Đơn vị tính: VNĐ
STT CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
1 Tổng tài sản 11.265.000.000 16.482.000.000 19.000.250.000 2 Doanh thu 12.523.000.000 18.000.201.200 26.010.000.000 3 Lợi nhuận trước thuế 125.000.000 268.000.000 312.000.000 4 Vốn chủ sở hữu 5.000.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000
(Nguồn: Phịng kế tốn KIM&KIM)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh thu tăng liên tục qua các năm, cụ thể: Năm 2011 tăng 43,7% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 45% so với năm 2011. Điều đó chứng tỏ, số lượng người sử dụng sản phẩm Ông Kim’s tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, có một thực trạng là số lượng khách hàng mới tăng nhiều nhưng có những tháng doanh số khơng tăng mà cịn có lúc giảm. Điều này cho thấy có một số khách hàng cũ đã khơng hài lịng với sản phẩm và họ đã chấm dứt việc sử dụng sản phẩm. Vì vậy cơng tác tiếp thị, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cần được chú trọng để có thể nắm bắt và làm hài lịng khách hàng giúp duy trì và phát triển doanh thu hàng năm.
Trong các sản phẩm Kim chi Hàn Quốc Ơng Kim’s thì mặt hàng Kim chi cải thảo là mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường. Bởi sản phẩm Kim chi này tiện dụng, có thể ăn liền mà khơng cần chế biến hoặc có thể sử dụng làm nguyên liệu để
chế biến các món như: cơm rang kim chi, lẩu kim chi...Chính vì vậy chỉ riêng mặt hàng Kim Chi cải thảo đã chiếm đến 70% doanh thu, và mức tăng trưởng doanh số năm 2012 so với năm 2011 là gần 5 tỉ đồng.
Đối với các loại sản phẩm đậu hũ của cơng ty, vì là sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, bên cạnh đó các mặt hàng này cịn chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ mới thành lập nhưng sản xuất sản phẩm với giá cả cạnh tranh nên việc tiêu thụ còn hạn chế.
Theo số liệu thống kê của công ty, năm 2012 công ty đã sản xuất gần 2000 tấn kim chi và 800 tấn đậu hũ. Đây thực sự là một con số đáng kể, minh chứng cho nỗ lực của Ban Giám đốc và tồn thể CBNV trong cơng ty.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty ln duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, liên tục giữ vững doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
Nguồn nguyên liệu được cung cấp ổn định và đảm bảo chất lượng, công tác quản trị cơng ty có nhiều tiến bộ, mức thu nhập của CBNV được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tự đạt được, công ty cũng cần chú ý kiểm soát chặt chẽ trong mọi khâu, từ sản xuất, bán hàng, đến vận chuyển để tạo sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty
2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực
Trải qua gần 10 năm hoạt động, quy mô của KIM&KIM ngày càng được mở rộng. Từ một xưởng nhỏ của gia đình chuyên cung cấp cá cơm ăn liền và kim chi Hàn Quốc, đến nay cơng ty đã có hơn 100 cơng nhân viên, sản phẩm được cung cấp trên thị trường cả nước.
Bảng 2.2: Thống kê số lƣợng lao động từ năm 2011 – 2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng số 76 95 121
Trong đó: Nam 26 30 42
Nữ 40 65 79
(Nguồn: Phòng Nhân sự KIM&KIM)
Hình 2.2: Thống kê số lƣợng lao động từ năm 2011 – 2013
Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy số lượng lao động của công ty tăng dần qua các năm, năm 2011 là 76 người, năm 2012 tăng 25% (19 người) và từ năm 2012 đến nay tăng 27,3% (26 người).
Bảng 2.3: Thống kê lao động theo giới tính năm 2013
Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 42 34.7
Nữ 79 65.3
Tổng cộng 121 100
Hình 2.3: Thống kê lao động theo giới tính năm 2013
Hiện nay, tổng số lao động của công ty là 121 người, trong đó: số lượng lao động nam là 42 người (chiếm 34.7%), số lượng lao động nữ là 79 người (chiếm 65.3%). Như vậy, xét về giới tính thì lao động nữ chiếm ưu thế hơn hẳn. Do đặc điểm ngành nghề của công ty, đa số các công việc phù hợp với lao động nữ hơn.
Theo kế hoạch phát triển của công ty, cuối năm 2013, công ty sẽ chuyển sang nhà máy mới tại Khu cơng nghiệp Tân Bình. Cơng ty sẽ đầu tư máy móc hiện đại và khơng tăng số lao động hiện có. Như vậy, áp lực về việc tuyển thêm lao động sẽ khơng có. Tuy nhiên cơng ty cần có kế hoạch đào tạo cho người lao động để thích ứng với công nghệ mới và việc tăng doanh số.
2.2.1.2. Phân tích thực trạng về trình độ đào tạo
Bảng 2.4: Thống kê lao động theo trình độ đào tạo
Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Trên đại học 2 1.7 Đại học/Cao đẳng 40 33.1 Trung cấp 17 14.0 12/12 27 22.3 Dưới 12/12 35 28.9 Tổng cộng 121 100
Hình 2.4: Thống kê lao động theo trình độ đào tạo
Xét về trình độ, hiện nay Lao động có trình độ từ trung cấp trở xuống chiếm 65,2% so với tổng số lao động. Lao động có trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm tỉ lệ thấp hơn là 34,8%, Số lượng lao động trình độ trên đại học chiếm 1,7%. Như vậy, so sánh với kế hoạch của công ty trong thời gian sắp tới, do nguồn nhân lực có trình độ thấp chiếm tỉ lệ cao nên cơng ty có thể gặp khó khăn khi triển khai các dây chuyền cơng nghệ mới, vì vậy cơng ty cần chú trọng công tác đào tạo cho lực lượng lao động này.
2.2.1.3. Phân tích thực trạng về độ tuổi lao động
Bảng 2.5: Thống kê lao động theo độ tuổi lao động
Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 30 95 78.5 Từ 30 đến 44 19 15.7 Từ 45 đến 54 7 5.8 Từ 55 trở lên 0 0 Tổng cộng 121 100
Hình 2.5: Thống kê lao động theo độ tuổi lao động
Nhìn vào bảng thống kê, cơ cấu lao động theo độ tuổi thuộc loại trẻ, độ tuổi dưới 30 chiếm 78,5%. Độ tuổi từ 30 đến 44 chiếm 15,7%, Số lượng lao động ở độ tuổi từ 45 trở lên chỉ chiếm 5,8%. Như vậy Nguồn nhân lực của cơng ty có lợi thế của lao động trẻ: Có sức khỏe, chịu áp lực công việc cao, dễ học hỏi và tiếp thu cái mới, năng động. Và cũng có bất lợi là lao động trẻ hay có xu hướng thay đổi cơng việc và ảnh hưởng của các vấn đề cá nhân như kết hơn, con cái,… từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cơng việc.
2.2.1.4. Phân tích thực trạng theo phòng ban
Bảng 2.6: Thống kê lao động theo phịng, ban
Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Ban Giám đốc 2 1.7 Phòng Nhân sự 2 1.7 Phòng Kinh doanh 61 50.4 Phịng Kế tốn 8 6.6 Quản lý sản xuất 42 34.7 Kỹ thuật – Bảo trì 3 2.5 Thiết kế 3 2.5 Tổng cộng 121 100
Hình 2.6: Thống kê lao động theo phịng, ban
Nhìn vào bảng thống kê lao động theo phòng ban, lực lượng lao động trực tiếp chiếm 39,7%, lao động giám tiếp chiếm 60,3%. Lao động trực tiếp trong công ty bao gồm các công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, kỹ thuật, bảo trì và thiết kế phát triển sản phẩm. Nhân sự phòng kinh doanh chiếm hơn 50%, thể hiện tầm quan trọng của phịng trong kết quả kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, bên cạnh đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp, đội ngũ này cần được quan tâm và bồi dưỡng kỹ năng, tay nghề để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.1.5. Đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực
Với đặc thù là một công ty sản xuất và cung cấp thực phẩm, số lượng lao động nữ chiếm tỉ lệ lớn (chiếm 65.3%), điều này là tương đối hợp lý, bởi vì trong cơng việc sản xuất này phù hợp với nữ hơn.
Nguồn nhân lực tại cơng ty có tuổi đời tương đối trẻ, độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 78,5%), điều này thể hiện cơng ty có nguồn lao động trẻ, có sức khỏe và có thể cống hiến lâu dài cho cơng ty.
Về trình độ đào tạo của nguồn nhân lực trong cơng ty, đa số có trình độ trung cấp và 12/12 trở xuống. Điều này là hợp lý trong cơ cấu lao động của công ty, vì cơng ty chun về sản xuất các sản phẩm thực phẩm thơng thường, có quy trình sản xuất rõ ràng, có sử dụng máy móc, nên khơng địi hỏi người lao động có trình độ học vấn cao.
Về việc phân công công việc trong công ty, nguồn nhân lực được phân công giữa các bộ phận tương đối hợp lý, nguồn nhân lực ở các bộ phận có thể dễ dàng hỗ trợ nhau khi cần thiết.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của nguồn nhân lực trong cơng ty, đó chính là nguồn nhân lực trẻ. Bản thân nguồn nhân lực trẻ này chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, khi được tuyển dụng vào công ty, lực lượng này đều phải được đào tạo lại từ đầu. Bên cạnh đó là nguồn nhân lực có trình độ thấp. Điều này sẽ gây khó khăn cho cơng ty nếu muốn phát triển đột phá hay mở rộng sản xuất. Ngoài ra tỉ lệ nữ chiếm 65,3% và tương đối trẻ cũng là một vấn đề đối với công ty, bởi vì ở độ tuổi này phụ nữ có những vấn đề về giới tính như mang thai, sinh con và chăm sóc con cái. Nếu điều này diễn ra cùng lúc với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty, vì vấn đề bị động về nhân lực trong sản xuất. Cho nên đây cũng là mặt hạn chế lớn nhất mà công ty cần khắc phục bên cạnh sự thuận lợi do nhân lực nữ mang lại.
2.2.2. Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại cơng ty
2.2.2.1. Phân tích thực trạng thực hiện chức năng Thu hút nguồn nhân lực
a. Hoạch định nguồn nhân lực
Công tác hoạch định nguồn nhân lực chưa được lãnh đạo công ty quan tâm thực hiện đúng mức. Đối với công tác này, Công ty chưa thực hiện công tác dự báo nguồn nhân lực để đáp ứng với các mục tiêu và kế hoạch dài hạn, cũng như trung hạn. Tuy nhiên với các mục tiêu và kế hoạch ngắn hạn, công ty đã thực hiện công tác xác định nhu cầu nguồn nhân lực.
Hiện nay, để thực hiện công tác này, Công ty yêu cầu trưởng các phòng thực hiện việc đánh giá và xác định nhu cầu số lượng nhân sự với các phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc, căn cứ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh giao cho mỗi bộ phận trong từng tháng hay từng quý. Sau khi các bộ phận xác định được nhu cầu số lượng nhân lực, Phòng Nhân sự sẽ tổng hợp và trình lãnh đạo cơng ty quyết định. Sau đó, Phịng Nhân sự sẽ đề ra kế hoạch và chương trình cụ thể về nguồn nhân lực của doanh nghiệp như cần tuyển dụng bao nhiêu nhân viên, cần
luân chuyển nhân viên bộ phận nào cho phù hợp hay cần đào tạo và phát triển nhân viên như thế nào.
Để thấy rõ hơn thực trạng công tác hoạch định nguồn nhân lực, tác giả khảo sát quan điểm của nhân viên, kết quả như sau:
Bảng 2.7: Nhận xét, đánh giá của CBNV về hoạch định NNL Ký Ký
hiệu Các phát biểu Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5
HD1 Cơng ty có thực hiện tốt công tác hoạch định
nguồn nhân lực 3 13 44 38 7
HD2
Cơng ty khơng gặp tình trạng thiếu hụt lao động làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
0 6 31 56 12 HD3 Cơng ty có phương pháp dự báo nhu cầu nhân
lực hiêu quả 0 13 15 62 15
HD4
Cơng ty có áp dụng các biện phối hợp với công tác hoạch định nguồn nhân lực để giải quyết tình trạng thiếu/thừa nhân lực tạm thời.
3 24 24 39 15 HD5 Nhìn chung cơng tác hoạch định nguồn nhân lực
của cơng ty là có hiêu quả 0 14 43 32 16
(Nguồn: Trích từ phụ lục 02)
Theo kết quản khảo sát ở bảng 2.7, số CBNV trả lời đồng ý và hồn tồn đồng ý khi cho rằng cơng ty có thực hiện tốt cơng tác hoạch định nguồn nhân lực với tỉ lệ là 43%, với tỉ lệ 65% khi cho rằng cơng ty khơng gặp tình trạng thiếu hụt lao động làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, với tỉ lệ 73% khi cho rằng công ty có phương pháp dự báo nhu cầu nhân lực hiêu quả và với tỉ lệ 51% khi cho rằng Cơng ty có áp dụng các biện phối hợp với công tác hoạch định nguồn nhân lực để giải quyết tình trạng thiếu/thừa nhân lực tạm thời. Đánh giá chung về công tác hoạch định nguồn nhân lực của cơng ty thì có 44% trả lời đồng ý và hồn tồn đồng ý là có hiệu quả.
Để thấy rõ hơn công tác này, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu và có kết quả như sau:
Bảng 2.8: Thống kê Nhận xét, đánh giá của CBNV về hoạch định NNL
HD1 HD2 HD3 HD4 HD5
Mẫu Số mẫu (valid) 105 105 105 105 105
N Lỗi (missing) 0 0 0 0 0
Giá trị trung bình (Mean) 3.31 3.70 3.75 3.37 3.48 Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) .880 .746 .852 1.076 .910
Mức độ thấp nhất (Minimum) 1 2 2 1 2
Mức độ cao nhất (Maximum) 5 5 5 5 5
(Nguồn: Trích từ phụ lục 02)
Qua số liệu từ 2.8 ta thấy, cả 5 tiêu chí có giá trị trung bình đều trên mức trung bình nhưng khơng cao. Điều này thể hiện cơng tác hoạch định nguồn nhân lực vẫn chưa được tốt (giá trị trung bình là 3,48), vẫn cịn tình trạng thiếu hụt lao động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời công ty phải áp dụng các biện pháp phối hợp với công tác hoạch định nguồn nhân lực để giải quyết tình trạng thiếu/thừa nhân lực (giá trị trung bình là 3,37).
Nhìn chung, cơng tác hoạch định nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực theo tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa chiến lược kinh doanh với chiến lược, chính sách quản trị nguồn nhân lực của công ty.
b. Phân tích cơng việc
Phân tích cơng việc là chức năng quan trọng trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Thông qua công tác này giúp cho công ty có thể xác định được chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban cũng như mơ tả cơng việc của từng vị trí cơng việc và xác định được tiêu chuẩn cơng việc, sử dụng trong q trình tuyển dụng.
Hiện tại công ty đã tiến hành xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn cơng việc. Quy trình xây dựng bảng mô tả công việc được thực hiện như sau: Phịng Nhân sự thiết kế mẫu, sau đó các trưởng phịng chịu trách nhiệm triển khai xây dựng các bảng mô tả cơng việc cho phịng mình, Phịng nhân sự sẽ tập hợp,
phối hợp với các phòng chỉnh sửa hồn chỉnh và trình Ban giám đốc phê duyệt và ban hành.
Bảng mô tả công việc được công ty gọi là Bảng mô tả và hướng dẫn công việc và kèm theo đó là Bảng nội quy làm việc.
Ví dụ, đối với bộ phận bán hàng tại các siêu thị, nội dung Bảng mô tả và hướng dẫn cơng việc gồm có các phần:
- Thủ tục làm việc tại quầy TAS – Big C: Phần này cho biết yêu cầu đối với cơng việc tại vị trí này, nhân viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào; mối quan hệ công việc với các bên liên quan.
- Mô tả công việc: Phần này mơ tả cơng việc cho vị trí nhân viên bán hàng tại mỗi khu vực quầy hàng khác nhau, liệt kê các công việc mà nhân viên bán hàng phải thực hiện và yêu cầu chung đối với việc thực hiện các công việc.
- Chi tiết công việc: Phần này cho biết nội dung chi tiết và cách thức thực hiện từng công việc và việc báo cáo thực hiện công việc.
- Phân công theo chức năng: Phần này là nội dung phân công công việc và trách nhiệm của Trưởng nhóm bán hàng, nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị.