Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 84)

Đvt: con Năm Chỉ tiêu 2011 2015 2020 - Đàn bò 82.100 104.000 111.400 - Đàn heo 450.000 454.800 628.000 - Đàn gà 1.924.000 2.700.000 3.604.000 - Đàn vịt 1.636.000 2.316.000 3.209.000

* Thủy sản: Phát huy được lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế và khoa học kỹ

thuật để phát triển thủy sản. Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất và nước để phát triển thủy sản theo hướng ổn định và bền vững.

Bảng 3.3: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Danh mục 2010

Quy hoạch Tăng trƣởng (%)

2015 2020 2011-2015 2016-2020 Tổng sản lƣợng 132.782 231.813 314.907 11,79 6,32 Nuôi chuyên 115.345 207.260 277.482 12,44 6,01 - Cá Tra 114.879 204.400 272.000 12,21 5,88 - Tôm Càng Xanh 16 72 132 35,44 12,89 - Thủy sản khác 450 2.788 5.350 44 13,92 Nuôi xen canh 10.873 15.144 25.423 6,85 10,92 - Nuôi mương - vườn 10.640 14.760 24.615 6,77 10,77 - Nuôi ruộng lúa 233 384 808 10,52 16,04 Nuôi thủy đặc sản 40 109 246 21,97 17,79

Nuôi lồng bè 6.524 9.300 11.756 7,35 4,8

(Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Long đến 2020)

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 132.782 tấn năm 2010 lên 231.813 tấn năm 2015 và 314.907 tấn 2020, tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình trong giai đoạn 2011 - 2015 là 11,79 %/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 6,32 %/năm.

* Về nông thôn:

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Phấn đấu cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất; có 50% đường dân sinh hiện nay được mở rộng thành đường xe tải nhỏ lưu thông được; nâng tải, nhựa hóa các hương lộ trong tồn tỉnh; nâng cao hiệu quả vận tải đường thủy nội địa.

- Đảm bảo chủ động trong kiểm soát lũ, mặn xâm nhập, giảm tối đa các thiệt hại do lũ, triều cường, mặn gây ra; đảm bảo tiêu úng, rửa chua, cấp nước một cách chủ động phục vụ cho chuyển đổi sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội.

- Đảm bảo cung cấp điện sinh hoạt cho trên 99% hộ dân cư nông thôn; cơ bản đáp ứng được điện sản xuất cho các cụm công nghiệp và dịch vụ nông thôn; mở rộng hệ thống điện phục vụ sản xuất nơng nghiệp.

- Phấn đấu có 90% hộ dân trở lên sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.

- Số xã đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới (theo tiêu chí Trung ương qui định) đạt trên 60% trên tổng số xã nơng thơn tồn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nơng thơn; thực hiện có hiệu quả, bền vững cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo; nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nơng dân, tạo điều kiện để nơng dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho nhân dân ở hầu hết các vùng nông thôn gần tới mức các đơ thị trung bình.

3.1.3 Định hƣớng phát triển hệ thống các TCTD tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015:

Thực hiện đề án phát triển ngành ngân hàngViệt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, xuất phát từ vai trị, vị trí của ngành Ngân hàng đối với chương trình phát triển KT-XH của tỉnh. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh định hướng hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 như sau:

3.1.3.1 Mục tiêu tổng quát

- Tiếp tục phát triển mạng lưới Ngân hàng, nhằm đa dạng hố các loại hình hoạt động, ưu tiên phát triển mạng lưới về địa bàn huyện và khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy mạnh huy động vốn, khai thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, hiện đại hóa

cơng nghệ, triển khai các dịch vụ hiện đại trong thanh toán đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.

- Tập trung vốn cho tam nông, đảm bảo tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn. Mở rộng và nâng cao chất lượng các các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đủ để cạnh tranh và hội nhập.

- Giữ vững sự ổn định và phát triển của các TCTD trên địa bàn. Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp tỷ lệ nợ xấu.. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát và công tác kiểm soát của các TCTD nhằm kịp thời phát hiện những nguy cơ rủi ro của các TCTD để chấn chỉnh, hướng đến sự an toàn. Cảnh báo sớm rủi ro cho các TCTD nhất là rủi ro trong tín dụng.

3.1.3.2 Các chỉ tiêu cụ thể

Bảng 3.4: Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành ngân hàng Vĩnh Long đến năm 2015

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng trƣởng BQ (%) I. Tổng nguồn vốn 13.913 16.644 19.221 22.561 25.525 16 II. Tổng dƣ nợ 15.073 17.767 20.091 23.415 26.614 15

III. Dƣ nợ cho vay NN-NT

6.988 8.264 9.469 10.950 12.403 15 1. Cho vay ngắn hạn 4.849 5.698 6.438 7.468 8.408 2. Cho vay trung, dài hạn 2.139

2.566 3.031 3.482 3.995

IV. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay

NN-NT so với tổng dƣ nợ 46% 47% 47% 47% 47%

(Nguồn Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)

Qua bảng 3.4 cho thấy định hướng tín dụng trong những năm tiếp theo vẫn tiếp tục ưu tiên cho vay đối với nông nghiệp, nơng thơn, theo đó NHNN chi nhánh Tỉnh chọn NHNo&PTNT làm trụ cột và giao nhiệm vụ cho Ngân hàng này phải đạt dư nợ tín dụng ở

khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm từ 75 - 80% tổng dư nợ của mình; khuyến khích các TCTD khác dành 35%-40% tổng dư nợ của mình để phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp nơng thơn. Sao cho duy trì tỷ trọng dự nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Tỉnh chiếm 46%-47% qua các năm.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

3.2.1 Giải pháp về mạng lƣới

Các NHTM cần tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động tại địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay ngồi NHNo&PTNH, NHCSXH tỉnh có các chi nhánh ở tất cả các huyện thị trong tỉnh, các NHTM khác chỉ có 2-3 chi nhánh, PGD ở huyện. Điều này hạn chế cơ hội tiếp cận và chọn lựa vốn tín dụng của khách hàng. Các NHTM còn lại cần mở rộng địa bàn hoạt động xuống các huyện để một mặt tăng cường huy động vốn, mặt khác mở rộng cho vay nông nghiệp, nông thôn.

3.2.2 Giải pháp về huy động vốn

- Các NHTM nói chung phải coi nguồn vốn là nền tảng để mở rộng kinh doanh, từ đó tập trung mọi biện pháp để chủ động thu hút nguồn vốn như: tăng cường công tác giới thiệu, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng tới mọi thành phần kinh tế mọi tầng lớp dân cư. Đa dạng các hình thức huy động: tiết kiệm dự thưởng có khuyến mại, năng động huy động vốn tại các khu đền bù đất đai, làm tốt công tác giao tiếp khách hàng coi giải pháp giao tiếp là giải pháp chủ yếu trong công tác huy động.

- Đẩy mạnh da dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ bao thanh tốn. Tăng cường khuyến khích

khách hàng, đặc biệt là những khách hàng cá nhân, doanh nghiệp mở tài khoản và thanh tốn qua Ngân hàng. Thơng qua đó một mặt Ngân hàng nắm bắt thơng tin khách hàng tốt hơn, hỗ trợ cho việc thẩm định cho vay và kiểm tra sau khi vay. Mặt khác thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng, tăng nguồn vốn để cho vay.

3.2.3 Giải pháp về cho vay

3.2.3.1 Giải pháp mở rộng cho vay theo đối tượng vay vốn

* Tiếp tục đầu tƣ vốn tín dụng cho khu vực nơng nghiệp

Đối với đầu tư vốn tín dụng cho khu vực nơng nghiệp cần tập trung các đối tượng sau:

- Cho vay đầu tư các trại giống sản xuất giống cây, con có giá trị kinh tế cao để phục vụ cho chương trình chuyển đổi giống cây trồng vật ni như cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản tôm, cá nước ngọt. Hình thành các vùng chuyên canh cây lúa, những vùng đang xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cây ăn trái có chất lượng cao để cung cấp cho chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh đầu tư cho chăn ni như bị, heo, gia cầm có quy mơ sản xuất lớn. - Cho vay nhân rộng các mơ hình kinh tế trang trại có quy mơ khối lượng giá trị hàng hóa lớn trong chăn ni, trồng trọt hoặc cung cấp dịch vụ cho nông nghiệp.

- Mua sắm máy nông nghiệp như máy làm đất, gieo trồng, vận chuyển, máy gặt, tuốt và sấy lúa.

- Cần quan tâm đến cho vay phát triển mạnh ngành nghề truyền thống hiện có như gốm mỹ nghệ, gạch, làm nước chấm, nhang, đan lát…đồng thời mở rộng cho vay xây dựng làng nghề mới: du lịch sinh thái, chế biến khoai lang, trồng và sơ chế nấm rơm...

* Tăng cƣờng đầu tƣ tín dụng cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

- Hiện nay dự nợ cho vay xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chiếm tỷ trọng rất thấp (năm 2011 chiếm 0,7%/dư nợ nông nghiệp, nông thôn). Trong những năm tới nhu cầu vốn xây dựng kết cấu hạng tầng nơng thơn là rất lớn, Do đó nguồn vốn tín dụng Ngân

hàng cần tập trung vào những lĩnh vực như: làm đường nông thôn, kéo điện, xây dựng hệ thống thủy lợi, cung cấp nước sạch….

- Ngoài ra, cần mở rộng và đa dạng hóa các đối tượng cho vay các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, trước mắt tập trung vào các đối tượng:

+ Trong ngành công nghiệp, cần tập trung cho vay mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, bảo quản & chế biến nông sản.

+ Trong lĩnh vực xây dựng, chú ý đến những doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến nông sản, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong nông thôn.

+ Trong thương mại, tập trung cho vay xây dựng các chợ đầu mối trung tâm, khu thương mại để phục vụ mua sắm của dân cư trong vùng và nhu cầu luân chuyển hàng hóa đi các địa phương khác.

* Giải pháp để thực hiện là căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung,

quy hoạch phát triển riêng từng lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của Tỉnh, cụ thể chi tiết sử dụng đất như đất chuyên dùng cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp. Các vùng đất sản xuất nông nghiệp cho trồng lúa, trồng màu, trồng cây ăn trái và sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Đất cho chăn nuôi gia súc, gia cầm… Căn cứ quy hoạch đó ngân hàng sẽ đầu tư để nhân dân lựa chọn các phương án trồng cây, cây con gì có hiệu quả. Đồng thời Ngân hàng phải đầu tư cho nhân dân theo đúng định hướng quy hoạch, tránh hiện tượng vượt quá quy mô sẽ dẫn đến cung vượt cầu, Ngân hàng sẽ khó thu hồi vốn.

3.2.3.2 Giải pháp cho vay theo thành phần kinh tế

* Đối với thành phần kinh tế cá thể và hộ sản xuất: Dư nợ đối với thành phần

kinh tế này trong những năm qua chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thành phần kinh tế (năm 2011 là 3.815 tỷ đồng chiếm 75%/ dư nợ). Để tập trung vốn cho thành phần kinh tế

này, các Ngân hàng cần cải tiến thủ tục cho vay kể cả thủ tục thế chấp, bảo lãnh theo hướng gọn nhẹ, vừa đảm bảo tính pháp lý vừa đơn giản. Đối với khách hàng vay món nhỏ có thể áp dụng cho vay theo thời vụ và chu kỳ sản xuất, nên làm thủ tục một lần để vay nhiều lần, mỗi lần vay mới người dân chỉ việc ký khế ước nhận nợ mà không phải làm lại thủ tục.

* Đối với Doanh nghiệp: Đây là một khu vực kinh tế rất năng động trong cơ chế

thị trường, đóng góp vào tăng trưởng GDP tỉnh nhà tương đối cao khoảng 40%. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có trên 2.000 Doanh nghiệp, trong đó hơn 437 Doanh nghiệp hoạt động địa bàn nông nghiệp, nơng thơn nhưng hiện mới chỉ có hơn 50% số này có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Do Doanh nghiệp thiếu tài sản và nguồn vốn, dễ bị tổn thương trước những thay đổi của thị trường... Để tập trung đầu tư cho khu vực này, tỉnh cần sớm thành lập quỹ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 193/2001/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính phủ để bảo lãnh cho các doanh nghiệp khi họ có đủ điều kiện vay vốn nhưng thiếu tài sản thế chấp.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nhiều hình thức vay vốn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp, các Ngân hàng mở rộng hình thức cho th tài chính trong việc đổi mới cơng nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến với số vốn lớn vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

* Đối với thành phần kinh tế hợp tác: Phát triển kinh tế hợp tác là một trong

những chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Hiện nay cả tỉnh có 90 hợp tác xã trong đó có hơn 50 HTX hoạt động ở địa bàn nông thôn chủ yếu trên các ngành nghề: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, tiểu thủ cơng nghiệp... Nhìn chung năng lực tài chính của các HTX không cao, điều kiện đảm bảo nợ vay chưa đủ nên Ngân hàng cũng chưa dám mạnh dạn đầu tư cho thành phần kinh tế này. Để từng bước tăng trưởng đầu tư cho thành phần kinh tế hợp tác, Tỉnh sớm hình thành Quỹ bảo lãnh cho vay hợp tác xã và thành viên HTX, trong khi chờ sự ra đời của quỹ bảo lãnh HTX, tạm thời có thể thực hiện thơng qua Quỹ

đầu tư phát triển của Tỉnh để bảo lãnh cho các HTX và thành viên HTX khi họ có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng nhưng thiếu tài sản thế chấp.

3.2.3.3 Giải pháp đầu tư tín dụng theo thời hạn

* Muốn tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng dƣ nợ. Nhất thiết phải

tạo lập được nguồn vốn trung và dài hạn. Việc sử dụng một tỷ lệ nào đó vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ là vấn đề mang tính chất kỹ thuật, bởi lẽ nó thường chứa đựng rủi ro thanh khoản cho các NHTM. Để tăng cường huy động vốn trung và dài hạn cần quan tâm các vấn đề sau:

- Áp dụng hình thức huy động như kỳ phiếu, trái phiếu tự do chuyển nhượng trên thị trường bằng phương pháp ký hậu giống như các loại thương phiếu quốc tế. Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền dễ dàng khi có nhu cầu. Mặt khác nếu chủ sở hữu có nhu cầu cầm cố để vay tiền thì ngân hàng sẽ áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi hơn để khuyến khích người gửi tiền dài hạn.

- Áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến để thực hiện các dịch vụ gia tăng phục vụ khách hàng như Home banking, Internet banking… Mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động ATM, điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại các trung tâm thương mại, siêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)