Kiểm chứng mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank sau điều chỉnh theo tình huống nghiên cứu Cty CP B

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 65 - 67)

IV Chỉ tiêu thu nhập

NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.3.2. Kiểm chứng mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank sau điều chỉnh theo tình huống nghiên cứu Cty CP B

Agribank sau điều chỉnh theo tình huống nghiên cứu Cty CP B

Sử dụng mơ hình chấm điểm XHTD sau điều chỉnh như trình bày ở mục 3.2.1.2 nêu trên để đánh giá lại năng lực tín dụng của cơng ty CP B (ngành sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; có quy mơ vừa) đã được xem xét tại mục 2.5.2 chương 2 của đề tài nghiên cứu này. Kết quả chấm điểm XHTD của Công ty CP B có điểm tài chính là 66.4 (bảng 2.13 chương 2), điểm phi tài chính là 82.7 (kết quả chấm điểm trình bày tại phụ lục 3).

Công ty CP B là doanh nghiệp cổ phần thuộc ngành sản xuất nên được xác định chỉ số nguy cơ vỡ nợ như trình bày tại bảng 3.9. Kết quả tính tốn cho thấy chỉ số Z = 2.32 (1.8< Z< 2.99) đồng nghĩa với khu vực cảnh báo.

Bảng 3.9: Xác định chỉ số nguy cơ vỡ nợ của công ty CP B bằng hàm thống kê Z-score của Altman.

Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

Tổng tài sản (TA) Triệu đồng 85,840

Tài sản lưu động (CA) Triệu đồng 46,731

Nợ ngắn hạn (CL) Triệu đồng 46,915

Vốn lưu động (CA - CL) Triệu đồng -184

Doanh thu thuần (SL) Triệu đồng 130,550

Thu nhập giữ lại (RE) Triệu đồng 4,335

Thu nhập trước thuế và lãi vay (ET + IN) Triệu đồng 12,530

Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (MV) Triệu đồng 24,425

Tổng nợ (TL) Triệu đồng 61,415 X1 = (CA - CL)/TA 0.00 X2 = RE/TA 0.05 X3 = (ET + IN)/TA 0.15 X4 = MV/TL 0.40 X5 = SL/TA 1.52 Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,999X5 2.32

(Nguồn: trích và tính tốn từ dữ liệu tiếp cận của Agribank)

Khách hàng A nắm giữ từ 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp B đã từng có nợ quá hạn tại ngân hàng, tuy nhiên đã trả hết và hiện trả nợ tốt. Điểm chi tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của doanh nghiệp là 60.

Bảng 3.10: Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của cơng ty CP B bằng mơ hình sửa đổi theo đề xuất của đề tài nghiên cứu. Chỉ tiêu

Đánh giá ban đầu Điểm Trọng số

Điểm trọng số

1 Nguy cơ vỡ nợ (Z-score) Vùng cảnh báo 60 70% 42

2

Tình hình trả nợ gốc và lãi với VBARD của đối tượng nắm giữ >=25% cổ phần Đã từng có nợ quá hạn, tuy nhiên đã trả hết và hiện trả nợ tốt 60 30% 18 Tổng điểm trọng số 60

Tổng điểm = Điểm tài chính*50% + Điểm phi tài chính*25% + Điểm dự báo nguy cơ khó khăn tài chính*25% = 66.4*50% + 82.7*25% + 60*25% = 68.9

Tổng điểm cuối cùng đã nhân trọng số là 68.9 điểm, tương đương mức xếp hạng tín dụng BB. Với mức xếp hạng này, cty CP B được đánh giá là có hiệu quả hoạt động kinh doanh khơng cao và dễ bị biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khơng được cho vay tín chấp; các khoản nợ của cơng ty được phân loại nhóm nợ cần chú ý. So sánh kết quả XHTD của cty CP B với thực tế nợ xấu đã xảy ra cho thấy hoàn toàn phù hợp, nếu như năm 2011, cty CP B được đánh giá đúng với năng lực và nguy cơ rủi ro của mình thì chính sách tín dụng của các ngân hàng đối với cty CP B đã mạnh tay hơn bằng cách khơng thực hiện cấp tín dụng tín chấp, yêu cầu tài sản đảm bảo và vốn tự có trong tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Nếu ngân hàng thực hiện như trên thì đã giảm bớt và kiểm sốt tốt hơn sự gia tăng nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)