Kiến nghị với Bộ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh bình thuận (Trang 82 - 86)

Bộ tài chính cần ban hành các quy định, hướng dẫn để xây dựng hệ thống KSNB phù hợp với quy mô và đặc điểm DN vừa và nhỏ ở Việt Nam. Việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB phụ thuộc vào từng DN nhưng hiện nay các DN còn chưa nhận thấy được sự cần thiết và lợi ích của hệ thống KSNB mang lại, cịn bở ngỡ trong việc tổ chức hệ thống KSNB. Chính vì vậy địi hỏi bộ tài chính cần có văn bản quy định, hướng dẫn có hệ thống và đầy đủ giúp DN đặc biệt là DN vừa và nhỏ (DNVVN) trong việc tổ chức, thực hiện KSNB. Các hướng dẫn của bộ tài chính cần theo hướng chi tiết cụ thể với các hướng dẫn rõ ràng, các khái niệm và thuật ngữ sử dụng được định nghĩa dễ hiểu, các mục tiêu, yêu cầu cụ thể và đưa ra một số tình huống, ví dụ cụ thể để hướng dẫn áp dụng. Điều này xuất phát từ vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế và phù hợp với cách thức xây dựng quy định, chuẩn mực mới của các tổ chức quốc tế. Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay, các

DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DN. Các DNVVN khai thác hiệu quả tiềm năng về vốn và tay nghề, tạo việc làm cho người lao động đảm bảo cho sự ổn định phát triển bền vững, góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập quốc dân. Với lợi thế cơ động, linh hoạt nên DNVVN dễ dàng chuyển hướng sản xuất kinh doanh, nhạy bén với sự thay đổi của thị trường, không chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng dây chuyền, không gây nên khủng hoảng kinh tế xã hội, đa dạng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Các DNVVN có vai trị to lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động góp phần quan trọng trong cơng tác đơ thị hóa và phi tập trung hóa, đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng và tạo việc làm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu thực trạng hệ thống KSNB ở các DN chế biến xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Bình Định ở chương 2. Chương 3, tác giả đã đưa ra định hướng hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với đặc điểm, quy mô của các DN vừa và nhỏ, phù hợp với thực tiễn tại đơn vị khảo sát, và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và ngành thủy sản ở tỉnh Bình Định.

Một hệ thống KSNB vững mạnh giúp DN hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực, bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư; đảm bảo nhân viên tuân theo các quy trình, quy chế, nội quy hoạt động của tổ chức cũng như quy định pháp luật; đảm bảo tính chính xác của số liệu kế tốn và báo cáo tài chính. Chính vì vậy trong ngắn hạn, cần hoàn thiện hệ thống KSNB nội tại đang thực hiện lồng ghép trong các hoạt động thường nhật, quy trình kiểm sốt. Nhưng về dài hạn cần xây dựng bộ phận KSNB để thiết kế và vận hành hệ thống KSNB một cách bài bản nhằm phù hợp với việc mở rộng quy mô, hoạt động ngày càng phức tạp, tình hình cạnh tranh gay gắt…. tạo sự phát triển bền vững cho DN.

Hoàn thiện hệ thống KSNB được thực hiện trên việc hoàn thiện 5 yếu tố cấu thành, bao gồm: giải pháp hồn thiện về mơi trường kiểm sốt, hồn thiện về đánh giá rủi ro, hồn thiện về hoạt động kiểm sốt, hồn thiện về thơng tin truyền thơng, hoàn thiện hoạt động giám sát. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ từ bộ tài chính và nhà nước để đảm bảo hành lang pháp lý ổn định, thơng thống, khơng có sự chồng chéo. Bộ tài chính cần ban hành quy định, hướng dẫn thực hiện rõ ràng và chi tiết về cách thức tổ chức, hoạt động của hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm DN Việt Nam.

KẾT LUẬN

Thế giới đang trong q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế. Tiến trình tồn cầu hóa mở ra cho các quốc gia phát triển và đang phát triển những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các DN Việt Nam trong cơng cuộc tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy một hệ thống KSNB vững mạnh đang là một nhu cầu bức thiết. KSNB là một hoạt động thường nhật không thể thiếu trong quản trị DN được áp dụng tại bất cứ DN nào, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Hệ thống KSNB thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Nói cách khác hệ thống KSNB là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Ngày nay, các DN đã và đang nhận thức rõ tầm quan trọng của KSNB, bởi vì một hệ thống KSNB hiệu quả sẽ giúp DN tránh được những rủi ro ngoài kỳ vọng và là nền tảng giúp DN hoạt động hiệu quả, an toàn và bền vững.

Qua tìm hiểu, quan sát và đánh giá hệ thống KSNB tại các DN chế biến thủy sản xuất khẩu ở tỉnh Bình Định thơng qua các yếu tố mơi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thơng, giám sát cho thấy các DN đã tạo được mơi trường kiểm sốt khá tốt đảm bảo thực hiện cho các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông được thông suốt giúp đạt được mục tiêu mà DN đặt ra. Tuy nhiên do còn hạn chế về vốn, quy mô, năng lực quản lý, tài chính, sản xuất thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao nên chưa đầu tư cho CNTT, hệ thống máy tính, chính sách nhân sự và phân cơng phân nhiệm chưa rõ ràng.

Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN này được tập trung trong ngắn hạn thơng qua hồn thiện các yếu tố, các bộ phận cấu thành hệ thống, đó là: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động giám sát, thông tin truyền thông, giám sát. Trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp trong dài hạn. Đó là, xây dựng bộ phận KSNB và hỗ trợ từ bộ tài chính, nhà nước cần thiết ban hành hướng dẫn, quy định rõ ràng chi tiết về tổ chức và vận hành KSNB nhằm giúp các DN khỏi bỡ ngỡ, nắm bắt và nhận được tầm quan trọng và lợi ích của KSNB.

Luận văn được thực hiện qua thu thập các ý kiến đánh giá một số lãnh đạo và nhân viên nên chưa thể có tính đại diện cho đa số các nhà quản lý, nhân viên. Chính

vì vậy luận văn chưa đưa ra kết luận mang tính đầy đủ, đại diện về hệ thống KSNB tại các doanh nghiêp chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh bình thuận (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)