Quy trình xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31)

Quá trình tiến hành XHTD phải thực hiện nhiều công việc khác nhau theo một trình tự nhất định. Những cơng việc này có những mối liên kết và bổ sung lẫn nhau. Trình tự cơ bản của XHTD theo (Bhatia and Batra 1996, p.291) thường được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định mục đích xếp hạng

Trước hết phải xác định đối tượng xếp hạng là đối tượng nào, xếp hạng nhằm mục đích gì để lựa chọn mơ hình xếp hạng phù hợp.

Bước 2: Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng cần XHTD

Thu thập thơng tin liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá được thiết lập trong hệ thống XHTD nội bộ của đơn vị. Hầu hết các bộ cẩm nang hướng dẫn xếp hạng đều thiết kế bảng câu hỏi thu thập thông tin khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ cập nhật thơng tin qua quá trình thẩm định, qua các tài liệu khách hàng cung cấp cũng như qua các kênh thông tin đáng tin cậy khác như CIC, Internet…

Bước 3: Phân tích thơng tin

Nhập các dữ liệu đầu vào và phân tích bằng mơ hình để đưa ra kết luận về mức xếp hạng. Mơ hình này được cài đặt và chay thử theo đúng thời gian quy định của NHNN trước khi chính thức được áp dụng. Trong đó, hệ thống sử dụng đồng thời các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Đối với chỉ tiêu phi tài chính chỉ là định tính nên yêu cầu phải được sử dụng khách quan, linh hoạt và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.

Hệ thống chấm điểm sẽ tự động đưa ra kết quả về tổng số điểm đạt được, mức xếp hạng và tình trạng phân loại nợ tương ứng. Kết quả xếp hạng tín dụng tại các TCTD chỉ mang tính nội bộ và thường khơng được cơng bố rộng rãi.

Bước 4: Rút ra kết luận và đánh giá ban đầu

- Kết quả có đảm bảo tính khách quan, chính xác và đáng tin cậy khơng? - Nếu kết quả chưa chính xác thì quay lại bước 2.

Bước 5: Đưa ra đánh giá chính thức

Khi kết quả xếp hạng được chấp nhận thì các nhà phân tích sẽ đưa ra các quyết định cần thiết

1.2 Một số mơ hình xếp hạng tín dụng của một số tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế

Hiện nay, trên thế giới có 3 tổ chức xếp hạng tín dụng nổi tiếng nhất và cũng lâu đời nhất đó là Standard & Poor’s và Moody’s và Fitch. Các tổ chức xếp hạng tín dụng này đã xếp hạng cho hàng loạt các công cụ nợ được giao dịch trên thị trường công cộng cũng như tư nhân.

1.2.1 Standard & Poor's( S&P)

Xếp hạng tín dụng của S&P được cơng bố bắt đầu từ năm 1916 nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư và những người tham gia thị trường trên toàn thế giới những phân tích độc lập về rủi ro tín dụng. Chỉ số xếp hạng tín dụng thể hiện quan điểm của tổ chức này về khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện tài chính một cách đầy đủ và đúng lúc của một doanh nghiệp hay một quốc gia (S&P, 2008).

Phương pháp xếp hạng

Tại S&P, xếp hạng tín dụng là chỉ số thể hiện quan điểm về rủi ro tín dụng. Xếp hạng này dựa trên những phân tích của các chun gia có kinh nghiệm, dựa trên thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác. Ngoài phương pháp chuyên gia, S&P cũng như các tổ chức xếp hạng khác cịn kết hợp sử dụng mơ hình tốn học trong việc xây dựng và phân tích chỉ số xếp hạng của mình.

Trong quy trình xếp hạng, S&P khơng phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Các yếu tố phản ánh rủi ro kinh doanh là: đặc điểm ngành, vị thế cạnh tranh, quy mô doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ quản lý, rủi ro vốn chủ sở hữu, các yếu tố về tổ chức của doanh nghiệp (như mơ hình kinh doanh, lịch sử tái cấu trúc cơng ty,…)

Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thơng tin kế tốn, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn.

Các mức xếp hạng

Hệ thống xếp hạng của S&P bao gồm các mức đánh giá AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Trong đó, các mức xếp hạng BB, B, CCC, CC, C và D biểu thị nền kinh tế đang có tình trạng đầu cơ.

1.2.2 Moody’s

Moody’s Investor Services là công ty đánh giá thuộc tập đoàn Moody’s Corporation, được thành lập năm 1909 bởi John Moody. Moody's thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các tỷ số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody's có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt.

Mười một chỉ số theo (Moody’s, 2010) bao gồm: EBITDA/Tổng tài sản trung bình, EBITDA/Lãi vay, EBITA biên tế, (FFO + Lãi vay)/ Lãi vay, FFO/ Tổng nợ, (FFO-Cổ tức)/Tổng nợ, Tổng nợ/EBITDA, lợi nhuận hoạt động biên, Tổng nợ/ (tổng nợ + thuế hoãn lại+ lợi ích cổ đơng thiểu số + vốn cổ phần thường), CAPEX/ Khấu hao, tỷ số biến động doanh thu.

Dựa trên số liệu thống kê của Moody’s (2010) về tỷ số của các doanh nghiệp phi tài chính năm 2010 thì 6 tỷ số có mối quan hệ mạnh mẽ với các hạng mức tín dụng ngành từ Aaa đến C: (FFO+ Lãi vay)/Lãi vay, FFO/ Tổng nợ, EBITA/ Lãi vay, EBITDA biên, Tổng nợ/EBITDA, Tổng nợ/ Giá trị sổ sách của vốn.

Trong đó:

 (FFO + lãi vay)/Lãi vay, FFO/Tổng nợ và EBITDA/Lãi vay, EBITDA biên tăng một cách đều đặn với hạng mức tín nhiệm như mong đợi.

 Tổng nợ/EBITDA và Tổng nợ/Giá trị sổ sách của vốn thì giảm một cách đều đặn. Và 3 tỷ số khác có mối quan hệ gần như đồng đều với hạng mức tín nhiệm: Lợi nhuận hoạt động biên, EBITDA/Tài sản trung bình, Dịng tiền giữ lại (Retained Cash Flow)/Tổng nợ.

Chỉ có 2 tỷ số có mối quan hệ yếu với các hạng mức tín nhiệm là tỷ số biến động doanh thu và chi phí vốn/khấu hao.

Phương pháp tính điểm của Moody’s được trình bày trong Phụ lục 01.

1.2.3 Fitch

(Fitch, 2011)xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Fitch dựa trên phương pháp phân tích so sánh để đánh giá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp tương đồng. Mặt khác, phân tích độ nhạy cũng được thực hiện để đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Một nhân tố xếp hạng then chốt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà phần lớn dựa vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích định tính

- Mơi trường kinh doanh: Những rủi ro và cơ hội trong môi trường kinh doanh được Fitch khảo sát có thể tác động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kỹ thuật...

- Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng các doanh nghiệp trong bối cảnh chung của ngành mà nó hoạt động.

- Vị thế của doanh nghiệp: vị thế doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào sự đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá đối tượng khách hàng, người cung ứng, quản lý tốt các chi phí sản xuất và một vài nhân tố khác tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Về năng lực của ban quản trị: Fitch đánh giá ban quản trị thông qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong doanh nghiệp, duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường. Mặt khác, để giảm yếu tố chủ quan trong cách đánh giá, các chỉ tiêu tài chính cũng được sử dụng làm thước đo năng lực ban quản trị.

- Về chính sách kế tốn: Sử dụng những phân tích, nghiên cứu để điều chỉnh và trình bày lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để so sánh với các cơng ty khác (gồm có ngun lý kế toán, phương pháp định giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao, cách xử lý tài sản vơ hình, kế tốn ngoại bảng...).

Phân tích định lượng

Trong phân tích định lượng, Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn là việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào. Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Dịng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo rủ ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngồi. Fitch cũng nhấn mạnh vai trị của EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) - một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến địn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong q trình định giá.

Mức xếp hạng: Các mức xếp hạng tín dụng của Fitch cũng tương tự như S&P

sắp xếp từ AAA đến D. Mỗi mức xếp hạng sẽ có ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá chất lượng tín dụng.

Kết luận: Moody’s, S&P cũng như Fitch là các tổ chức tín dụng có uy tín và lâu đời tại Mỹ, các tổ chức này đều sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá một cách toàn diện nền kinh tế, môi trường ngành và doanh nghiệp.

1.3 Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới và bài học XHTD doanh nghiệp cho các TCTD tại Việt Nam thế giới và bài học XHTD doanh nghiệp cho các TCTD tại Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới

1.3.1.1 Ngân hàng tại Đức

Ngân hàng đức cụ thể là Deutsche Bundesbank sử dụng hệ thống suy luận logic mờ (fuzzy logic system) trong xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng mình. Đây là lý thuyết có khả năng mô tả giá trị đinh lượng cụ thể bằng ngữ nghĩa của các giá trị ngơn ngữ - một đại lượng mang tính chất định tính sau đó sử dụng mơ hình cấu trúc if/then để phân tích.

Theo phương pháp này, các chỉ tiêu định lượng phản ánh rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ được gán cho nhiều khả năng khác nhau (cao - trung bình - thấp; tốt - xấu,…) tùy vào nhận định của các chuyên gia về mức độ của các chỉ tiêu này. Chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp có thể gắn liền với hai khả năng: rủi ro của doanh nghiệp đang giảm xuống nhưng cũng có thể là rủi ro đang tăng lên (vì phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm,…). Do đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ được gán cho hai khả năng

là tốt và xấu. Các khả năng khác nhau của các chỉ tiêu định lượng sau đó sẽ được phân tích kết hợp với nhau theo mơ hình cấu trúc If/then. Mục tiêu của việc phân tích này là nhằm chọn ra được những chỉ tiêu định lượng phản ánh rõ ràng nhất đến rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu định lượng được chọn ra sẽ được ngân hàng điều chỉnh giá trị bằng phương pháp thích hợp và sau đó sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu định tính về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính để phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (OeNB and FMA, 2004).

1.3.1.2 XHTD DN tại Ngân hàng Chinatrust (Đài Loan)

Chinatrust là ngân hàng thương mại Đài Loan, có chi nhánh và văn phòng đại diện ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, Chinatrust đặt văn phòng đại diện duy nhất tại TP HCM. Hiện nay, tín dụng doanh nghiệp tại Chinatrust là mảng hoạt động nổi trội nhất so với huy động vốn và tín dụng cá nhân. Khách hàng khá chọn lọc, chủ yếu là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp người Hoa tập trung ở Bình Dương, khu cơng nghiệp Singapore… Chinatrust chính thức áp dụng các nguyên tắc Basel II năm 2006 – Phương pháp FIRB (Foundation Internal Ratings Based) - Hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ có giám sát, là đơn vị tiên phong áp dụng phương pháp này trong nhóm các ngân hàng nội địa tại Đài Loan Quy mô hoạt động của các khách hàng doanh nghiệp được phân chia thành 3 loại: Jumbo, MM và SME. Tỷ lệ đánh giá rủi ro của khách hàng được chia thành 14 mức hoạt động, 2 mức cảnh báo sớm và 1 giới hạn không nên cho vay. Mỗi mức sẽ gắn với một xác suất vỡ nợ (PD).

Chinatrust hiện đang sử dụng kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và có sự kết hợp với kết quả xếp hạng của các tổ chức uy tín bên ngồi như là một phần trong xếp hạng tín dụng nội bộ, theo các nguyên tắc sau:

Ưu tiên kết quả nhận được từ hệ thống xếp hạng của Chinatrust:

- Đầu tiên, tất cả các khách hàng của Chinatrust cần thiết phải được đánh giá theo hệ thống xếp hạng nội bộ với bộ chỉ tiêu ghi điểm phù hợp.

- Thứ 2, khi khơng có bộ thang điểm nào phù hợp thì được phép dùng bảng xếp hạng của các tổ chức uy tín bên ngồi và tương ứng với mức thang điểm trên hệ thống xếp hạng nội bộ.

- Thứ 3, khi khơng có bộ thang điểm nội bộ cũng như bên ngồi nào phù hợp thì có thể sửng dụng tỷ lệ xếp hạng tín dụng tham khảo hiện đang được áp dụng ở các chi nhánh khác nhau và sau đó đối chiếu với ORR (mức xếp hạng nội bộ bộ chuẩn của Chinatrust).

Ưu tiên áp dụng kết quả kết hợp của nhiều mức xếp hạng tíng dụng bên ngồi.

- Áp dụng nhiều kết quả xếp hạng trên thế giới được Chinatrust chấp nhận. - Xếp hạng quốc tế được chấp nhận là kết quả của S&P, Moody’s và Fitch. - Không được phép sử dụng kết quả của bất kỳ tổ chức bên ngoài nào khác ngồi 3 tổ chức nói trên. Trong trường hợp, nếu muốn điều chỉnh cho phù hợp với một kết quả xếp hạng bên ngồi khác thì phải được trình, giám đốc điều hành về quản trị rủi ro tại Hội sở chính sẽ duyệt theo một logic hợp lý.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về XHTD DN cho các TCTD tại Việt Nam

Qua việc tìm hiểu hệ thống XHTD của một số ngân hàng trên thế giới, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm về XHTD doanh nghiệp cho các TCTD tại Việt Nam như sau:

Một là: Xếp hạng tín dụng là cả một quy trình với nhiều bước, mỗi bước lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bắt đầu từ việc lựa chọn mơ hình, phương pháp thu thập dữ liệu sao cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp cho đến việc xử lý các dữ liệu phải được thực hiện một cách khoa học hợp lý như thế mới đánh giá chính xác được hạng tín dụng của doanh nghiệp. Nếu ngân hàng thực hiện tốt những điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng và tạo được sự công bằng cho các doanh nghiệp được xếp hạng.

Hai là: Thơng tin đầu vào là yếu tố có vai trị quyết định đến chất lượng của hệ thống XHTD. Nhưng phần lớn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam khơng được kiểm tốn, có sự sai lệch giữa số liệu thực tế và số liệu báo cáo. Vì vậy, cần chú trọng q trình thu thập thơng tin, kiểm tra tính chính xác của thơng tin.

Ba là: Hệ thống XHTD của các NHTM tại Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31)