Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 75)

2.6.1 Nguyên nhân khách quan

2.6.1.1 Khung pháp lý liên quan đến xếp hạng tín nhiệm chưa hồn thiện

Khung pháp lý liên quan đến xếp hạng tín dụng nội bộ đầu tiên là Quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN. Dựa trên quyết định 57 mà các TCTD bắt đầu tiến hành xây dựng sổ tay tín dụng và đặc biệt là hướng dẫn cụ thể về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay các chỉ tiêu đánh giá theo quyết định 57 không phản ánh hết những đánh giá về mức độ rủi ro của doanh nghiệp trước những biến động thị trường.

Một khung pháp lý rất quan trọng là sự ra đời của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493.

Tuy nhiên, theo Điều 7 của Quyết định 493 thì NHNN chỉ định hướng khuyến khích các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai hệ thống XHTD nội bộ

làm cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng chứ chưa đưa ra một hệ thống quy chuẩn hướng dẫn các NHTM về việc xây dựng hệ thống XHTD. Vì vậy, mỗi NHTM đều xây dựng một hệ thống XHTD riêng. Điều này dẫn tới việc khi một khách hàng quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng nhưng kết quả XHTD ở mỗi ngân hàng lại khác nhau, do đó được phân loại nợ khác nhau. Qua đó gây xung đột giữa các ngân hàng khi tiến hành phân loại nợ theo định tính (cùng một khách hàng, ngân hàng này phân loại nợ nhóm nợ tốt nhưng ngân hàng kia phân loại nhóm nợ xấu).

2.6.1.2 Trên thị trường chưa có nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín

Trên thị trường Việt Nam có 3 tổ chức được cho là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, đó là Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC), Cơng ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV) và Cơng ty TNHH thơng tin và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (C&R). Tuy nhiên, hiện nay chưa có CRA nào có đủ năng lực, uy tín, và danh tiếng thuyết phục các thành phần tham gia thị trường rằng phân loại của họ độc lập, khách quan và phản ánh tương đối chính xác chất lượng tín dụng của đối tượng xếp hạng.

Theo như những báo cáo của CIC và CRV thì dịch vụ mà họ cung cấp giống như là của cơ quan thơng tin tín dụng hơn là cơng ty xếp hạng tín dụng. Hai cơ quan này cung cấp thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, lịch sử hoạt động v.v, và xếp hạng của riêng họ mà họ lại không đưa ra các tiêu chuẩn để xếp hạng.

C&R có dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn chưa chính thức đưa vào hoạt động do vậy cũng chưa tìm thấy bản báo cáo xếp hạng nào.

Mặt khác, dù trên thị trường xếp hạng tín dụng Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý nào hướng dẫn, làm cơ sở để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hoạt động.

2.6.1.3 Nguồn cung cấp thơng tin cịn nhiều hạn chế

Thơng tin cịn mang tính sơ cấp, nguồn thơng tin hỗ trợ cho công tác xếp hạng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn tài liệu khách hàng cung cấp cũng như phỏng vấn trực tiếp, trong khi việc thu thập dữ liệu tin cậy khác cịn mang tính thụ động, một số thông tin về khách hàng không được cập nhật kịp thời (biến động nhân sự, tình hình hoạt động SXKD, công nợ…), chưa tham khảo nhiều các nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao hơn như phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng, tình hình thị trường hay tổ chức tín dụng khác…

Ngồi Trung tâm thơng tin tín dụng, thực tế cũng chưa có một kênh chính

thức nào, chưa có cơ sở pháp lý chặt chẽ nào cho cơ chế trao đổi thông tin giữa các TCTD với nhau, giữa TCTD với các cơ quan quản lý doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến thông tin bất cân xứng, đặc biệt khi nguồn thông tin duy nhất mà ngân hàng có được là dựa trên báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp.

Việc sử dụng các báo cáo tài chính để làm căn cứ thẩm định dự án của các tổ chức tín dụng chưa có đủ độ tin cậy. Các DN thường xây dựng 3 hệ thống sổ sách báo cáo tài chính: Một dùng để báo cáo thuế (kết quả kinh doanh thấp hơn thực tế). Một dùng để vay vốn ngân hàng (kết quả báo cáo thường hơn thực tế). Một dùng cho nội bộ (số liệu thực). Với tình trạng như vậy, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng rất khó nhận biết tình trạng thực của doanh nghiệp là như thế nào.

Hơn nữa, ở Việt Nam hệ thống tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) vẫn còn những khác biệt so với với hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) trong khi các hệ thống xếp hạng tín dụng hiện đại đều được thiết kế trên cơ sở Basel II và chuẩn IAS nên kết quả XHTD có sự thiếu chính xác nhất định

Chính nguồn thơng tin để XHTD khách hàng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng đã ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng, kết quả xếp hạng sẽ khơng phản ánh chính xác mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp.

2.6.2 Nguyên nhân chủ quan

2.6.2.1 Nhận thức về XHTD chưa cao

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được triển khai từ năm 2004 nhưng từ khi triển khai trên toàn hệ thống tới nay, nhận thức về tầm quan trọng của việc xếp hạng đối với việc lựa chọn một chính sách khách hàng phù hợp cịn chưa cao đặc biệt là các chi nhánh ở các xã, huyện, tỉnh.

Xếp hạng tín dụng chỉ mang tính hình thức, chứ chưa chú trọng đến việc sử dụng kết quả xếp hạng để phân loại khách hàng để từ đó thực hiện chính sách khách hàng, biện pháp đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng cho phù hợp như chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiền vay, chính sách dịch vụ, … để nâng cao hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động của Agribank đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả trong hoạt động phịng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng.

Thực tế cho thấy việc xếp hạng tín dụng khách hàng tại Agribank phần lớn là do cán bộ tín dụng thực hiện, như vậy kết quả xếp hạng phụ thuộc nhiều vào ý chủ

quan của cán bộ tín dụng, kết quả xếp hạng có thể khơng thực sự chính xác, khách quan.

2.6.2.2 Hệ thống cơng nghệ thơng tin đang trong q trình hồn thiện

Hệ thống IPCAS của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam đang trong q trình hồn thiện hơn nữa hệ thống xếp hạng được hỗ trợ bởi công nghệ phần mềm mới đưa vào triển khai nên không tránh khỏi những sai sót khi xếp hạng.

2.6.2.3 Trình độ cán bộ tín dụng chưa đồng đều

Việc XHTD khách hàng do cán bộ tín dụng thực hiện, ngồi các chỉ tiêu tài chính cịn có các chỉ tiêu phi tài chính là những chỉ tiêu phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá, thu thập thông tin của người xếp hạng. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của người xếp hạng sẽ quyết định chất lượng xếp hạng.

Hiện nay đội ngũ cán bộ tín dụng tại Agribank khơng đồng đều, việc luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban hay việc tuyển dụng cán bộ tín dụng mới chưa có đủ kinh nghiệm mặc dù đều được đào tạo bài bản tại các trường đại học đều ảnh hưởng đến hiệu quả của việc XHTD. Hơn nữa, do chế độ đãi ngộ chưa bằng các tổ chức tín dụng khác cho nên rất nhiều cán bộ có kinh nghiệm đã đời bỏ Agribank. Đây là tổn thất lớn làm giảm hiệu quả của việc vận hành hệ thống XHTD.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương này đề tài nghiên cứu đã giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của Agribank, đồng thời đi sâu vào thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank, từ đó so sánh với một số TCTD khác tại Việt Nam để rút ra những ưu điểm và nhược điểm của mơ hình XHTD doanh nghiệp hiện tại của Agribank. Đồng thời, tiến hành khảo sát các chi nhánh để tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hồn thiện hệ thống XHTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ở Chương 3.

CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 71 - 75)