Chấm điểm quy mô XHTD doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 77 - 82)

Điểm Quy mô

Từ 22-32 điểm Lớn

Từ 12-21 điểm Vừa

Từ dưới 11 điểm Nhỏ

Nguồn: Đề xuất của đề tài nghiên cứu

Bổ sung bước xác định loại hình sở hữu doanh nghiệp vào quy trình xếp hạng.

Loại hình sở hữu doanh nghiệp vẫn xác định như mơ hình XHTD doanh nghiệp cũ bao gồm: DNNN, DN ngồi quốc doanh trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN): bao gồm doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước; doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài theo quy định của pháp luật (DN Nước ngoài)

Doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác (DN khác): bao gồm các doanh nghiệp không thuộc hai loại hình doanh nghiệp nêu trên.

Sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu tại Bước 4: Chấm điểm chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp Mức điểm Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) Lao động (ngƣời)

Doanh thu thuần (tỷ đồng)

Tổng tài sản (tỷ đồng)

8 Trên 100 Trên 500 Trên 250 Trên 250

7 Từ 70 – 100 Từ 425- 500 Từ 210 – 250 Từ 215 – 250 6 Từ 50 – 70 Từ 350 – 425 Từ 170 – 210 Từ 180 – 215 5 Từ 40 – 50 Từ 275 – 350 Từ 130 – 170 Từ 140 – 180 4 Từ 30 – 40 Từ 200 – 275 Từ 90 – 130 Từ 105 – 140 3 Từ 20 – 30 Từ 125 – 200 Từ 50 – 90 Từ 65 – 105 2 Từ 10 – 20 Từ 50 – 125 Từ 10 – 50 Từ 30 – 65

1 Dưới 10 Dưới 50 Dưới 10 Dưới 30

Do những hạn chế của mơ hình hiện nay (đã trình bày trong phần tồn tại), đề tài nghiên cứu đề xuất sửa đổi một số chỉ tiêu đánh giá, chấm điểm tài chính của các doanh nghiệp.

Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, sử dụng các bảng 06.1, 06.2, 06.3, 06.4 (Phụ lục 06) để chấm điểm tài chính.

Nguyên tắc cho điểm từng chỉ tiêu là chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo trị số đó, nếu chỉ số thực tế nằm giữa hai trị số thì lấy loại thấp hơn thay vì lấy loại cao hơn theo mơ hình cũ.

Các chỉ tiêu tài chính bao gồm:

Chỉ tiêu thanh khoản: Bổ sung chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời

Nguồn thanh khoản tốt nhất là tiền và các khoản tương đương tiền. S&P cũng đã từng lưu ý đến những cơng ty duy trì lượng tiền mặt cao để chống lại các cuộc khủng hoảng thanh khoản tiềm tàng.

Hơn nữa khi xem xét tới chỉ tiêu thanh khoản, doanh nghiệp có thể có hệ số thanh khoản hiện hành, thanh khoản nhanh tốt thì chưa chắc khả năng thanh khoản của doanh nghiệp đã tốt vì có thể tiền của doanh nghiệp đang đọng trong khâu dự trữ hoặc lưu thơng, và rất có thể doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn do khơng thu hồi được cơng nọ từ khách hàng. Như vậy khi xem xét đến chỉ tiêu thanh khoản phải tính tới chỉ tiêu thanh khoản tức thời

Khả năng thanh toán tức thời =

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán dễ bán của DN. Thực tế cho thấy, hệ số này 0,5 thì tình hình thanh tốn tương đối khả quan cịn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh tốn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình khơng tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng.

Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động : Bổ sung chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động

Vốn lưu động là chỉ số liên quan mật thiết đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xun, hay nói một cách khác vốn lưu động là biểu hiện

Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.Thay đổi vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền của doanh nghiệp.Vì vậy khi xem xét tới chỉ tiêu hoạt động bổ sung thêm chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động.

- Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động =

Doanh thu thuần

(TS Lưu động Đầu tư ngắn hạn)bình quân

Cho biết cứ bình quân sử dụng một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiều đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

- Vòng quay các khoản phải thu: Thay đổi chỉ tiêu kỳ thu tiền bình qn thành chỉ tiêu vịng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân Cho biết tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. Hệ số này là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu về đòn cân nợ : Bổ sung chỉ tiêu nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu đồng thời bỏ bớt chỉ tiêu nợ phải trả/ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ quá hạn/ tổng dư nợ ngân hàng.

Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu =

Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết cứ sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu thì tương ứng sẽ có bao nhiêu đồng nợ dài hạn. Hệ số này quá lớn thì rủi ro tài chính sẽ cao. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà cơng ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).Ví dụ, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp nặng thì phải phân biệt tín dụng trung, dài hạn và tín dụng ngắn hạn. Mặc dù hệ số nợ của doanh nghiệp có thể thấp nhưng tỷ trọng nợ dài hạn cao so với vốn chủ sở hữu thì đó là một bất cập trong cơ cấu

nguồn và sử dụng nguồn. Điều này cho thấy có hai khả năng: một là doanh nghiệp đã dùng vốn ngắn hạn (lưu động) đầu tư vào tài sản cố định, trong trường hợp tài sản cố định lớn hơn vốn chủ sở hữu và vốn vay trung dài hạn. Hai là, vốn lưu động đã không được sử dụng hiệu quả vì thừa vốn lưu động, thực tế doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơng nghiệp nặng thì tỷ trọng vốn lưu động rất thấp so với vốn trung và dài hạn. Khi tính chung hệ số nợ/tổng tài sản thì tình hình tài chính doanh nghiệp đó rất tốt nhưng nếu tính về khả năng thanh tốn thì lại có vấn đề

 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời : thay thế lợi nhuận trước thuế bằng lợi nhuận

sau thuế khi tính các chỉ tiêu khả năng sinh lời.

- Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần

Lãi gộp có ý nghĩa rất lớn, bởi đây chính là phần lợi nhuận đầu tiên sau khi trừ đi chi phí cơ bản tạo nên hàng hố. Lãi gộp càng lớn, doanh nghiệp có giá vốn càng nhỏ, cho thấy doanh nghiệp hoặc có nguồn cung cấp tốt, hoặc có biện pháp kiểm sốt chi phí hiệu quả.

Lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần =

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm sốt chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/

Doanh thu thuần =

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ x100%

Doanh thu thuần

(Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ- chi phí bán hàng – chi phí quản

lý doanh nghiệp) x100% Doanh thu thuần

Hệ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động kinh doanh qua đó cho biết việc quản lý chi phí của doanh nghiệp có tốt hay khơng.

Đánh giá hiệu quả qua lợi nhuận hoạt động cũng chính xác hơn lợi nhuận ròng, do khơng bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế hay các khoản thu nhập khác nằm ngồi lĩnh vực chính. Vì vậy, tỉ suất lợi nhuận hoạt động cao cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng với ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình.

- Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu( ROE)

ROE =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là cơng ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

- Suất sinh lợi của tài sản ( ROA)

ROA =

Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Cịn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng trả lãi =

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên cơng ty, thậm chí dẫn tới phá sản cơng ty. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp.

Lợi nhuận sau thuế x 100% Tổng tài sản bình qn

(Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay) x100% Chi phí lãi vay

Hệ số này giúp đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay không thông qua đánh giá kết cấu lợi nhuận cho Trái chủ (người cho vay), chính phủ (thuế) và Cổ đơng. Từ đó đánh giá xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã là tối ưu cần duy trì.

Sửa đổi một số chỉ tiêu tại Bước 5: Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính

Theo những tồn tại của chỉ tiêu phi tài chính đã trình bày trong phần 2.5.2.2 trang 52. Tác giả đề xuất bổ sung thêm một số chỉ tiêu tài chính cũng theo 5 tiêu chí và 41 chỉ tiêu như sau:

- Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ (3 chỉ tiêu) - Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ (9 chỉ tiêu) - Quan hệ với ngân hàng (11 chỉ tiêu)

- Các nhân tố bên ngoài (7 chỉ tiêu)

- Các đặc điểm hoạt động khác (11 chỉ tiêu)

Mỗi chỉ tiêu trên có năm khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng với 5 mức điểm : 100, 80, 60, 40, 20. ( Điểm ban đầu) nhƣ trình bày trong bảng 06.5 (Phụ lục 06).

Điểm trọng số là tích giữa điểm ban đầu với trọng số tương ứng ở bảng sau. Điểm phi tài chính là tổng cộng điểm phi tài chính của từng tiêu chí. Tổng điểm tối đa đạt được đã quy đổi theo trọng số của các tiêu chí phi tài chính trong chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại bước này phải là 100 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 77 - 82)