Tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 43 - 49)

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank

2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng

2.2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng Bảng 2.2: Tình hình dƣ nợ tín dụng của Agribank từ 2008-2012 ( ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 294,697 354,112 414,775 449,894 480,453 Nợ xấu 7,898 9,207 15,554 27,446 27,866 Tỷ lệ nợ xấu ( ) 2.68 2.6 3.75 6.1 5.8 Nguồn: Agribank (2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ và nợ xấu của Agribank từ năm 2008-2012

(ĐVT : Tỷ đồng) - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ Nợxấu

Nhìn biều đồ ta thấy tổng dư nợ qua các năm có xu hướng tăng lên đồng thời nợ xấu từ năm 2008 đến 2012 cũng có xu hướng tăng. Tính đến ngày 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy đổi VND) của Agribank đạt 480.453 tỷ đồng, tăng 36.977 tỷ đồng (tương đương tăng 8,3%) so với cuối năm 2011, đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ từ 8% - 10 đề ra năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 320.075 tỷ đồng, tăng 37.082 tỷ đồng ( tương đương tăng 13,1%) so với cuối năm 2011, chiếm tỷ lệ gần 70% tổng dư nợ cho vay, cao hơn mức tăng dư nợ bình quân.

Nợ xấu có xu hướng tăng lên từ 2008-2012. Tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu so với dư nợ năm 2012 giảm so với năm 2011 do tỷ lệ tăng dư nợ năm 2012 lớn hơn 5 so với tỷ lệ tăng nợ xấu.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ và nợ xấu từ 2009-2012

(ĐVT: %) 20% 17% 8% 7% 17% 69% 76% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ Tỷ lệ tăng nợ xấu

Nhìn biểu đồ ta thấy tỷ lệ tăng dư nợ năm 2009 và 2012 cao hơn tỷ lệ tăng nợ xấu và khoảng cách chênh lệch giữa hai tỷ lệ này rất nhỏ trong khi năm 2010 và 2011 tỷ lệ tăng nợ xấu vượt quá xa so với tỷ lệ tăng dư nợ. Cụ thể về tình hình tín dụng năm 2011 -2012 được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng năm 2011-2012 (ĐVT: Tỷ đồng, %) (ĐVT: Tỷ đồng, %) STT Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ lệ (%) Năm 2012 Tỷ lệ (%) Tăng/ Giảm so với năm 2011 %Tăng / Giảm so với năm 2011 1 Tổng dƣ nợ nội bảng 449,894 480,453 30,559 6.8 Nợ nhóm 1 359,374 79.88 371,633 77.35 12,259 3.4 Nợ nhóm 2 63,074 14.02 80,954 16.85 17,880 28.3 Nợ xấu (Nhóm 3,4,5) 27,446 6.10 27,866 5.80 420 1.5 Trong đó: Nợ nhóm 3 4,926 1.09 4,975 1.04 49 1.0 Nợ nhóm 4 7,714 1.71 6,977 1.45 737 -9.6 Nợ nhóm 5 14,806 3.29 15,914 3.31 1,108 7.5

2 Phân theo thành phần kinh

tế

Dư nợ cho vay doanh nghiệp 433,321 90.19 458,064 95.34 24,743 5.7

Cho vay các DN quốc doanh 428,564 89.2 432,888 90.1 4,324 1.0

Cho vay các DN ngoài quốc

doanh 4,756 0.99 25,176 5.2 20,419 429.3

Dư nợ bán lẻ 47,132 9.8 22,389 4.66 24,743 -52.5

3 Phân theo kỳ hạn nợ

Dư nợ ngắn hạn 295,007 66% 378,197 79% 83,190 28.2

Dư nợ trung, dài hạn 154,887 34% 102,256 21% 52,631 -34.0

4 Trích lập DPRR 10,734 10,954 220 2.0

Dự phòng cụ thể 10,614 10,654 40 0.4

Dự phòng chung 120 300 180 150.0

Nguồn: Agribank (2011, 2012) Chất lượng tín dụng:

Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2012 là 480.453 tỷ đồng, tăng 30.559 tỷ đồng tương đương với 6,8 so với năm 2011, trong đó:

- Dư nợ nhóm 2 là 80.954 tỷ đồng, tỷ lệ nợ nhóm 2 chiế5m 16,8 tổng dư nợ, tăng 28,3 so với năm 2011.

- Nợ xấu: 27.866 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm 5,8 / tổng dư nợ, tăng 1,5% so với năm 2011. Nợ xấu được phân theo các nhóm nợ sau:

Nợ nhóm 3: 4.975 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,04 / tổng dư nợ Nợ nhóm 4: 6.977 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,45 / tổng dư nợ Nợ nhóm 5: 15.914 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,31 / tổng dư nợ

Kết quả phân loại nợ trên là có sự kết hợp của phân loại nợ theo Quyết định 493 và hệ thống xếp hạng tín dụng hiện tại. Cụ thể tính tới cuối năm 2011, 2012 như sau:

Bảng 2.4: Phân loại nợ theo QĐ 493 và HTXH năm 2011-2012

(ĐVT: Tỷ đồng) Nhóm nợ Năm 2011 Năm 2012 QĐ493 HTXH QĐ493 HTXH Nhóm 1 359,374 371,633 355,253 360,269 Nhóm 2 63,074 80,954 50,559 70,335 Nhóm 3 4,926 4,975 2,250 3,410 Nhóm 4 7,714 6,977 3,700 5,738 Nhóm 5 14,806 15,914 5,950 11,471 Nguồn: Agribank (2011, 2012)

Có sự khác biệt về phân loại nợ theo Quyết định 493 và hệ thống XHTD hiện tại là do một số khách hàng thuộc nhóm đối tượng khách hàng khơng được xếp hạng như khách hàng doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính, khách hàng doanh nghiệp mới thành lập và một số khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng thì xếp vào nhóm nợ tốt nhưng thực tế khi phân loại nợ theo quyết định 493 thì lại xếp vào nhóm nợ cao.

Cơ cấu dư nợ

Năm 2012 thì dư nợ doanh nghiệp chiếm 95,34 trong đó chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh. Tỷ lệ dư nợ cho vay các doanh nghiệp quốc doanh năm 2012 chiếm 90,1 tăng 1 so với năm 2011. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng bởi các doanh nghiệp này luôn được sự bảo hộ của nhà nước nên khả năng cạnh tranh rất yếu, tâm lý ỷ lại, thiếu đổi mới trong phát triển sản phẩm, thị trường, quản trị điều hành đã khiến các doanh nghiệp này khó thích ứng được với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Dư nợ bán lẻ năm 2012 chiếm 4,66 trong tổng dư nợ, chủ yếu là dư nợ cá nhân tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chăn nuôi gia súc, gia cầm….theo các chương trình chỉ định của chính phủ.

Phân theo kỳ hạn nợ

Năm 2012 dư nợ ngắn hạn tăng và trung dài hạn giảm. Dư nợ ngắn hạn năm 2012 chiếm 79 tăng 28,2 so với năm 2011, dư nợ trung, dài hạn giảm 34 % so với năm 2011. Cơ cấu nợ ngắn hạn tăng so với dư nợ trung, dài hạn năm 2012 do trong năm 2012 để cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển có thể phục hồi được sau suy thối thì Agribank đã hỗ trợ giải ngân để các doanh nghiệp này có vốn tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Phân theo khu vực

Khách hàng có dư nợ từ 50 tỷ đồng trở lên là 890 khách hàng với tổng dư nợ 136.517 tỷ đồng, chiếm 30,34 / tổng dư nợ toàn hệ thống tập trung chủ yếu vào 2 thành phố lớn trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh là 252 khác hàng với dư nợ 38.439 tỷ đồng, chiếm 8,54 tổng dư nợ; khu vực thành phố Hà Nội là 302 khách hàng với dư nợ 49.311 tỷ đồng, chiếm 10,96 /tổng dư nợ.

Nợ xấu cũng chủ yếu tập trung tại các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ nợ xấu là 18,19 , trong đó có 19 chi nhánh/ 48 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 10 .

Trích lập dự phịng rủi ro

Năm 2012 tổng số trích lập dự phịng rủi ro tín dụng là 10.954 tỷ đồng tăng 2 so với năm 2011. Do nợ xấu năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 kéo theo số tiền trích lập dự phịng rủi ro tăng lên.

2.2.2.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng

- Cơ cấu về sử dụng nguồn và nguồn chưa hợp lý, tỷ lệ dư nợ/nguồn vốn quá cao ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Agribank

- Mặc dù năm 2012 tỷ lệ nợ xấu giảm hơn so với năm 2011 nhưng về dư nợ xấu thì tăng cao hơn tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tình trạng nợ xấu khơng ngừng tăng lên cho thấy chất lượng các khoản vay còn tiềm ẩn rủi ro.

- Cơ cấu dư nợ bất hợp lý, tỷ lệ cho vay doanh nghiệp quốc doanh q nhiều, cịn các doanh nghiệp ngồi quốc doanh và cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ. Đa số các doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận vốn vay, chất lượng danh mục tín dụng chưa cao, vẫn cịn tồn tại những khoản vay khơng sinh lời và nợ khó thu hồi. Chưa giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn, nợ đọng, và nợ khoanh liên quan đến các khoản cho vay ưu đãi, cho vay chính sách.

- Việc vay vốn ở một số chi nhánh chưa gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp, khu chế xuất cịn thấp, chậm mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dư nợ cho vay nhằm thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ cịn thấp.

- Cơng nghệ thơng tin hiện đại nhưng chương trình ứng dụng cịn đơn điệu, cơng tác nghiên cứu, phát triển cũng như triển khai sản phẩm tín dụng mới cịn dàn trải chưa có tập trung, chưa thực hiện cung cấp hồ sơ tín dụng qua mạng, các chương trình kết nối với khách hàng còn hạn chế....

- Đội ngũ cán bộ nhân viên ở một số chi nhánh trình độ chun mơn chưa cao đặc biệt kiến thức về tin học và công nghệ ngân hàng hiện đại. Do sản phẩm dịch vụ

chưa được chuẩn hóa nên cơ cấu tổ chức chưa hồn tồn theo thơng lệ quốc tế, khó khăn trong việc đào tạo chuyên sâu về các kỹ thuật hiện đại của ngân hàng quốc tế

- Hiện tượng sai lệch kỳ hạn giữa hệ thống máy và hồ sơ giấy vẫn còn tồn tại ở các chi nhánh làm ảnh hưởng đến kết quả phân loại nợ.

2.2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại

- Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn hạn chế: Hiện nay, ở các chi nhánh trong hệ thống Agribank vẫn cịn áp dụng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán tức là phòng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh thực hiện các chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Điều này dẫn tới một cán bộ phải đảm nhiệm nhiều cơng việc nên chưa có sự đầu tư chun sâu, dễ dẫn tới sai sót trong q trình tiếp xúc và lựa chọn khách hàng cấp tín dụng.

- Công tác quản trị rủi ro tuy được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế: chưa tập trung được các luồng thông tin về hoạt động tín dụng của các khách hàng để làm căn cứ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, do đó các biện pháp đo lường, giám sát, kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro tín dụng của Agribank chưa phát huy được hiệu quả. Một công cụ hỗ trợ công tác quản trị rủi ro hiện nay mà Agribank đang áp dụng đó là hệ thống xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, hệ thống này chưa phát huy được vai trị lượng hóa mức độ rủi ro của khoản tín dụng xem xét.

- Cán bộ tín dụng cịn thụ động, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa triển khai, khảo sát trên diện rộng những khách hàng trong khu công nghiệp, khu chế xuất để có biện pháp đầu tư vốn hợp lý.

- Nguồn lực cán bộ tín dụng khơng đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trình độ chun mơn của các cán bộ làm cơng tác tín dụng chưa cao, kỹ năng thẩm định dự án, phương án, hiệu quả sản xuất của từng phương án chưa được trang bị đầy đủ, kỹ năng thu thập thơng tin khách hàng cịn yếu dẫn tới việc đánh giá khách hàng bị sai lệch. Hơn nữa, do hiện nay trong hệ thống Agribank vẫn còn tồn tại những cán bộ thối hóa về đạo đức cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan, làm sai lệch kết quả xếp hạng, dân tới quyết định cho vay khơng chính xác làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tóm lại: Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của Agribank có rất nhiều ngun

nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là việc quản trị rủi ro tín dụng cịn nhiều bất cập. Do đó, muốn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cần phải xây dựng

một hệ thống quản trị rủi ro tốt mà trước hết là phải hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 43 - 49)