Các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank phát huy hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 67 - 71)

IV Chỉ tiêu thu nhập

NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.4. Các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank phát huy hiệu quả

nghiệp tại Agribank phát huy hiệu quả

Bên cạnh các đề xuất sửa đổi mơ hình XHTD DN như đã trình bày tại mục 3.2 chương 3, đề tài nghiên cứu này cũng đề xuất các biện pháp hỗ trợ cần thiết giúp phát huy hiệu quả cho hệ thống XHTD DN tại Agribank, bao gồm:

- Công tác kiểm tra, kiểm soát là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng:

+ Đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cho vay: kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

+ Chú ý những trường hợp KH đề nghị được gia hạn nợ. NH cần phải xem xét, phân tích tồn diện để kịp thời phát hiện những khoản nợ khó địi, hoặc khi khả năng kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm/nguồn thu nhập trả nợ bị ảnh hưởng, thay đổi; NH cần thu hồi nợ nếu thấy có dấu hiệu khơng khả quan, chỉ cơ cấu lại nợ khi thực sự cần thiết, tăng tài sản để đảm bảo cho khoản vay; Nếu khó khăn là khơng thể đảo ngược thì NH cần phải có hành động kịp thời để thu hồi nợ, bảo toàn nguồn vốn cho vay của NH.

+ Thay đổi nhận thức của cán bộ tín dụng về TSĐB khi cho vay; đừng quá quan trọng TSĐB mà phải xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp, dịng tiền của dự án, tính khả thi của dự án vì các yếu tố này đảm bảo cho khả năng trả nợ của DN hơn là TSTC vốn chỉ được sử dụng khi DN khơng có khả năng chi trả, gây ra hậu quả tín dụng là nợ xấu tăng cao.

+ Kiểm tra việc tn thủ quy trình và chính sách tín dụng của CBTD.

- Để cơng tác kiểm sốt đạt hiệu quả cao thì chi nhánh nên bố trí cán bộ kiểm sốt là những cán bộ có nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh nghề nghiệp, đặc biệt là có nghệ thuật đấu tranh để mạnh dạn đóng góp cũng như tham mưu cho Ban Giám đốc. Tổ chức nâng cao năng lực của nhân viên, kể cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức, giúp nhân viên ý thức được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro và khả năng nhận biết rủi ro trong quá trình cho vay để phịng tránh và bởi khơng có một phương pháp hay cơng cụ phân tích nào có thể thay thế hồn tồn kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng.

- Đơn đốc và khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán.

- Chú trọng xây dựng chiến lược đầu tư phát triển công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụ việc đánh giá, chấm điểm XHTD khách hàng. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và chấm điểm XHTD

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, đề tài nghiên cứu đã cố gắng xây dựng mơ hình chấm điểm XHTD áp dụng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp dựa trên những phân tích mơ hình đang áp dụng tại Agribank. Đề tài nghiên cứu có tham khảo những tiến bộ của các mơ hình chấm điểm của các cơng trình nghiên cứu, các tổ chức tín nhiệm quốc tế và trong nước làm cơ sở đề xuất cho những sửa đổi bổ sung góp phần hồn thiện hệ thống XHTD DN của Agribank.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng ln là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh trong hoạt động ngân hàng. Tín dụng khơng chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà cịn đóng góp vào q trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và biến động mạnh, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là khơng thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng và xảy ra do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM, để đạt được mục tiêu lợi nhuận tương ứng với mức rủi ro chấp nhận được.

Agribank trong thời gian qua đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tất cả chỉ trong giai đoạn khởi đầu và hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong quản trị rủi ro tín dụng thì hệ thống XHTD khách hàng nắm giữ vai trò then chốt đầu tiên, là chốt chặn quan trọng. Trên cơ sở đó, cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như những kinh nghiệm trong thực tế, với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống XHTD của Agribank”.

Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống XHTD của Agribank” đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa và hồn thiện các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng thơng qua hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp của NHTM.

- Đề tài đã phân tích và đánh giá được thực trạng hệ thống XHTD DN đang áp dụng tại Agribank, qua đó cho thấy những thành tựu đạt được cũng như những

nhanh của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. Bằng cách đối chiếu với các mơ hình chấm điểm XHTD DN của các NHTM và tổ chức kiểm toán trong nước, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn chun mơn và tìm hiểu các nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới, từ đó, đề tài nghiên cứu đề ra những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD của Agribank.

- Nghiên cứu này cũng đã đưa thêm được những kiến nghị về các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank phát huy hiệu quả.

Nhìn chung thì mơ hình XHTD DN do đề tài nghiên cứu đề xuất đã đáp ứng được yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II và Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng. Hướng nghiên cứu của đề tài cũng trùng hợp với yêu cầu về rà soát, chỉnh sửa hệ thống XHTD hàng năm của Agribank.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận dữ liệu của ngân hàng nên đề tài này cần được tiếp tục nghiên cứu trên diện rộng để có thể đưa vào vận dụng trong thực tiễn.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD làm cơ sở để ngân hàng thực hiện công tác sàng lọc khách hàng, tạo thuận lợi cho việc quyết định chính sách tín dụng cho mỗi loại đối tượng khách góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, nâng cao chất lượng cơng tác tín dụng của mỗi ngân hàng; vì vậy các ngân hàng hiện rất quan tâm đến vấn đề này, đây là một thuận lợi giúp đề tài có thể tiếp tục phát triển nghiên cứu trong tương lai.

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cơ, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm. Chân thành cám ơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)