Quan điểm về hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh bình thuận (Trang 69 - 71)

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm và nhằm phát huy vai trò DN vừa và nhỏ.

Hiện nay, cả nước có hơn 500.000 DNVVN, chiếm 98% tổng số DN đăng ký. Trong khi đó, con số này ở tỉnh Bình Ðịnh hiện là hơn 4.100, chiếm 97% tổng số DN trên địa bàn tỉnh. Bình qn hằng năm, DNVVN ở Bình Ðịnh đóng góp 60% tổng sản phẩm địa phương (GDP) và hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Trong những năm qua, các DNVVN của Bình Ðịnh đóng vai trị quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, làm cho nền kinh tế năng động và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng bước vượt qua khó khăn, lớn mạnh.

Qua khảo sát cho thấy DNVVN tồn tại ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và hoạt động dưới mọi hình thức. Với quy mơ vốn vừa và nhỏ nên các DN khơng có điều kiện đầu tư nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng, trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý, công tác marketing cịn kém hiệu quả, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường …Hay nói cách khác, năng lực kinh doanh còn yếu, năng lực quản lý và tiềm lực tài chính cịn thấp. Các DNVVN vẫn phải tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh mà thiếu vắng vai trị rõ nét của chính sách nhà nước. Tuy nhiên các DNVVN có chu kỳ SXKD thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho DN kinh doanh hiệu quả. Các DNVVN có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh nên nó có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường, cho phù hợp với thị trường.

Chính vì vậy mà DNVVN cần có sự hỗ trợ bởi các chính sách, thể chế về bồi dưỡng nâng cao năng lực (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về cơng nghệ, v.v...), hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho DNVVN vay, bảo lãnh tín dụng cho DN...), nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về DNVVN, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin, v.v...).

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm thực tiễn tại từng DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định

Các DN chế biến xuất khẩu thủy sản Bình Định đều phản ánh đặc thù ngành với tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản và có khuynh hướng tài trợ nhiều từ vốn vay mà chủ yếu bởi nợ vay ngắn hạn (mục 2.1), cùng chịu tác động bởi các chính sách văn bản pháp lý liên quan đến thủy sản và ATTP (mục 2.2). Tuy nhiên mỗi DN gắn với mỗi đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh riêng, có quy

mô, hoạt động tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, phong cách điều hành quản lý, chất lượng đội ngũ nhân viên khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu khơng giống nhau. Chính vì vậy mà hồn thiện hệ thống KSNB cũng đòi hỏi phải dựa trên đặc điểm thực tiễn ở từng DN nhằm đạt được mục tiêu mà mỗi DN đặt ra. Hoạt động KSNB phải được xem là một phần không tách rời các hoạt động hằng ngày tại DN, phải được thực hiện ngay trong các quy trình hoạt động, mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh bình thuận (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)