Thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 44)

BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2007 -2011 2.2.1 Kết quả đạt đƣợc

Ngành nơng nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Vĩnh Long. Sự tăng trưởng và phát triển ổn định của ngành nông nghiệp là cơ sở cho sự ổn định xã hội và đẩy nhanh tốc độ phát triển cũng như tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng ở mức cao. Đến năm 2011 giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 6.354 tỷ đồng, trong đó nơng nghiệp 5.533 tỷ đồng chiếm 87%, lâm nghiệp 34 tỷ đồng chiếm 1%, thủy sản 787 tỷ đồng chiếm 12%, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2007-2011 là 5%/năm.

2.2.1.1 Sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp

Ngành trồng trọt: ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong ngành nơng

nghiệp; với hình thức đa canh, thâm canh. Đến năm 2011 giá trị sản xuất đạt 4.309 tỷ gấp 1,12 lần so năm 2007 và chiếm tỷ trọng lớn 77,87% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

+ Cây lúa là cây trồng chính, với diện tích được mở rộng tăng bình qn 3,5%.năm tổng sản lúa cũng tăng theo năm 2007 là 810.751 tấn, đến năm 2011 đạt 1.032.272 tấn tăng bình quân 6,2%/năm. Năng suất lúa những năm gần đây đã đạt trên 5 tấn/ha, năng suất lúa tăng chủ yếu là do đẩy mạnh thâm canh và gieo trồng giống lúa mới.

Bảng 2.2: Sản lƣợng và diện tích cây lúa giai đoạn 2007-2011

CHỈ TIÊU ĐVT

Năm

2007 2008 2009 2010 2011

Cây lúa : Diện tích ha 158.316 177.414 176.679 169.979 181.593

Năng suất tấn/ha 5,12 5,05 5,16 5,47 5,69

Sản lƣợng tấn 810.751 895.884 911.376 928.972 1.032.272

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011)

+ Cây ăn quả: thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỉnh đã chuyển một số diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn trái nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất. Diện tích đất canh tác cây ăn quả có sự chuyển dịch từ cây hàng năm sang cây lâu năm; đến năm 2011 diện tích cây ăn quả của tồn tỉnh lên 46.824 ha, tăng 1,04 lần so với năm 2007. Vĩnh Long là tỉnh có diện tích cây ăn quả đứng thứ hai so với các tỉnh khu vực ĐBSCL và đứng thứ tư cả nước. Cây ăn quả là một trong những thế mạnh của tỉnh, với nhiều loại cây đặc sản cho giá trị kinh tế cao như: bưởi, cam sành, xồi, sầu riêng, chơm chơm... và được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu. Tổng sản lượng trái cây đến năm 2011 đạt 433.509 tấn, tăng 1,05 lần so với năm 2007.

Bảng 2.3: Sản lƣợng và diện tích cây ăn quả giai đoạn 2007-2011

CHỈ TIÊU ĐVT Năm

2007 2008 2009 2010 2011

Cây ăn quả : Diện tích ha 45.014 45.323 45.743 46.322 46.824

Sản lƣợng tấn 413.118 422.274 439.207 452.765 433.509

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011)

+ Mơ hình phát triển cây màu xen canh trên ruộng lúa và thâm canh phát triển khá nhanh ở các huyện Tam Bình, Bình Minh, Bình Tân... mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa trên cùng một diện tích. Vì vậy, phong trào chuyển đổi diện tích trồng lúa kém

hiệu quả sang trồng màu và luân canh cây màu trên ruộng lúa diễn ra khá mạnh mẽ và rộng khắp. Hiện nay mơ hình trồng màu tiếp tục phát triển do thị trường tiêu thụ ổn định, đảm bảo người trồng màu có lãi cao. Một số cây màu cho giá trị kinh tế cao như: khoai lang, đậu bắp, khoai mì, rau các loại... được nông dân tập trung canh tác như: vùng chuyên canh khoai lang ở huyện Bình Tân và huyện Bình Minh với diện tích gieo trồng trên 8.300 ha, năng suất bình quân trên 29,5 tấn/ha, cho thu nhập bình quân 200-300 triệu đồng/ha/năm. Vùng chuyên canh xà lách soong ở huyện Bình Minh với diện tích 95 ha, thu nhập từ 72-75 triệu đồng/ha/năm. Vùng chuyên canh rau diếp cá với diện tích 70 ha ở xã Thuận An huyện Bình Minh, mỗi năm thu nhập 170-180 triệu đồng/ha...

Diện tích trồng màu tăng từ 25.340 ha năm 2007 lên 34.588 ha năm 2011, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 – 2011 đạt 6,59%.

Bảng 2.4: Sản lƣợng và diện tích cây màu giai đoạn 2007-2011

CHỈ TIÊU ĐVT Năm

2007 2008 2009 2010 2011

Cây màu: Diện tích ha 25.340 27.043 29.139 30.693 34.588

Sản lƣợng tấn 529.320 523.558 558.669 608.280 711.907

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011)

Ngành chăn nuôi: ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Vĩnh Long phát triển từ hình thức chăn ni nhỏ, chăn thả sang hình thức ni tập trung với các trang trại, quy mô lớn đảm bảo vệ sinh thú y và có sản lượng hàng hố cao. Đàn bị tăng từ 65,3 ngàn con năm 2007 lên 67,4 ngàn con năm 2011 và đàn heo tăng từ 304,2 ngàn con lên 308 ngàn con. Đàn gia cầm cũng tăng ổn định từ 2.894,9 ngàn con năm 2007 lên 5.772 ngàn con năm 2011. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi năm 2011 đạt 1.055 tỷ đồng, tăng 1,44 lần so với năm 2007 và chiếm 19% giá trị sản xuất nơng nghiệp, tăng trưởng bình qn đạt 6,94%/năm.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007-2011)

Ngành dịch vụ nông nghiệp: trong những năm qua, cuộc sống người dân đã từng

bước được cải thiện, nhu cầu của nơng dân ngày càng cao nên các loại hình dịch vụ nơng nghiệp từng bước phát triển. Các loại hình dịch vụ như: cung cấp giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y… góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 3,13% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. 2.2.1.2 Lâm nghiệp

Với đặc điểm lãnh thổ là vùng đồng bằng phù sa ngọt, thế mạnh là nông nghiệp, ngành lâm nghiệp của Vĩnh Long có vai trị khơng đáng kể trong cơ cấu GDP nói chung và cơ cấu Nơng - Lâm - Ngư nghiệp nói riêng. Giá trị sản xuất thực tế năm 2011 đạt gần 34 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1% trong cơ cấu Nơng - Lâm - Ngư nghiệp, trong đó chủ yếu là khai thác và thu nhặt lâm sản như: củi gỗ, tre trúc, lá dừa nước...; trồng và nuôi rừng chiếm giá trị rất nhỏ chủ yếu là trồng cây phân tán.

2.2.1.3 Ngành thủy sản

Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, diện tích mặt nước ni trồng thủy sản của tỉnh cịn khá lớn và đa dạng: đất lúa, đất vườn, đất bãi bồi đều có thể ni kết hợp hoặc ni chun các giống lồi thủy sản nước ngọt. Bên cạnh đó hệ thống sơng rạch trên địa bàn tỉnh có thể bố trí ni thủy sản lồng bè. Đến năm 2011, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 787 tỷ đồng chiếm 12% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng thủy sản đạt 143.094 tấn so với năm 2007 tăng 43.881 tấn. Trong đó sản lượng ni trồng 135.436 tấn và sản lượng khai thác được 7.658 tấn.

Khai thác thủy sản ở Vĩnh Long chỉ thực hiện trên sông và khai thác nội đồng với những phương tiện nhỏ và ngư cụ thô sơ (đăng, đáy, cào vó, chài, lờ, lọp…). Sản lượng khai thác chiếm tỷ trọng khơng đáng kể và có xu hướng giảm dần, năm 2007 đạt: 7.937 tấn chiếm tỷ trọng 8% tổng giá trị sản lượng đến năm 2011 đạt 7.658 tấn chiếm 5,3%. Trong tương lai, khai thác nội đồng, trên sơng sẽ tiếp tục giảm vì nguồn lợi thủy sản có giới hạn.

Bảng 2.5: Sản lƣợng thủy sản giai đoạn 2007-2011

Đvt: tấn Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng sản lƣợng 99.213 108.379 121.628 140.458 143.094 Sản lƣợng nuôi trồng 91.276 100.526 113.860 132.782 135.436 Cá 91.248 100.498 113.835 132.765 135.423 Tôm 28 28 25 17 13 Sản lƣợng khai thác thủy sản 7.937 7.853 7.768 7.676 7.658 Cá 7.358 7.277 7.195 7.115 7.090 Tôm 579 576 573 561 568

2.2.1.4 Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

- Hệ thống giao thông nông thôn: Bằng nhiều nguồn vốn kết hợp, tỉnh Vĩnh Long

hàng năm đều dành một khoản vốn đầu tư rất lớn để ưu tiên cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nơng thơn. Tính đến cuối năm 2011 tồn tỉnh đã có 100% xã, phường, thị trấn (107/107) có đường ơ tơ đến trung tâm xã trong 2 mùa mưa nắng; phần lớn các xã có đường liên ấp được nhựa hóa và bê tơng từ 50% trở lên .

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt, mơi trường: Chương trình nước sạch vệ sinh mơi

trường nông thôn, xử lý chất thải được quan tâm đầu tư. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ hộ dân nông thôn dùng nước sạch từ các hệ thống cấp nước tập trung đạt 32% ở lĩnh vực nước sạch và VSMTNT.

- Hệ thống điện: được quan tâm đầu tư và phát triển nhanh chóng. Xây dựng trên

2.254 km đường dây điện trung thế và 3.922 km dây hạ thế, tính đến nay có 100% số xã, ấp có điện lưới quốc gia hơn 99% hộ dân sử dụng điện.

- Việc hiện đại hóa hệ thống thủy lợi: được đẩy mạnh góp phần cho sự nghiệp

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Cơng tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thủy lợi và quản lý điều tiết nước tưới từng bước được cải tiến, nên mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn kéo dài nhưng đã phục vụ tưới an tồn cho sản xuất nơng nghiệp. Năm 2011 diện tích chủ động tưới tiêu của tồn tỉnh 101.000 ha chiếm 86% diện tích đất nơng nghiệp. Trong đó diện tích chủ động tưới tiêu cây hàng năm: 68.000 ha, chiếm 94,6% tổng diện tích cây hàng năm; diện tích cây lâu năm 33.000 ha; chiếm 74,46% tổng diện tích cây lâu năm. Diện tích đảm bảo ngăn lũ là 70.625 ha, chiếm 70% so với diện tích thuỷ lợi.

2.2.1.5 Đời sống dân cư

Với sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà đã kéo theo đời sống dân cư ở vùng nông thôn cũng được cải thiện rõ nét, thu nhập của người dân đều tăng hàng năm. Nếu như mức

thu nhập bình quân đầu người năm 2007 chỉ có 14,2 triệu đồng/người thì đến hết năm 2011 đã tăng lên 28,3 triệu đồng/người. Bên cạnh đó, cơng tác xóa đói giảm nghèo tập trung thực hiện mạnh các chính sách giúp người nghèo được vay vốn, đào tạo nghề để tự phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ giúp cho họ tự tìm kiếm thu nhập và vươn lên thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện hành của từng giai đoạn) giảm từ 10,23% năm 2007 xuống còn dưới 7,99% năm 2011.

2.2.2 Những tồn tại và hạn chế

- Cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản còn mất cân đối, nơng nghiệp cịn chiếm trọng cao 87% (năm 2011) đặt biệt tiềm năng thủy sản khá lớn song chỉ chiếm tỷ trọng thấp 12%.

- Chuyển dịch cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ chậm, trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao (77,87% giá trị sản xuất nông nghiệp), tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn ni cịn chiếm tỷ trọng thấp 19% giá trị sản xuất nông nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, chưa tạo ra được những mơ hình tổ chức chăn ni phù hợp có quy mơ lớn; chất lượng đàn gia súc, gia cầm tuy đã được chú ý song việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp cơng nghệ sinh học cịn hạn chế, chưa hạn chế được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

- Kinh tế thuần nông chuyên trồng lúa là đặc trưng phổ biến của kinh tế nông thôn Vĩnh Long. Đồng thời khi thị trường khó khăn, giá lúa thấp ảnh hưởng tiêu cực mang tính dây chuyền đến tồn bộ hệ thống từ người trồng lúa - thu mua – chế biến đến xuất khẩu lúa gạo trong tỉnh.

- Sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn cịn nhiều bất cập là sản xuất hàng hố mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Mặc dù bước đầu tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hố quy mơ lớn như vùng chuyên canh cam sành ở Tam Bình, bưởi Năm roi ở Bình Minh có chất lượng khá, song đồng nhất sản phẩm vẫn thấp. Còn lại phần lớn các sản phẩm hàng hóa (lúa, rau, trái cây, thịt, cá…) ở Vĩnh Long

có chất lượng trung bình đến thấp, giá thành lúa, thịt gia súc - gia cầm thường cao hơn mức bình quân ở ĐBSCL nên sức cạnh tranh bị hạn chế.

- Sản xuất rau quả phát triển chậm, phân tán, tự phát, theo quy mơ hộ gia đình nơng dân, với phương thức tự cấp, tự túc là chủ yếu. Vì vậy, thị trường tiêu thụ rau quả vẫn chưa thốt khỏi tính chất truyền thống, lấy chợ nông thôn và thành thị làm nơi tiêu thụ sản phẩm.

- Trong sản xuất nông ngư – nghiệp Vĩnh Long còn thiếu sự hỗ trợ đắc lực toàn diện của công nghiệp chế biến và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Mơ hình tổ chức sản xuất kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp đa dạng chiếm tỷ lệ lớn, song hoạt động còn lúng túng, vai trò và lợi thế của kinh tế hợp tác chưa phát huy đầy đủ thế mạnh vốn có của nó trong phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường.

- Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng lên, nhưng mức thu nhập chưa cao, tích lũy cịn thấp, nên cuộc sống cịn gặp khó khăn; khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn tuy được rút ngắn, nhưng cịn 1,6 lần (năm 2011), ngành nghề nơng thôn chậm phát triển, trình độ dân trí cịn hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, giao thông chủ yếu chỉ phục vụ dân sinh, thủy lợi, điện chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất... nên hạn chế thu hút các nhà đầu tư vào nơng thơn.

2.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH ĐẠT ĐƢỢC CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN

2.3.1 Cơ cấu mạng lƣới và thị phần theo loại hình TCTD

Mạng lưới các TCTD trên địa bàn tỉnh có bước phát mạnh. Đến 31/12/2011 đã có 24 Chi nhánh các TCTD hoạt động gồm 18 NHTM, 1 NHCSXH, 1 Ngân hàng phát triển và 4 QTDNDCS. Các cơ sở giao dịch phân bố tại huyện, thành phố với mạng lưới 97 chi nhánh, phòng, điểm giao dịch, 93 máy ATM và 51 máy Pos hoạt động giúp cho các doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Bảng 2.6: Loại hình các TCTD trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long Loại hình TCTD Năm Loại hình TCTD Năm 2007 2008 2009 2010 2011 + NHTM NN và CP NN 4 4 4 5 5 + NHTM CP 3 3 7 10 13 + NHCSXH 1 1 1 1 1 + NH Phát triển Việt Nam 1 1 1 1 1 + QTDND CS 2 2 2 3 4 + SỐ LƯỢNG ATM 28 49 67 82 93 + SỐ LƯỢNG POS 12 14 30 46 51

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long).

Ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần nhà nước: gồm 5 chi nhánh Ngân hàng: NHNo&PTNT, NHTMCP Công thương, NHTMCP Ngoại thương, NHTMCP Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, với mạng lưới gồm 14 chi nhánh, 44 phòng giao dịch, 1 Quỹ tiết kiệm và 52 máy ATM. Trong đó chỉ có NHNo&PTNT có mạng lưới chi nhánh tại tất cả các huyện, thành phố (1 chi nhánh tỉnh; 9 chi nhánh huyện, thành phố) và 26 phòng giao dịch tại các cụm liên phường, liên xã và là ngân hàng chủ lực trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tỉnh.

Ngân hàng thương mại cổ phần: gồm 13 chi nhánh Ngân hàng là Ngân hàng Sài Gịn Thương tín, Đơng Á, Việt Nam Thịnh Vượng, Nam Việt, Kiên Long, Phương Đông, An Bình, Á Châu, Cổ phần Sài gịn, Kỹ thương, Phương Nam, Phương Tây và Đại Tín, với mạng lưới gồm 13 chi nhánh và 8 phịng giao dịch, 41 ATM Mạng lưới NHTMCP có mặt tại 4/8 huyện, thành phố trong Tỉnh.

Quỹ tín dụng nhân dân: gồm 4 QTDND cơ sở, hoạt động chủ yếu ở nông thơn và cho vay sản xuất nơng nghiệp là chính.

chính sách khác từ nguồn vốn tổ chức trong và ngồi nước và vốn Chính phủ giao thực hiện các mục tiêu, chương trình trọng điểm quốc gia.

Ngân hàng phát triển Việt Nam: Có 1 Chi nhánh tại Thành phố Vĩnh Long. Thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)