Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 53 - 55)

Với phương châm huy động nguồn vốn tại chỗ nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế địa phương, mở rộng thị phần hoạt động và từng bước hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay của Hội sở chính. Trong 5 năm qua, vốn huy động bình quân tăng 31% mỗi năm.

Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thể hiện qua số liệu ở bảng sau:

Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn giai đoạn 2007- 2011

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng bình quân (%) 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng 3.776 5.075 6.875 9.414 11.224 31

Theo loại tiền 3.776 5.075 6.875 9.414 11.224 31

- VND 3.480 4.763 6.227 8.504 10251 31 - Ngoại tệ, vàng quy ra VNĐ 296 312 648 910 973 35 Theo đối tƣợng 3.776 5.075 6.875 9.414 11.224 31 - TCKT 782 1.017 1.779 2.568 3.043 40 - Dân cư 2.747 3.802 4.891 6.664 8.097 31 - Kho bạc 247 256 205 182 84 -24 Theo thời hạn 3.776 5.075 6.875 9.414 11.224 31 - Ngắn hạn 2.694 4.309 6.173 7.749 10.775 41 - Trung dài hạn 1.082 766 702 1.665 449 -19

2.3.2.1 Huy động vốn theo đối tượng

+ Tiền gửi dân cư: khá ổn định và luôn tăng trưởng qua các năm. Đến cuối năm

2011, nguồn vốn này đạt 8.097 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 5.350 tỷ đồng (+195%) và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 31%. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược huy động vốn của các NHTM vì tiềm năng cịn rất lớn và ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn (từ 71% đến 75%).

+ Tiền gửi tổ chức kinh tế: Đến cuối năm 2011, nguồn vốn này đạt 3.043 tỷ đồng

tăng 2.262 tỷ đồng (+289%) so với năm 2007 và có mức tăng trưởng bình qn khá cao 40%/năm. Riêng trong năm 2009, do tình hình biến động trên thị trường tiền tệ, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để huy động được vốn, các ngân hàng không ngừng nâng lãi suất huy động để thu hút vốn vào ngân hàng. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế cũng gặp khơng ít khó khăn. Do đó, để bảo tồn vốn thay vì đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều rủi ro, các tổ chức kinh tế gửi vốn vào ngân hàng để hưởng lãi suất huy động ở mức cao nên số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế trong năm tăng rất cao và đạt mức 1.778 tỷ đồng, tăng 74,9% so với năm 2008.

+ Tiền gửi kho bạc nhà nước: Đây là nguồn tiền NSNN chưa sử dụng đến được

hệ thống kho bạc trên địa bàn gửi vào NHTM ở các huyện. Nguồn tiền gửi này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động và giảm qua các năm thể hiện:

+ Năm 2009 đạt 205tỷ đồng, chiếm 3%/tổng nguồn vốn huy động. + Năm 2010 đạt 182 tỷ đồng, chiếm 2%/tổng nguồn vốn huy động.

+ Năm 2011 đạt 84 tỷ đồng, chiếm 0,75%/tổng nguồn vốn huy động.

2.3.2.2 Huy động vốn theo loại tiền

+ Vốn huy động bằng VND: đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

nguồn vốn huy động (90%-94%) và là nguồn vốn huy động chủ yếu của các ngân hàng trên địa bàn. Nguồn vốn này luôn tăng qua các năm từ 21% - 37%, đạt mức tăng trưởng

bình quân 31%/năm. Đến cuối năm 2011 đạt 10.251 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 6.771 tỷ đồng (+195%).

+ Vốn huy động bằng Ngoại tệ và vàng: Nguồn vốn này tuy có mức tăng trưởng

khá cao do những năm gần đây giá vàng và USD tăng mạnh nên một bộ phận người dân chuyển sang tích trữ bằng vàng và USD để bảo toàn tài sản. Đến cuối năm 2011 nguồn vốn này đạt 973 tỷ đồng, so với đầu năm 2007 tăng 677 tỷ (+3,28 lần) nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn (từ 6% - 10%).

2.3.2.3 Huy động vốn theo thời gian

Vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao từ 71% - 96% trong tổng nguồn

vốn huy động và tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn này đạt 10.775 tỷ đồng tăng 8.081 tỷ đồng (+300%) so với năm 2007, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này là 41%/năm. Trong khi đó nguồn vốn huy động trung dài hạn có xu hướng giảm mạnh và chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 5% - 29% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro thanh khoản nên các ngân hàng tập trung tăng lãi suất các kỳ hạn ngắn để thu hút nguồn tiền gửi. Mặt khác khách hàng thích gửi tiền với kỳ hạn ngắn, họ có thể sử dụng linh hoạt số tiền vào mục đích khác. Ngồi ra, do lo ngại những rủi ro về lạm phát nên tâm lý chung của nhiều khách hàng là không muốn gửi tiền những kỳ hạn dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)