Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của các DN chế biến xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh bình thuận (Trang 39 - 43)

tỷ lệ lớn trong tổng tài sản là TSNH như hàng tồn kho, nợ phải thu…Tài sản được tài trợ bởi phần lớn nợ phải trả mà chủ yếu là từ các khoản vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản. Vì sử dụng tốt các khoản vay mà các năm qua khi mở rộng quy mô hoạt động DN luôn tạo được kết quả kinh doanh tốt doanh thu, lợi nhuận năm sau có xu hướng cao hơn năm trước. Tuy nhiên chỉ tiêu ROE, ROA lại có xu hướng giảm dần qua các năm vì vậy mà DN cần phải cân nhắc trong việc sử dụng hài hòa giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh.

2.2 Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của các DN chế biến xuất khẩu thủy sản khẩu thủy sản

Để tồn tại và phát triển con người cần đến thực phẩm. Thực phẩm là những thứ con người tiêu thụ qua hệ tiêu hóa với mục đích dinh dưỡng. Sau hàng loạt các sự kiện về vi phạm vệ sinh ATTP, các vụ ngộ độc thực phẩm thì ATTP trở thành mối quan tâm toàn cầu. Để đảm bảo ATTP nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế toàn cầu và của thị trường xuất nhập khẩu, nhu cầu phát triển của xã hội và địi hỏi chính đáng của người tiêu dùng thì cần có sự tham gia của các thành phần trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ nông trại, các nhà chế biến, dịch vụ vận chuyển cho tới các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng. Các tổ chức, DN phải làm ra sản phẩm có chất lượng và đảm bảo an tồn vệ sinh. Trong bối cảnh các nguồn thực phẩm khác đang gặp khủng hoảng với các đợt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm…. thì người tiêu dùng thế giới có xu hướng ăn nhiều thực phẩm thủy sản và nguồn gốc thủy sản hơn.

Chính vì vậy mà các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động chế biến thủy sản đều đề cập và nhấn mạnh đến ATTP như: luật thủy sản, luật ATTP, GMP, SSOP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000, BRC…Trong luật thủy sản 2003 (số 17/2003/QH11) điều 47 quy định các cơ sở chế biến thủy sản phải đảm bảo các điều

kiện “nhà xưởng, kho chứa trang thiết bị dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải ….phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường theo yêu cầu của pháp luật; phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện các quy định về bảo đảm vệ sinh ATTP; nguyên liệu thủy sản đưa vào chế biến phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm vệ sinh ATTP”.

Bên cạnh đó để đảm bảo ATTP các DN sản xuất, chế biến thủy sản ở Việt Nam thường xây dựng hệ thống HACCP - Hazard Analysis Critical Control Point. HACCP là một hệ thống các biện pháp nhằm chủ động phịng ngừa tồn diện và hiệu quả trong quá trình sản xuất chế biến, kiểm sốt các yếu tố nhà xưởng, trang thiết bị, cơng nghệ, mơi trường, con người tham gia q trình và đặc biệt phân tích, xác lập và tổ chức kiểm soát các điểm trọng yếu dễ phát sinh trong quá trình tránh những rủi ro liên quan đến vệ sinh ATTP. Đối tượng kiểm soát của HACCP là các mối nguy hại cho ATTP đang hiện diện hoặc cịn tiềm ẩn như mối nguy sinh học, hố học, vật lý, điều kiện bảo quản, sử dụng của sản phẩm. HACCP kiểm sốt tồn bộ quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, từ tiếp nhận nguyên liệu, các công đoạn sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với ATTP do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003. Trên nền tảng của các nguyên tắc này, các nước và khu vực đã phát triển các tiêu chuẩn HACCP phù hợp với yêu cầu quản lý của mình. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:2008 (phiên bản cũ là TCVN 5603:1998). TCVN 5603:2008 (số 979/QĐ-BKHCN_ 3/6/2008) với tên đầy đủ là quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm. Việc áp dụng HACCP ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 đối với ngành chế biến thủy sản do yêu cầu của các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Hệ thống HACCP phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các quy phạm sản xuất (GMP) và quy phạm vệ sinh (SSOP). GMP và SSOP tác động đến môi trường của hoạt động chế biến và cần được coi là các chương trình tiên quyết của HACCP. GMP - Good Manufacturing Practice được biết đến dưới tên gọi phổ biến là thực hành sản xuất tốt, là một phần của hệ thống quản lý chất lượng, là các qui định, những biện pháp, thao tác thực hành cần phải tuân thủ nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng. GMP nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá

trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt q trình gia cơng, chế biến. GMP giúp ngăn ngừa các mối nguy do tạp nhiễm, nhiễm chéo (từ con người, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất sang thực phẩm và từ thực phẩm ở công đoạn này sang thực phẩm ở công đoạn khác) hay do sự phát triển của các mối nguy (chủ yếu là sinh học) nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng vệ sinh ATTP. GMP đề cập đến nhiều mặt hoạt động của DN và tập trung vào các thao tác của cơng nhân. Cịn SSOP - Sanitation Standard Operating Procedures là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, là loại quy phạm được nhiều công ty thực phẩm sử dụng để giúp thực hiện các mục tiêu duy trì GMP trong sản xuất thực phẩm. Thông thường SSOP mô tả một hệ thống các mục riêng lẻ liên quan đến việc xử lý vệ sinh thực phẩm, đến vệ sinh môi trường DN và các hoạt động được tiến hành để đạt được các mục tiêu đó. SSOP cùng GMP kiểm sốt tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh ATTP của sản phẩm trong quá trình sản xuất chế biến, giúp làm tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP. GMP và SSOP được thực hiện ngay cả khi khơng có chương trình HACCP.

Bảng 2.8: Bảng phân biệt HACCP, GMP và SSOP

TT Tiêu chí GMP SSOP HACCP

1. Đối tượng kiểm

soát Điều kiện sản xuất Điều kiện sản xuất

Các điểm kiểm soát tới hạn (trọng yếu) 2. Mục tiêu kiểm soát - CP - Quy định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn ngừa các yếu tố ô nhiễm vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. - CP - Là các quy phạm vệ sinh dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP.

-CCP

- Là các quy định để kiểm soát các mối nguy tại các CCP.

3. Đặc điểm Đầu tư vật chất Đầu tư vật chất Đầu tư năng lực quản lý.

4. Tính pháp lý Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc với thực phẩm nguy cơ cao.

5. Thời gian Trước HACCP Trước HACCP

Sau hoặc đồng thời với GMP và SSOP.

nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Nguồn: sonongnghiepbinhdinh.gov.vn

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Hiện nay các DN chế biến thủy sản đang sử dụng TCVN ISO 9001:2008. TCVN ISO 9001:2008 – Quality management systems - requirement là hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và

đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị,

Bộ Khoa học và Cơng nghệ cơng bố. TCVN ISO 9001:2008 hồn toàn tương đương với ISO 9001:2008 và thay thế cho TCVN ISO 9001:2000 (ISO 9001:2000). ISO 9001: 2008 là phiên bản tiêu chuẩn quốc tế mới nhất do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu áp dụng tại các tổ chức ở 175 quốc gia trong đó có Việt Nam. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu: hệ thống quản lý chất lượng, trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nguồn lực, tạo sản phẩm, đo lường, phân tích và cải biến. ISO 9001: 2008 áp dụng đối với mọi tổ chức DN không phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm dịch vụ cung cấp. TCVN ISO 9001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng trong việc thỏa mãn yêu cầu khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định thích hợp. Tiêu chuẩn này khuyến khích việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình khi xây dựng, thực hiện và cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc đáp ứng yêu cầu của họ. Việc áp dụng một hệ thống các quá trình trong tổ chức, cùng với sự nhận biết và mối tương tác giữa các quá trình này, cũng như sự quản lý chúng để tạo thành đầu ra mong muốn, có thể được coi như "cách tiếp cận theo quá trình". Cách tiếp cận này giúp kiểm soát liên tục sự kết nối các quá trình riêng lẻ trong hệ thống các quá trình, cũng như sự kết hợp và tương tác giữa các q trình đó.

ISO 22000 là hệ thống tiêu chuẩn quản lý ATTP do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng. So với ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 22000 là một hướng dẫn thủ tục có tính định hướng nhiều hơn. ISO 22000 là tiêu chuẩn kết hợp 7 nguyên tắc và 12 bước kiểm soát mối nguy ATTP của HACCP với các nguyên tắc quản lý hệ thống. ISO 22000 có thể sẽ giúp DN kiểm sốt một cách tồn diện các khía cạnh và q trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Phiên bản hiện hành của ISO 22000 là ISO 22000:2005 và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN ISO 22000:2007. ISO 22000:2005/TCVN ISO 22000:2007(Food safety

management systems- Requirements for any organizations in the food chain) là hệ thống quản lý ATTP- Yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, quy định khung các yêu cầu hài hoà quốc tế cho việc tiếp cận toàn cầu. Ngày nay, Hệ thống quản lý ATTP ISO 22000:2005 và Hệ thống kiểm soát ATTP HACCP là hai hệ thống có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức, DN chế biến thực phẩm.

BRC - British Retail Consortium là tiêu chuẩn về ATTP của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh Quốc. BRC được thiết kế cho bất kỳ nhà cung ứng nào, không kể sản phẩm hoặc quốc gia xuất xứ có cung cấp sản phẩm thực phẩm cho các nhà bán lẻ. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm phần lớn yêu cầu giống như của tiêu chuẩn HACCP và GMP. BRC bao gồm các yêu cầu kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp nhà phân phối đảm bảo ứng phó kịp thời với sự thay đổi để luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hiện nay, có rất nhiều nhà bán lẻ lớn (cơng ty phân phối) của các nước phát triển tại châu Âu, châu Phi, Trung Đông, châu Á, châu Úc, Bắc và Nam Mỹ áp dụng tiêu chuẩn này. Việc áp dụng tiêu chuẩn BRC giúp công ty chứng minh với khách hàng rằng sản phẩm cơng ty an tồn và đã được kiểm sốt về nguồn gốc. Ngồi ra áp dụng tiêu chuẩn BRC giúp cơng ty kiểm sốt tốt hơn về hệ thống quản lý của công ty đối với sản phẩm.

Ngoài ra, tất cả các DN khi thành lập đều tuân theo luật DN. Luật DN 2005(Số 60/2005/QH11) có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2006, thay thế Luật DN 1999. Luật DN 2005 quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DN tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Tại chương IV luật DN 2005 đề cập đến công ty cổ phần và ở điều 95 của luật này quy định về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần “Cơng ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đơng, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đơng là cá nhân hoặc có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của cơng ty phải có Ban kiểm sốt”. Các nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện đến lợi ích miễn nhiệm và bãi nhiệm của ban kiểm sốt được trình bày từ điều 121 đến điều 127 của luật này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh bình thuận (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)