Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 71 - 73)

2.5 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng Ngân hàng đối với phát triển

2.5.2.4 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Dư nợ cho nông nghiệp, nông thôn theo thành phần kinh tế được thể hiện bảng 2.16 (trang sau)

Bảng 2.16: Dƣ nợ nông nghiệp, nông thôn theo thành phần kinh tế

Đvt: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng dƣ nợ nông nghiệp nông thôn 3.036 3.463 4.524 5.504 5.850

Cá nhân, Hộ gia đình 2.307 2.539 2.896 3.547 3.815 Chủ trang trại Hợp tác xã, tổ hợp tác 26 49 69 104 130

Doanh nghiệp 703 875 1.559 1.853 1.905

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long).

Với đặc điểm là một tỉnh kinh tế nông nghiệp chiếm chủ yếu cùng với mơ hình kinh tế hộ. Do đó trong những năm qua vốn tín dụng cũng tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế cá thể và hộ gia đình. Dư nợ đối tượng này những năm qua liên tục tăng cao năm 2007 có số dư 2.307 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 75%, năm 2011 là 3.815 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65% tốc độ tăng 13%/năm.

Đối với Doanh nghiệp, trong những năm qua do nhà nước có nhiều chính sách thơng thống khuyến khích nhân dân bỏ vốn ra làm ăn nên các doanh nghiệp phát triển mạnh. Chính vì vậy vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho thành phần kinh tế này trong 5 năm qua tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2007 chỉ có 703 tỷ, chiếm 23% thì đến năm 2011 đã là 1.905 tỷ và chiếm 33% trong tổng dư nợ. Tốc độ tăng bình quân là 28%/năm.

Đối với thành phần kinh tế tập thể: Nhìn chung năng lực tài chính của các HTX khơng cao, điều kiện đảm bảo nợ vay chưa đủ nên Ngân hàng cũng chưa dám mạnh dạn đầu tư cho thành phần kinh tế này. Hiện nay mới chỉ đầu tư cho các hợp tác xã chăn nuôi và nông nghiệp nên dư nợ không cao. Đến năm 2011 là 130 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2%.

Kết quả đầu tư trên đã thể hiện thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là các thành phần kinh tế đều bình đẳng. Bất cứ thành phần kinh tế nào hoạt động có hiệu quả, đủ điều kiện vay vốn thì ngân hàng đều đáp ứng. Bên cạnh đó cũng thể hiện vốn ngân hàng đã tăng cường tập trung cho kinh tế hộ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là những thành phần kinh tế có tính năng động thích ứng với cơ chế thị trường và hoạt động có hiệu quả cao. Đó cũng là chủ trương của Thống đốc NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong tiền tệ trong những năm qua.

* Tóm lại: Nhờ đồng vốn Ngân hàng, khu vực nông nghiệp, nơng thơn tỉnh Vĩnh Long đã thay đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni. Nhiều nơi đã hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung. Đi đôi với việc đầu tư cho trồng trọt chăn nuôi các Ngân hàng đã mở rộng cho vay các ngành nghề phi nông nghiệp tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đặt biệt là phát triển cho các làng nghề vay góp phần khơi phục và hình thành những làng nghề mới. Đối tượng cho vay không đơn lẻ như trước mà mở rộng như: cho vay xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường giao thông), cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để mở rộng quy mô sản xuất. Đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn ngày một thay đổi và được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)