năng lọc nước trong cơ thể vật nuôi. Như đa số các loại độc tố nấm mốc khác, hại loại độc tố nấm mốc kho làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn và giảm sự tăng trưởng cũng như làm suy yếu hệ miễn dịch.

Nhiều năm trước, người ta cho rằng, độc tố nấm mộc ở mỗi nơi thì khác nhau do điều kiện

địa lý của từng khu vực. Chẳng hạn như aflatoxin thì thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt

đới, trong khi đó thì zearalenon thường tìm thấy ở xứ ôn đới. Tuy vậy, ngày nay nguyên liệu thức ăn (khô dầu đậu tương, ngô, dầu cọ...) được mua bán, chuyên trở từ khu vực này

đến khu vực khác. Vì thế, cộng hưởng của các loại mycotoxin là điều dễ hiểu.

Với khu vực châu Ân, quy định gắt gao về mức mycotoxin không những đã ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên trong Liên minh châu Âu, ngành chế biến thức ăn gia súc và ngành thực phẩm mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia mà hiện nay đang nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào châu Âu. Mycotoxin không những hiện diện trong các hạt ngũ cốc, các loại hạt mà còn chuyển qua thịt, sữa, trứng và các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản như

tôm, cá. Thiệt hại kinh tế do mycotoxin gây ra có thể lên đến hàng triệu USD mỗi năm và

ảnh hưởng nhiều nhất cho các nhà chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc và thực phẩm cho con người.

Tóm lại, tác hại của mycotoxin bằng đơn chất hay kết hợp sẽ gây ra hiện tượng sau (đôi khi thể hiện nhiều hiện tượng trên 1 cá thể).

- Giảm lượng thức ăn vào, giảm năng suất

- Suy yếu hệ thống miễn nhiễm (giảm lượng kháng thể trong cơ thể) - Gia tăng mức độ nhạy cảm đối với bệnh tật

- Hư hại các cơ quan nội tạng (gan, thận, bộ phận sinh dục)

- Năng suất sản xuất kém (giảm tỷ lệ thụ thai, sẩy thai, âm hộ sưng to, động dục giả) - Mối nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng khi thực phẩm có nhiễm

mycotoxin

- Có khả năng phân hủy sinh học khi loại thải (theo phân vật nuôi).

Các độc tố nấm mốc được đề cập đến nhiều là aflatoxin, ochratoxin, patulin, trichothecenes, fumonisin, zearalenone.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)