2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Là một tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, giữa hai nhánh sông Tiền và sơng Hậu; có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong khu vực song mật độ dân số lại khá cao (diện tích tự nhiên là 1.505km2
và dân số có đến ngày 1/1/2012 là 1.028.550 người; mật độ dân số trên 683 người/km2
).
Thế nhưng vùng đất Vĩnh Long hội tụ rất nhiều lợi thế được thiên nhiên ưu đãi và lại là vùng đất phù sa nước ngọt, khí hậu thuận hịa, ít bị lũ lụt, hạn hán như các tỉnh khác trong vùng; có Quốc lộ 1 đã được nâng cấp chạy qua tỉnh, cầu Mỹ Thuận xây dựng và đã đi vào hoạt động từ năm 2000, cầu Cần Thơ đã được xây dựng hoàn thành và thông giao vào tháng 4/2010, các tỉnh lộ và các quốc lộ 53- 54- 57- 80 nối các tỉnh trong khu vực cơ bản hoàn thiện và đang được nâng cấp cùng với hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi tạo nên cho Tỉnh một vị thế quan trọng trong việc giao lưu và hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên là 150.490 ha. Diện tích đất nơng nghiệp là 117.604 ha (78,15%). Trong đất nông nghiệp được chia ra thành: đất canh tác cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và mặt nước ni trồng thủy sản. Hầu hết diện tích của Tỉnh có nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của sông Tiền và sông Hậu, cho nên đất đai khá màu mỡ kết hợp khí hậu ơn hịa, hệ thống đê bao khá hồn chỉnh thích hợp cho các cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là: bưởi, cam, qt, nhãn, xồi, chơm chơm… cùng những loài thủy sản nước ngọt như: cá basa, cá tra, cá điêu hồng… Đặc biệt
cịn có nguồn tài ngun, khống sản cát sơng với trữ lượng từ 120 - 150 triệu m3 để cung cấp cho sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và nguồn đất sét với trữ lượng có thể khai thác được trên 100 triệu m3
để sản xuất gạch ngói và gốm mỹ nghệ xuất khẩu.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
Tỉnh Vĩnh Long bước vào thời kỳ đổi mới, với sự nỗ lực rất to lớn của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Nền kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá và tương đối ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành được thể hiện rõ nét là tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng lên, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản giảm đi một cách tương ứng trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ở tất cả các ngành kinh tế.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2011 (tính theo giá so sánh năm 1994) đạt 8.596 tỷ đồng, tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm 2007 nhịp độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2007- 2011 là 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 28,24 triệu đồng tương đương 1.346 USD và cao gấp 2,5 lần so với năm 2007.
Bảng 2.1: Giá trị tổng sản phẩm GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2007-2011
Đvt: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng trƣởng bình quân (%) GDP 5.734 6.425 7.018 7.820 8.596 11
Nông lâm thủy sản 2.428 2.592 2.746 2.892 2.998 5
Công nghiệp, xây dựng 1.199 1.499 1.678 1.881 2.203 16
Dịch vụ 2.017 2.334 2.594 3.047 3.394 14
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011)
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP không ngừng tăng lên thể hiện số liệu ở Biểu số 2.1. Giá trị sản lượng khu vực I (nông nghiệp) đã giảm từ 53,58% năm 2007 xuống còn 49,93% năm 2011. Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) đã tăng từ 15,14% năm 2007 lên 16,38% năm
2011 và khu vực III (dịch vụ) đã tăng từ 31,28% năm 2007 lên 33,69% năm 2011. Tuy nhiên cho đến thời điểm năm 2011, nền nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long vẫn giữ vị trí then chốt trong tồn nền kinh tế với 49,93% GDP.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế (Tổng số bằng 100%)
53,5 8% 15,1 4% 31,2 8% 53,8 4% 14,5 1% 31,6 5% 51,8 7% 15,1 8% 32,9 5% 49,0 3% 16,0 1% 34,9 6% 49,9 3% 16,3 8% 33,6 9% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2007 2008 2009 2010 2011 Khu vực I
Nông lâm thủy sản
Khu II
Công nghiệp Xây dựng
Khu III Dịch vụ
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011)
- Về sản xuất nông, lâm, thủy sản: Sản xuất nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế. Sản xuất nơng nghiệp của Tỉnh tuy không tăng trưởng nhanh như sản xuất công nghiệp nhưng tốc độ tăng trưởng ln được duy trì ở mức ổn định. Khai thác những lợi thế về đất đai, nguồn nước ngọt quanh năm... Vĩnh Long đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng tập trung, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm và hướng tới một nền nơng nghiệp phát triển tồn diện và bền vững.
Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản năm 2011 (giá cố định 1994) đạt 6.354 tỷ đồng, tăng 1,22 lần so với năm 2007, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007- 2011 là 5%;
Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành thuỷ sản
Biểu đồ 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011
Đvt: tỷ đồng
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011)
- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: trong những năm qua
nhờ đầu tư chiều sâu cùng với việc phát triển thêm nhiều cơ sở sản xuất đặc biệt trong lĩnh vực chế biến hàng nông sản đã làm tăng năng lực sản xuất. Một số cơ sở đã tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường…Vì vậy sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt 6.474 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng 20% so năm 2010 và tăng 96% so năm 2007, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007-2011 là 18%/năm.
Các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thủy sản; sản xuất trang phục, dược phẩm, gạch ngói, gốm sứ xuất khẩu; chế biến gỗ; cơ khí chế tạo... ngày càng tăng lên về quy mô và số lượng cơ sở. Bên cạnh đó các làng nghề truyền thống thủ cơng mỹ nghệ, chế biến lương thực - thực phẩm... được phục hồi và phát triển ở các địa phương. Ngồi ra, một số ngành cơng nghiệp mới hình thành như: sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất giày thể thao, sản xuất dầu nhờn... với quy mô khá lớn.
- Hoạt động thương mại - dịch vụ: Từ năm 2007 đến năm 2011, các cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ có bước phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa của nền kinh tế. Nếu như năm 2007 trên địa bàn tỉnh có 41.107 cơ sở thì đến năm 2011 đã phát triển lên được 48.334 cơ sở, tốc độ tăng bình quân về số cơ sở là 4%/năm. Mạng lưới chợ nông thôn phát triển mạnh, nhiều trung tâm thương mại- dịch vụ được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Hoạt động du lịch phát triển khá theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.