Những tồn tại của hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 63 - 71)

2.5 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank

2.5.2 Những tồn tại của hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Qua so sánh hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank với 2 ngân hàng BIDV và Vietcombank ở phần 2.4.2 trang 43 đã cho thấy hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank đã lạc hậu, cần thay đổi.

Tác giả đã tiến hành khảo sát 150 chi nhánh trên địa bàn TPHCM và Bà Rịa – Vũng Tàu với bảng câu hỏi gồm 3 nhân tố độc lập (tính hiện đại, tính trung thực và tính hiệu quả) và 11 quan sát.

Thang đo sử dụng là thang đo likert bao gồm 5 cấp độ: từ cấp độ 1 là hồn tồn khơng đồng ý, 2 là khơng đồng ý, 3 là bình thường, 4 là đồng ý, 5 là hoàn toàn đồng ý.

Sau khi thiết kế bảng câu hỏi, chọn mẫu, tác giả tiến hành gửi 150 phiếu điều tra đến phịng tín dụng của các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu thông qua bưu điện và fax. Bảng câu hỏi khảo sát xem chi tiết tại

(Phụ lục 05)

Thu nhận phản hồi: Trong 150 phiếu phát ra thì thu về được 120 phiếu, tỷ lệ phản hồi là 80 . Trong đó 20 phiếu bị loại do khơng hợp lệ. Như vậy số lượng mẫu còn lại là 100.

Sau khi thu thập được số lượng mẫu thích hợp, tác giả sử dụng cơng cụ SPSS để phân tích dữ liệu với thang đo được mã hóa trong bảng sau:

Bảng 2.14 : Tổng hợp thang đo đƣợc mã hóa

STT

hóa Diễn giải

1 HD1 Quy trình XHTD DN thuận tiện 2 HD2 Chỉ tiêu đánh giá XHTD DN phù hợp

3 HD3 Cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên

4 HD4 Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ tốt cho hoạt động XHTD DN 5 TH1 Kết quả XHTD phản ánh đúng hạng của DN

6 TH2 Thông tin thu thập là minh bạch, tin cậy

7 TH3 Kết quả XHTD không phụ thuộc vào người đánh giá 8 HQ1 Hỗ trợ cơng tác cấp tín dụng

9 HQ2 Hỗ trợ công tác giám sát sau khi vay 10 HQ3 Hỗ trợ công tác thu hồi nợ

11 HQ4 Nên hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp HD Tính hiện đại

TH Tính trung thực HQ Tính hiệu quả

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Kết quả khảo sát thống kê mô tả như sau:

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

HD1 100 1.00 5.00 2.1100 .94168 HD2 100 1.00 5.00 2.1700 .88825 HD3 100 1.00 5.00 2.4400 0.98339 HD4 100 1.00 4.00 2.0900 .65281 TH1 100 1.00 5.00 2.2400 .65320 TH2 100 1.00 4.00 2.3500 .59246 TH3 100 1.00 4.00 2.6600 .65474 HQ1 100 2.00 5.00 4.0700 .76877 HQ2 100 1.00 4.00 2.6600 .81921 HQ3 100 2.00 4.00 2.9700 .89279 HQ4 100 2.00 5.00 3.7300 .67950 Valid N (listwise) 100

(Descriptive Statistics : Thống kê mô tả; N: Số lượng mẫu; Minimum: Giá trị nhỏ nhất, Maximum: Giá trị lớn nhất, Mean: Giá trị trung bình, Std. Deviation: Độ lệch chuẩn)

Với 5 mức thang đo từ 1 là hồn tồn khơng đồng ý đến 5 là hồn tồn đồng ý thì ta thấy yếu tố được các chi nhánh đồng ý nhiều nhất là HQ1 tức là “Hỗ trợ công tác cấp tín dụng” (giá trị trung bình là 4,07) và HQ4 tức là “ Nên hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp” (giá trị trung bình là 3,73). Yếu tố các chi nhánh ít đồng ý nhất là HD4 tức là “ Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ tốt cho hoạt động XHTD DN” (giá trị trung bình là 2,09). Các yếu tố cịn lại đều khơng được các chi nhánh đánh giá cao.

Qua khảo sát trên cho thấy hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank đang bộc lộ nhiều hạn chế ở các chỉ tiêu đánh giá, quy trình đánh giá, kết quả đánh giá và tính hiệu quả trong việc đánh giá XHTD doanh nghiệp. Ngồi ra, nó cịn một số tồn tại sau:

2.5.2.1 Đối tượng XHTD doanh nghiệp chưa đầy đủ

Đối tượng xếp hạng trong hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank chỉ bao gồm các doanh nghiệp có báo cáo tài chính từ 2 năm trở lên cịn các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có báo cáo tài chính được xếp vào nhóm không xếp hạng. Điều này là không phù hợp bởi theo Điều 7 của Quyết định 493 thì việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro phải căn cứ vào kết quả XHTD, nên dù là doanh nghiệp có báo cáo tài chính hay doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính đều phải được xếp hạng tín dụng.

2.5.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá xếp hạng chưa phù hợp

Đánh giá quy mô chưa phù hợp ở chỉ tiêu mức nộp ngân sách nhà nước

Việc chấm điểm quy mô căn cứ vào 4 chỉ tiêu: vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần, và mức nộp ngân sách nhà nước là chưa phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ở các nước phát triển thường sử dụng các chỉ tiêu như quy mô tổng tài sản, quy mô doanh thu, giá trị thị trường tổng tài sản và giá trị thị trường vốn chủ sở hữu để đánh giá quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với Việt Nam, do thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh, các quy định về chế độ kế tốn và báo cáo thống kê cịn nhiều bất cập nên 4 chỉ tiêu mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sử dụng để đánh giá quy mơ doanh nghiệp thì chỉ có chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước là khơng cịn phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay. Bởi hiện có nhiều doanh nghiệp có quy mơ lớn nhưng lại đang lâm vào tình trạng khó khăn trong nộp thuế, và có những doanh nghiệp được ưu đãi thuế.

Chưa đưa bước xác định loại hình doanh nghiệp trong quy trình XHTD DN

Mặc dù hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank có phân chia doanh nghiệp thành 3 loại hình doanh nghiệp nhưng bước này lại khơng được đưa vào quy trình xếp hạng. Điều này làm cho quy trình xếp hạng khơng được thống nhất, khi tiến hành xếp hạng cán bộ tín dụng đơi khi chủ quan phân loại doanh nghiệp khơng chính xác kéo theo kết quả xếp hạng cũng không đúng.

Một số chỉ tiêu tài chính khơng phù hợp

 Khả năng thanh toán: Thiếu chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời

Sử dụng hai chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh trong đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều có nội dung tương tự nhau, vì khả năng thanh tốn nhanh chỉ đơn thuần là khả năng thanh toán hiện hành đã loại trừ bớt hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động. Như vậy, khi đánh giá khả năng thanh tốn đã thiếu đi một chỉ tiêu quan trọng đó là khả năng thanh tốn tức thời. Đây là chỉ tiêu thể hiện lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán tức thời của doanh nghiệp.

 Chỉ tiêu hoạt động:

- Thiếu chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động

Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên, cụ thể hơn đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa ngun liệu thơ thành thành phẩm ra thị trường. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khi đánh giá chỉ tiêu hoạt động đã bỏ qua chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu cho biết sự luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp đồng thời đây cũng là căn cứ để xác định hạn mức tín dụng cấp cho doanh nghiệp.

- Thay đổi chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân bằng chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu Đơn vị tính của chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân là ngày trong khi của các chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ tiêu hoạt động đều là vịng quay. Vì vậy, để thuận tiện trong việc đánh giá chỉ tiêu hoạt động nên thay thế chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân bằng chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu.

 Chỉ tiêu đòn cân nợ:

- Cần thay thế chỉ tiêu nợ phải trả/ tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Khi xem xét chỉ tiêu địn cân nợ có chỉ tiêu nợ phải trả/tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Như vậy chỉ tiêu này đã bao hàm cả chỉ tiêu nợ phải trả/ tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Đây cũng là chỉ tiêu được S&P sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hơn nữa, chỉ tiêu địn cân nợ chưa phân biệt được tín dụng trung, dài hạn và tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Vì vậy, cần thay thế chỉ tiêu nợ phải trả/ tổng nguồn vốn chủ sở hữu bằng một chỉ tiêu qua đó biết được cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn của doanh nghiệp.

- Cần loại chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ ra khỏi nhóm chỉ tiêu địn cân nợ

Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng được xếp vào nhóm chỉ tiêu địn cân nợ trong bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính là khơng phản ánh chính xác sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này nên được chuyển sang nhóm các chỉ tiêu phi tài chính.

 Chỉ tiêu thu nhập: - Thiếu chỉ tiêu ROA, ROE

Đánh giá chỉ tiêu thu nhập sử dụng lợi nhuận trước thuế khơng phản ánh được hết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi đánh giá tình hình tài chính nên sử dụng lợi nhuận sau thuế bởi đây là chỉ tiêu phản ánh thu nhập thực tế của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Đánh giá chỉ tiêu thu nhập có 2 chỉ tiêu quan trọng là ROA và ROE lại không được đề cập trong hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank. Đây là 2 chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi thực sự của tài sản và vốn chủ sở hữu, đồng thời nó cũng giúp đánh giá được địn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Vì vậy, nên thay thế chỉ tiêu thu nhập trước thuế trên tổng tài sản và thu nhập trước thuế trên tổng nguồn vốn bằng chỉ tiêu ROA, ROE. Đồng thời chỉ tiêu thu nhập trước thuế trên doanh thu thuần cũng cần thay thế.

- Thiếu chỉ tiêu khả năng đảm bảo lãi vay

Đánh giá chỉ tiêu thu nhập cần bổ sung thêm tỷ lệ bảo đảm lãi vay hay khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Hệ số này giúp đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay khơng thông qua đánh giá kết cấu lợi nhuận cho Trái chủ (người cho vay), chính phủ (thuế) và Cổ đơng. Từ đó đánh giá xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã là tối ưu cần duy trì.

Chỉ tiêu phi tài chính chưa đánh giá được đầy đủ rủi ro xảy ra với doanh nghiệp

Chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá thơng qua 5 nhóm, tuy nhiên các yếu tố trong mỗi nhóm mới chỉ đưa ra cái nhìn tổng qt về doanh nghiệp chứ chưa phản ảnh thật sát với khả năng xảy ra nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp.

 Khả năng trả nợ theo lưu chuyển tiền tệ

Đây là chỉ tiêu phi tài chính vì vậy một số chỉ tiêu nhỏ trong tiêu chí này như hệ số khả năng trả nợ gốc, lãi nên được thay thế, và chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền / vốn chủ sở hữu nên được xem xét trong phần chấm điểm tài chính.

 Tiêu chí đánh giá năng lực và kinh nghiệm quản lý

Tiêu chí này mới chỉ đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá sơ bộ như kinh nghiệm, thành tựu của ban quản lý, môi trường kiểm soát nội bộ, chưa đưa ra được những chỉ tiêu khác như lý lịch tư pháp, bằng cấp, tầm nhìn của nhà quản lý,….

Chỉ tiêu tính khả thi của phương án kinh doanh đưa vào tiêu chí này là khơng hợp lý.

 Tiêu chí đánh giá tình hình và uy tín giao dịch với Ngân hàng

Tiêu chí này mới chỉ đưa ra một số chỉ tiêu về tình hình trả nợ, nợ quá hạn, số lượng giao dịch, số dư tiền gửi mà chưa xem xét tới các chỉ tiêu khác như tình hình cung cấp thơng tin, tình hình nợ quá hạn tại các TCTD khác…

 Tiêu chí đánh giá mơi trường kinh doanh:

Tiêu chí này mới đưa ra được một số chỉ tiêu về triển vọng ngành, vị thế, đối thủ cạnh tranh mà chưa đưa ra được các chỉ tiêu ảnh hưởng đến đầu vào, đầu ra, chính sách ưu đãi của nhà nước,….

 Tiêu chí đánh giá các đặc điểm hoạt động khác:

Tiêu chỉ này mới đưa ra một số chỉ tiêu về sự phụ thuộc vào các đối tác, vị thế cơng ty, tính đa dạng hóa mà chưa xem xét tới các yếu tố hoạt động khác như phạm vi doanh nghiệp, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, uy tín thương hiệu…

2.5.2.3 Mơ hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp chưa tính tới yếu tố định lượng về nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của đề tài thì mơ hình xếp hạng tín dụng hiện có là mơ hình chỉ số Z của Altman và mơ hình ước lượng tổn thất tín dụng theo Basel II. Tuy

nhiên, ở Việt Nam để tính tốn được tổn thất tín dụng theo Basel II cần phải có rất nhiều thời gian nghiên cứu thử nghiệm.

Vì vậy, theo đề tài nghiên cứu nên bổ sung mơ hình chỉ số Z của Altman để lượng hóa nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp trong quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

2.5.2.4 Hệ thống XHTD doanh nghiệp chưa cập nhật những biến động của khách hàng

Hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank chỉ quy định 6 tháng cán bộ tín dụng đánh giá lại khách hàng một lần rồi căn cứ vào đó để xếp hạng mới cho khách hàng và tiến hành biện pháp giám sát sau khi vay. Điều này là không phù hợp với thực tế vì hoạt động của doanh nghiệp là một hoạt động mang tính chất động, thường xuyên biến đổi trong khi hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank lại chỉ xem xét kết quả xếp hạng ban đầu và định kỳ 6 tháng một cịn trong suốt q trình cho vay những thay đổi, biến động của doanh nghiệp không được cập nhật trên hệ thống.

Thực tế có những doanh nghiệp khi mới đặt quan hệ tín dụng tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của họ rất tốt và kết quả xếp hạng khi đó của họ là A tương đương với nợ nhóm 1. Tuy nhiên, sau hơn 6 tháng quan hệ tín dụng do ngun nhân nào đó mà tình hình tài chính của họ xấu đi khi đó doanh nghiệp này chuyển sang nợ nhóm 2 nhưng trên hệ thống xếp hạng vẫn thể hiện là nợ nhóm 1. Qua đó cho thấy hệ thống xếp hạng tín dụng đã đánh giá khách hàng chưa sát với thực tế kinh doanh, chưa phát huy được hết tính hiệu quả trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

Theo số liệu thống kê tới ngày 31/12/2011 và 31/12/2012 thì tỷ lệ dư nợ chuyển từ kết quả xếp hạng tốt qua nhóm nợ xấu hơn như sau

Bảng 2.15: Tỷ lệ dƣ nợ chuyển từ kết quả xếp hạng tốt sang nhóm nợ xấu hơn năm 2011-2012

ĐVT:

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

AAA, AA, A ->Nhóm 2 2.0% 5.4%

(AAA, AA, A),(BBB, BB, B) ->Nhóm 3 3.6% 2.9% (AAA, AA, A),(BBB, BB, B) ->Nhóm 4 5.2% 5.3% (AAA, AA, A),(BBB, BB, B) ->Nhóm 5 16.0% 18.1%

Nguồn: (Agribank, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ dƣ nợ chuyển từ kết quả xếp hạng tốt sang nhóm nợ xấu hơn năm 2011-2012

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ khách hàng sau khi xếp hạng chuyển sang nhóm nợ cao hơn trong năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011, đặc biệt là nợ nhóm 2 và nhóm 5. Tỷ lệ khách hàng chuyển từ mức xếp hạng (AAA, AA, A), (BBB, BB, B)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 63 - 71)