Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 35)

thế giới và bài học XHTD doanh nghiệp cho các TCTD tại Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới

1.3.1.1 Ngân hàng tại Đức

Ngân hàng đức cụ thể là Deutsche Bundesbank sử dụng hệ thống suy luận logic mờ (fuzzy logic system) trong xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng mình. Đây là lý thuyết có khả năng mơ tả giá trị đinh lượng cụ thể bằng ngữ nghĩa của các giá trị ngơn ngữ - một đại lượng mang tính chất định tính sau đó sử dụng mơ hình cấu trúc if/then để phân tích.

Theo phương pháp này, các chỉ tiêu định lượng phản ánh rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ được gán cho nhiều khả năng khác nhau (cao - trung bình - thấp; tốt - xấu,…) tùy vào nhận định của các chuyên gia về mức độ của các chỉ tiêu này. Chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp có thể gắn liền với hai khả năng: rủi ro của doanh nghiệp đang giảm xuống nhưng cũng có thể là rủi ro đang tăng lên (vì phụ thuộc vào chu kỳ sống của sản phẩm,…). Do đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ được gán cho hai khả năng

là tốt và xấu. Các khả năng khác nhau của các chỉ tiêu định lượng sau đó sẽ được phân tích kết hợp với nhau theo mơ hình cấu trúc If/then. Mục tiêu của việc phân tích này là nhằm chọn ra được những chỉ tiêu định lượng phản ánh rõ ràng nhất đến rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu định lượng được chọn ra sẽ được ngân hàng điều chỉnh giá trị bằng phương pháp thích hợp và sau đó sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu định tính về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính để phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (OeNB and FMA, 2004).

1.3.1.2 XHTD DN tại Ngân hàng Chinatrust (Đài Loan)

Chinatrust là ngân hàng thương mại Đài Loan, có chi nhánh và văn phòng đại diện ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, Chinatrust đặt văn phòng đại diện duy nhất tại TP HCM. Hiện nay, tín dụng doanh nghiệp tại Chinatrust là mảng hoạt động nổi trội nhất so với huy động vốn và tín dụng cá nhân. Khách hàng khá chọn lọc, chủ yếu là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp người Hoa tập trung ở Bình Dương, khu cơng nghiệp Singapore… Chinatrust chính thức áp dụng các nguyên tắc Basel II năm 2006 – Phương pháp FIRB (Foundation Internal Ratings Based) - Hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ có giám sát, là đơn vị tiên phong áp dụng phương pháp này trong nhóm các ngân hàng nội địa tại Đài Loan Quy mô hoạt động của các khách hàng doanh nghiệp được phân chia thành 3 loại: Jumbo, MM và SME. Tỷ lệ đánh giá rủi ro của khách hàng được chia thành 14 mức hoạt động, 2 mức cảnh báo sớm và 1 giới hạn không nên cho vay. Mỗi mức sẽ gắn với một xác suất vỡ nợ (PD).

Chinatrust hiện đang sử dụng kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và có sự kết hợp với kết quả xếp hạng của các tổ chức uy tín bên ngồi như là một phần trong xếp hạng tín dụng nội bộ, theo các nguyên tắc sau:

Ưu tiên kết quả nhận được từ hệ thống xếp hạng của Chinatrust:

- Đầu tiên, tất cả các khách hàng của Chinatrust cần thiết phải được đánh giá theo hệ thống xếp hạng nội bộ với bộ chỉ tiêu ghi điểm phù hợp.

- Thứ 2, khi khơng có bộ thang điểm nào phù hợp thì được phép dùng bảng xếp hạng của các tổ chức uy tín bên ngồi và tương ứng với mức thang điểm trên hệ thống xếp hạng nội bộ.

- Thứ 3, khi khơng có bộ thang điểm nội bộ cũng như bên ngồi nào phù hợp thì có thể sửng dụng tỷ lệ xếp hạng tín dụng tham khảo hiện đang được áp dụng ở các chi nhánh khác nhau và sau đó đối chiếu với ORR (mức xếp hạng nội bộ bộ chuẩn của Chinatrust).

Ưu tiên áp dụng kết quả kết hợp của nhiều mức xếp hạng tíng dụng bên ngồi.

- Áp dụng nhiều kết quả xếp hạng trên thế giới được Chinatrust chấp nhận. - Xếp hạng quốc tế được chấp nhận là kết quả của S&P, Moody’s và Fitch. - Không được phép sử dụng kết quả của bất kỳ tổ chức bên ngoài nào khác ngoài 3 tổ chức nói trên. Trong trường hợp, nếu muốn điều chỉnh cho phù hợp với một kết quả xếp hạng bên ngồi khác thì phải được trình, giám đốc điều hành về quản trị rủi ro tại Hội sở chính sẽ duyệt theo một logic hợp lý.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về XHTD DN cho các TCTD tại Việt Nam

Qua việc tìm hiểu hệ thống XHTD của một số ngân hàng trên thế giới, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm về XHTD doanh nghiệp cho các TCTD tại Việt Nam như sau:

Một là: Xếp hạng tín dụng là cả một quy trình với nhiều bước, mỗi bước lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bắt đầu từ việc lựa chọn mơ hình, phương pháp thu thập dữ liệu sao cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp cho đến việc xử lý các dữ liệu phải được thực hiện một cách khoa học hợp lý như thế mới đánh giá chính xác được hạng tín dụng của doanh nghiệp. Nếu ngân hàng thực hiện tốt những điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng và tạo được sự công bằng cho các doanh nghiệp được xếp hạng.

Hai là: Thơng tin đầu vào là yếu tố có vai trị quyết định đến chất lượng của hệ thống XHTD. Nhưng phần lớn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam khơng được kiểm tốn, có sự sai lệch giữa số liệu thực tế và số liệu báo cáo. Vì vậy, cần chú trọng q trình thu thập thơng tin, kiểm tra tính chính xác của thơng tin.

Ba là: Hệ thống XHTD của các NHTM tại Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa theo phương pháp chuyên gia. Tuy nhiên đội ngũ chuyên gia về XHTD nội bộ ở Việt Nam cịn yếu. Vì vậy, để hồn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp cho các TCTD tại Việt Nam cần phải chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ làm cơng tác xếp hạng, không chỉ chuyên sâu về nghiệp vụ mà có khả năng ứng dụng các mơ hình tốn học trong phân tích.

Bốn là: Hệ thống XHTD doanh nghiệp của các TCTD tại Việt Nam nên tiến sát gần chuần Basel II. Việc xếp hạng phải căn cứ trên số liệu thống kế lịch sử của ngân hàng để tính tốn PD, LGD, EAD. Đồng thời, kết hợp với ý kiến của các chuyên gia mới hạn chế được rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về XHTD bao gồm: khái niệm XHTD, sự ra đời của XHTD, mục đích XHTD, đối tượng, vai trị của XHTD, ngun tắc, quy trình XHTD, phương pháp xếp hạng, nhân tố ảnh hưởng tới XHTD, mơ hình XHTD. Luận văn cũng đã giới thiệu kinh nghiệm XHTD của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm áp dụng cho các TCTD tại Việt Nam. Những nội dung lý luận về XHTD này sẽ là cơ sở lý thuyết để vận dụng vào việc phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank ở chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về Agribank

2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng( nay là Chính phủ), trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và hoạt động vơi hình thức ngân hàng chuyên doanh.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn, là một pháp nhân, hạch tốn kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách dụng về hoạt động của mình trước pháp luật.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (viết tắt là Agribank). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhận được sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên.

Năm 2002, Agribank tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 Agribank là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc Agribank là thành viên chính thức ban điều hành của APRACA và CICA. Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tình

hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90 nợ tồn động. Mơ hình tổ chức từng bước được hồn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn.

Năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong nước v.v…

Ngày 30/01/2011 theo Quyết định số 214/QĐ-NHNN, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tên gọi của Agribank vẫn được giữ nguyên như cũ, chỉ thay đổi hình thức pháp lý là Cơng ty TNHH Một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Ngày 26/2/2012 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam đã chính thức đổi tên thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

2.1.2 Mạng lƣới hoạt động

Khi mới thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam kế thừa và tiếp nhận 500 Chi nhánh ngân hàng khu vực, tỉnh, thành phố và huyện thị; gần 200 phòng giao dịch, hợp 7000 đại lý làm ủy dụng tiết kiệm ở nông thôn gắn với các xã phường. Đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới mạng lưới hoạt động của Agribank đã phủ khắp cả nước với 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nước và Chi nhánh nước ngồi tại Campuchia, có quan hệ ngân hàng đại lý với 1065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank

2.2.1 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank từ năm 2008-2012 ( ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 400,485 480,937 534,987 559,007 617,859 Tổng vốn chủ sở hữu 17,613 19,254 27,844 36,709 49,316 Tổng nguồn vốn huy động 363,001 434,331 474,941 482,792 540,378 Tổng dư nợ 294,697 354,112 414,775 443,476 480,453 Tổng dư nợ/ Tổng tài sản 81% 82% 87% 92% 89%

Thu nhập lãi thuần 14,441 11,489 16,859 25,640 29,684 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 19,540 17,128 22,104 30,916 26,310 Chi phí dự phịng rủi ro 7,410 4,891 7,548 10,743 10,945 Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh 12,130 12,237 14,556 20,173 15,365 Chi phí hoạt động kinh doanh 9,341 9,442 12,338 15,184 11,619 Lợi nhuận trước thuế 2,789 2,795 2,218 4,989 3,746

Chi phí thuế 660 964 917 1,101 990

Lợi nhuận sau thuế 2,129 1,831 1,301 3,888 2,756

ROA (%) 0.5 0.4 0.2 0.7 0.4

ROE (%) 12.1 9.5 4.7 10.6 5.6

CAR (%) 7.90 4.69 6.40 8 9.49

Nguồn: Agribank (2008, 2009, 2010, 2011,2012)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng tài sản của Agribank từ năm 2008 đến 2012 tăng đều đặn với tốc độ tăng trung bình là 12 .

Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động, dư nợ và lợi nhuận được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tăng tƣởng nguồn vốn, dƣ nợ, lợi nhuận 2009-2012

(ĐVT: %) -50% 0% 50% 100% 150% 200% 250% 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận

Nhìn biểu đồ ta thấy từ năm 2009 đến 2012 tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ tương đối đồng đều. Chỉ có lợi nhuận năm 2011 cao đột biến.

Nguồn vốn huy động từ năm 2008-2012 tăng trưởng theo hướng ổn định, trong đó tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng tương đối cao. Năm 2012, vốn huy động từ các tổ chức và dân cư của Agribank đạt 540. 378 tỷ đồng, tăng 57.586 tỷ (tương đương tăng 12%) so với cuối năm 2011, đạt kế hoạch đề ra năm 2012 (tăng từ 10%- 12 ) đặc biệt tiền gửi dân cư tăng 28,8 .

Tuy nhiên, huy động vốn chưa gắn với sử dụng vốn, tỷ lệ dư nợ/ nguồn vốn luôn ở mức cao gây khó khăn cho cân đối vốn và thanh khoản. Đặc biệt năm 2011 tỷ lệ này là 92 làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, khả năng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp nơng thơn, kích cầu, ... nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổm định nền kinh tế vĩ mô.

Lợi nhuận sau thuế năm 2009, 2010 giảm so với năm trước. Đến năm 2011 tăng là do nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng. Thu nhập ngồi hoạt động tín dụng năm 2011đạt 2.089 tỷ đồng tăng 29 so với năm 2010 chủ yếu từ dịch vụ thanh toán trong nước (đạt 775 tỷ đồng, chiếm 37 ), hoạt động kinh doanh ngoại hối (đạt 640 tỷ đồng, chiếm 30,6 ), hoạt động thanh toán quốc tế (đạt 270 tỷ đồng, chiếm 13 ). Năm 2012 lợi nhuận giảm do trong năm lãi suất cho vay liên tục giảm làm cho nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm, hơn nữa tình hình kinh tế khó khăn nên hoạt động thanh tốn của các doanh nghiệp cầm chừng, vì vậy nguồn thu ngồi tín dụng cũng giảm thêm vào đó chi phí trích lập dự phịng rủi ro tăng lên nên làm cho lợi nhuận 2012 giảm.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ năm 2008 đến 2010 tương đối thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 2011 tỷ lệ này là 8 , năm 2012 là 9,49 tăng so với 2011 là 1,49 đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đặt ra là 9 .

2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng 2.2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng 2.2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng Bảng 2.2: Tình hình dƣ nợ tín dụng của Agribank từ 2008-2012 ( ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 294,697 354,112 414,775 449,894 480,453 Nợ xấu 7,898 9,207 15,554 27,446 27,866 Tỷ lệ nợ xấu ( ) 2.68 2.6 3.75 6.1 5.8 Nguồn: Agribank (2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ và nợ xấu của Agribank từ năm 2008-2012

(ĐVT : Tỷ đồng) - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ Nợxấu

Nhìn biều đồ ta thấy tổng dư nợ qua các năm có xu hướng tăng lên đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 35)