Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 76)

2.6.1. Những tồn tại, hạn chế

Những năm qua, tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn đã góp phần vào việc tận dụng và khai khác có hiệu quả mọi tiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên, đóng vai trị đáng kể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Tỉnh nhà nhưng trên thực tế, tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn vẫn cịn một số tồn tại và hạn chế như:

2.6.1.1. Tồn tại về mạng lưới hoạt động

Mạng lưới giao dịch (chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch) và hệ thống máy ATM trong tỉnh chưa được phân bổ hợp lý cho việc mở rộng tín dụng nơng nghiệp, nông thôn. Mật độ khá dày tại đô thị và trung tâm một số huyện có kinh tế phát triển như thành phố Vĩnh Long, huyện Bình Minh, Vũng Liêm nhưng tại các huyện, xã vùng sâu và chợ

nơng thơn như huyện Bình Tân, Long Hồ, Trà Ơn, Tam Bình chỉ có NHNo&PTNT và NHCSXH.

2.6.1.2. Những tồn tại trong huy động vốn

Hoạt động huy động vốn còn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm huy động vốn truyền thống, nhiều các loại sản phẩm huy động vốn mới có hàm lượng cơng nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng chưa chú trọng phát triển. Do đó khả năng cân đối nguồn vốn tại chổ của các Ngân hàng rất hạn chế. Trung bình nguồn vốn huy động tại chổ của các Ngân hàng chỉ đáp ứng khoảng 80% dư nợ cho vay trên địa bàn, Nguồn vốn huy động thấp nên các chi nhánh NHTM trên địa bàn thường lệ thuộc vào nguồn vốn điều hịa của hệ thống. Vì vậy, đơi lúc thiếu chủ động trong cung ứng vốn cho nền kinh tế, thời gian xem xét, quyết định cho vay kéo dài.

2.6.1.3 Những hạn chế trong cho vay

- Nhiều năm qua, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Long chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (năm 2011 chiếm 43,6%/Tổng dư nợ) nhưng chủ yếu do hệ thống NHNo&PTNT, một số NHTM Nhà nước và cổ phần Nhà nước, QTDNDCS và hệ thống NHCSXH đảm nhận. Các NHTMCP chưa quan tâm đúng mức hoặc còn e ngại trong việc cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn (năm 2011 dư nợ nông nghiệp, nông thôn của khối NHTMCP chiếm 10,2%).

- Hiện nay chúng ta đang thực hiện các quy định tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới, nhu cầu vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kỷ thuật, hạ tầng xã hội như giao thông, điện, thủy lợi…là rất lớn nhưng mức độ đáp ứng của các tổ chức tín dụng cịn rất hạn chế (năm 2011 là: 42 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,7%/dư nợ nông nghiệp, nông thôn).

- Tổng dư nợ cho vay đối với Hợp tác xã, Tổ hợp tác còn thấp, đến năm 2011 dư nợ cho vay khu vực này đạt 130 tỷ đồng chiếm tỷ lệ thấp 2% so với dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.

- Dư nợ đầu tư trung và dài hạn có tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nơng thơn (năm 2011 chiếm 30%). Trong khi đó một yếu tố đóng vai trị quyết định đến việc phát triển kinh tế nông thôn là năng lực sản xuất phải tăng. Điều này muốn thực hiện được phải tăng đầu tư, trong đó vốn đầu tư của Ngân hàng góp phần đặc biệt quan trọng để các doanh nghiệp và hộ kinh tế đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa dịch vụ.

- Về chất lượng tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn tuy tỷ lệ nợ xấu hiện nay cịn thấp chiếm 1,57% dư nợ nông nghiệp nông thôn. Với đặc điểm Tỉnh ta là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều về điều kiện tự nhiên, thiên tai, mất mùa thêm vào đó là tình hình dịch bệnh trên gia cầm gia súc...gây thiệt hại cho tài sản của nơng dân, trong đó có vốn của các tổ chức tín dụng cho vay. Những đối tượng có tỷ lệ nợ xấu cao là những đối mà sản phẩm đầu ra có sự biến động mạnh về giá cả trên thị trường hiện nay như trái cây, cá tra, cá basa cũng đồng thời là những đối tượng tín dụng đang có tỷ lệ nợ xấu cao như cho vay nuôi thủy sản: 4,58%, chế biến thủy sản 6,94%, trồng trọt chăn nuôi 1,71% (năm 2011).

2.6.1.4 Về cơ chế chính sách

- Theo quy định tại điều 3 Nghị định 41 thì “Nơng thơn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã”. Đó là điều chưa hợp lý, cụ thể: trong tương lai huyện Bình Minh sẽ nâng cấp lên Thị xã thì nhiều xã sẽ được sáp nhập vào Thị xã nhưng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông dân vẫn là chủ yếu. Quy định như vậy vơ tình bỏ trống địa bàn nơng nghiệp nơng thơn rộng lớn.

- Đối với việc cho vay theo các chương trình ưu đãi của NHCSXH: chương trình cho vay vệ sinh nước sạch hay vệ sinh môi trường và chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở chỉ được vay tối đa 4 triệu đồng/hộ đối vệ sinh nước sạch hay vệ sinh môi trường, mức vay tối đa 8 triệu đồng/hộ đối với hộ nghèo về nhà ở. Quy định này đã thực hiện nhiều

năm qua, với giá cả hiện nay thì số tiền vay như trên khơng đảm bảo chi phí nhân cơng và vật liệu để xây dựng cơng trình có chất lượng.

2.6.1.5 Về điều kiện kinh tế tỉnh

Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, xúc tiến thương mại…còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu sản xuất. Là tỉnh một tỉnh nông nghiệp nhưng nguồn vốn từ NSNN đầu tư cho nơng nghiệp cịn rất hạn hẹp chiếm tỷ lệ 29% tổng chi đầu tư từ NSNN (năm 2011).

2.6.1.6 Về phía người vay vốn

Hộ nơng dân chủ yếu làm nghề trồng lúa kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm để tận dụng các sản phẩm phụ nên sản xuất thường nhỏ lẻ, phân tán, năng suất lao động thấp, sản xuất cịn mang tính tự phát, phong trào dễ bị ảnh hưởng giá cả biến động và thị trường xuất khẩu như trồng dừa, khoai lang, ni cá tra... Mặt khác, do trình độ văn hóa cịn hạn chế nên nhiều hộ nông dân muốn vay vốn ngân hàng nhưng còn chưa biết hoặc ngại làm hồ sơ xin vay.

Đối với Doanh nghiệp và tổ hợp tác: tiềm năng phát triển tốt nhưng do phát triển nhanh từ nền sản xuất nhỏ nên nhìn chung: thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế thị trường, trình độ quản lý, hạch tốn báo cáo tài chính cịn rất hạn chế nên các Ngân hàng đầu tư vốn rất thận trọng. Vốn tực có tham gia vào dự án thấp và thiếu tài sản bảo đảm nợ vay cũng ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng Ngân hàng.

2.6.1.7 Về phía các Ngân hàng thương mại

- Các Ngân hàng trên địa bàn chưa tổ chức phân tích kinh tế một cách đầy đủ nên thiếu chiến lược đầu tư vốn tín dụng vào các ngành nghề chủ yếu. Nhiều năm qua vẫn duy trì kiểu cho vay truyền thống khách hàng có nhu cầu đến Ngân hàng xin vay, cịn Ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm dự án hoặc tư vấn cho doanh nghiệp, hộ nông dân vay vốn.

- Về quy trình, thủ tục vay vốn: mặc dù đã được cải tiến nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa phù hợp trình độ, nhận thức của người dân. Hiện nay là hầu hết các bộ hồ

sơ cho vay đối với hộ nông dân đều áp dụng phương thức cho vay từng lần, nghĩa là mỗi lần vay vốn hộ nông dân và Ngân hàng phải làm tất cả các bước liên quan đến thủ tục như phương án sản xuất kinh doanh, hợp đồng tín dụng, giấy đề nghị vay vốn, giấy nhận nợ, hợp đồng đảm bảo (nếu có)…trong khi mục đích và qui mô canh tác của hộ nông dân hầu như không thay đổi. Điều này làm mất thời gian và gây nhiều phiền phức cho hộ nông dân đặt biệt những hộ nông dân ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn.

2.6.1.8 Những tồn tại khác

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đổi mới giống vật nuôi cây trồng, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật ni cây trồng chưa được đầu tư đúng mức. Chậm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều chỉnh mục đích sử dụng đất để doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận vốn vay thuận lợi.

2.6.2. Nguyên nhân

- Việc mở rộng đầu tư của ngân hàng gặp nhiều khó khăn do hoạt động sản xuất nơng nghiệp cịn chứa nhiều rủi ro, do diễn biến thời tiết phức tạp khó lường dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm chưa ổn định, một số mặt hàng xuất khẩu thì phụ thuộc vào giá cả thế giới... thêm vào đó cơng tác nghiên cứu dự báo kinh tế liên quan đến lĩnh vực này còn yếu nên gây thiệt hại cho sản xuất dẫn đến mất khả năng thanh tốn của các hộ nơng dân nợ xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các NHTM.

- Nguồn vốn riêng có của các ngân hàng chưa thực sự phù hợp với đặc thù tín dụng trong khu vực nơng nghiệp, nơng thơn (thường có chu kỳ sản xuất dài địi hỏi phải vay nguồn vốn tín dụng dài hạn trong nhiều ngân hàng lại rất hạn chế nguồn vốn này khi mà các điều kiện kinh tế vĩ mô chưa ổn định, các cơng cụ tài chính dài hạn chưa phát triển).

- Một trở ngại nữa để ngân hàng và doanh nghiệp, hộ nông dân gặp nhau là các ngân hàng vẫn chủ yếu cho vay trên cơ sở tài sản thế chấp. Ngày 12/4/2010 Chính phủ đã

vay khơng đảm bảo cho các đối tượng nông nghiệp, nông thôn tối đa 50 triệu đối với cá nhân hộ gia đình hay lên đến 500 triệu đồng đối với hợp tác xã chủ trang trại, do phải chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư trong khi quản lý rủi ro cịn hạn chế do đó đối với các ngân hàng tài sản đảm bảo nợ vay vẫn được coi là biện pháp an toàn cho khoản vay.

- Với điều kiện đi lại khó khăn địa bàn rộng và bị chia cắt, số lượng cán bộ lại mỏng, nên công tác giải ngân cho vay cũng như kiểm tra giám sát và đôn đốc thu hồi nợ nhiều lúc nhiều nơi chưa kịp thời. Mặt khác, Cán bộ tín dụng cịn hạn chế về khả năng tư vấn cho khách hàng, chất lượng thẩm định chưa cao.

Kết luận chƣơng 2: Trong những năm qua, các NHTM trong tỉnh đã có nhiều nỗ

lực đáp ứng vốn cho nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển. Tuy nhiên vốn tín dụng dành cho nơng nghiệp nơng thơn vẫn cịn nhiều hạn chế nhất định. Để khắc phục những tồn tại, giảm thiểu những rủi ro tín dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tỉnh nhà phát triển, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

Chƣơng 3

CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢP PHÁP VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Xuất phát từ tiềm năng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như vị trí chiến lược đối với vùng ĐBSCL và cả nước, phương hướng phát triển tỉnh Vĩnh Long sẽ là:

3.1.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tổng quát của Tỉnh

Xây dựng tỉnh Vĩnh Long thành vùng đô thị sinh thái, xanh, sạch, đẹp, phát triển hài hịa giữa đơ thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghệ và chất lượng cao; từng bước hình thành nền kinh tế tri thức dựa trên nguồn nhân lực có chất lượng; tăng cường quốc phịng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội.

Liên kết với Cần Thơ, phát triển thành vùng kinh tế động lực, trung tâm kinh tế, đào tạo, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sơng Cửu Long, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

3.1.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cụ thể của Tỉnh

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 14,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.900 USD vào năm 2015 và đạt trên 4.000 USD vào năm 2020.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; đến năm 2015 cơ cấu các ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong GDP đạt 36% - 26% - 38%; đến năm 2020 tương ứng là 23% - 32% - 45%.

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 460 triệu USD, năm 2020 đạt trên 1.000 triệu USD; thu ngân sách bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 20%/năm và 22% - 23%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP là 33 - 34%.

3.1.2 Định hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

3.1.2.1 Mục tiêu chung

- Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

- Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy, dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

* Trồng trọt: Xác định cây lúa vẫn là cây chủ lực, kết hợp trồng các loại cây hoa

màu như rau, bắp, khoai lang, đậu nành; nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và nhu cầu thị trường tiêu thụ nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; có thể kết hợp ln canh lúa - hoa màu, lúa - thủy sản; ổn định diện tích đất lúa khoảng 54.000 ha vào năm 2015 và khoảng 51.000 ha vào năm 2020; ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tiến hành cơ giới hóa đồng bộ, chú trọng khâu chế biến sau thu hoạch. Diện tích cây ăn quả năm 2015 là 35.642 ha và đến năm 2020 là 34.586 ha. Sản lượng trái cây năm 2015 là 335.564 tấn, đến năm 2020 là 429.192 tấn. Chú trọng phát triển các loại cây ăn quả có thương hiệu như bưởi Năm Roi, xoài Cát Lộc, cam Sành…

Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020

Đvt: tấn/năm

Năm

Chỉ tiêu 2010 2015 2020

Sản lượng trái cây (Cam, bưởi ) 191.349 335.564 429.192

Sản lượng lúa 720.452 488.200 485.000

Sản lượng bắp 6.024 15.875 30.000

Sản lượng rau đậu các loại 338.591 341.156 420.000 Sản lượng khoai lang 214.970 406.160 510.000

Sản lượng đậu nành 5.105 8.884 16.000

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Long đến 2020

* Chăn ni: Xây dựng các vùng chăn ni có kiểm sốt dịch bệnh: heo, bị thịt,

gà vịt, tạo bước đột phá về phương thức và kỹ thuật chăn nuôi - giết mổ và tiêu thụ. Nâng cao hiệu quả và gia tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Sản xuất ra sản phẩm chăn ni

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)