IV Chỉ tiêu thu nhập
2.6.2. Những hạn chế tồn tại cần khắc phục của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank
doanh nghiệp tại Agribank
Đối với mơ hình chấm điểm XHTD DN của Agribank, tỷ trọng điểm số của phần thơng tin phi tài chính q cao so với phần thơng tin tài chính dẫn đến nhiều khả năng kết quả chấm điểm có thể bị sai lệch bởi yếu tố chủ quan; do trong phần thơng tin phi tài chính có rất nhiều thơng tin do cán bộ tín dụng và khách hàng tự đánh giá mà khơng có bất cứ một sự kiểm chứng nào ví dụ như các chỉ tiêu: nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng, năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD, tính năng động và nhạy bén của ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD, môi trường kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD, môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD, tầm
nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng theo quan điểm của CBTD, triển vọng ngành, triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD…điều này có thể dẫn đến những trường hợp báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khơng tốt, có kết quả chấm điểm thấp, nếu được lực kéo từ kết quả chấm điểm phần thơng tin phi tài chính cao sẽ làm cho kết quả chấm điểm cuối cùng của doanh nghiệp tăng lên. Trong khi báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những con số thực, hoặc được kiểm tốn cịn nếu khơng thì cũng được báo cáo với cơ quan thuế. Vì vậy, đề tài nghiên cứu đề nghị tăng tỷ trọng trong phần chấm điểm của phần thông tin tài chính so với thơng tin phi tài chính. Điều này cịn góp phần làm cho các doanh nghiệp thực hiện con số báo cáo chính xác hơn chứ khơng chỉ nhắm vào việc báo cáo lỗ hoặc lãi thấp để né thuế, mà giờ đây những con số này còn được ngân hàng dùng để áp dụng chính sách cho vay.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu trong phần chấm điểm thơng tin phi tài chính hiện đang sử dụng mặc dù khá chi tiết nhưng chưa thật sát lắm với việc phản ánh xu hướng khó khăn dẫn đến nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp, chưa thật sát với việc đo lường nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp như các tiêu chí: thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm của giám đốc, trình độ của giám đốc, cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của ngân hàng …; Vì vậy, đề tài nghiên cứu đề xuất bổ sung thêm phần các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính XHTD doanh nghiệp gồm hai chỉ tiêu: nguy cơ vỡ nợ (Z-score) và tình hình trả nợ gốc và lãi với Agribank của đối tượng nắm giữ >=25% cổ phần.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, đề tài nghiên cứu đã đi sâu vào trình bày thực trạng XHTD doanh nghiệp tại Agribank, từ đó so sánh với các mơ hình xếp hạng tín dụng trên thế giới và Việt Nam, từ đó cho thấy những thành tựu và hạn chế cần bổ sung sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD DN của Agribank.