Thành tựu, hạn chế của hệ thống KSNB tại các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh bình thuận (Trang 62 - 65)

thủy sản ở tỉnh Bình Định

2.3.2.1 Thành tựu

Bình Định là vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung bởi lợi thế nằm trung điểm của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy bắc- nam, nằm trên trục hành lang đơng tây, có cảng biển Quy Nhơn, sân bay phù cát, đồng thời là cửa ngõ ra biển thuận lợi nhất của tây nguyên, nam lào, đông bắc campuchia và thái lan thông qua quốc lộ 19…tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ cho các hoạt động xuất khẩu của tỉnh với các nhóm hàng: lâm sản, nơng sản, thủy sản, khống sản….Trong đó, thủy sản được xác định là ngành kinh tế quan trọng và phù hợp với tiềm năng phát triển của tỉnh. Hầu hết các DN chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định là các DN vừa và nhỏ, đã nỗ lực cố gắng vươn lên trong suốt hơn 30 năm hoạt động để phát triển cùng với nền kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Tại các DN này dù chưa thiết lập hệ thống KSNB bài bản, hoàn chỉnh nhưng trong hoạt động của mình DN đã thực hiện các nguyên tắc, các thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu.

Dựa trên kết quả khảo sát tiến hành ở các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định ở mục 2.3.1 ta thấy hệ thống KSNB ở các DN này có các thành tựu sau:

Thứ nhất, 100% các DN đã xây dựng được mơi trường kiểm sốt khá tốt để đảm bảo các mục tiêu của hệ thống KSNB

- DN đã xây dựng được văn hóa DN, tạo mơi trường làm việc thân thiện, xây dựng giá trị đạo đức và tính chính trực của toàn thể cán bộ nhân viên của công ty thông qua việc ban hành sứ mạng, giá trị cốt lõi, tầm nhìn, phong cách quản lý và triết lý lãnh đạo của ban điều hành DN, các quy định tác phong, giao tiếp, giờ giấc làm việc, trang phục….

- Chính sách tuyển dụng và đánh giá năng lực ở các DN thực hiện tốt đã tạo được đội ngũ công nhân viên lành nghề, có trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm trong cơng việc. Vì các nhân viên được đào tạo, bố trí, đề bạt theo đúng năng lực đã góp phần tạo nên bầu khơng khí làm việc hăng hái trong DN. Cán bộ cơng nhân viên tận tâm tận lực, góp cơng góp sức để đưa DN phát triển.

- Các nhà quản lý điều hành DN là những người gắn bó lâu dài với thâm niên công tác, kinh nghiệm quản lý, am hiểu hoạt động kinh doanh đã tạo được tính ổn định trong phong cách lãnh đạo. Chính vì vậy mà ở các DN ln có sự gần gũi, thân thiện giữa người quản lý và nhân viên giúp cho công việc được bàn bạc và trao đổi một cách thẳng thắn, rõ ràng để có được quyết định kinh doanh tốt nhất. Các nhà quản lý cũng quan tâm và tuân thủ các văn bản pháp lý, chính sách kế tốn và thực hiện điều chỉnh khi phát hiện sai sót.

- Đa số các DN thực hiện phân công, phân nhiệm công việc dựa trên sự ngầm hiểu hơn là ban hành các văn bản quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ từng nhân viên, bộ phận nhưng tại các DN vẫn đảm bảo thực hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát.

- Cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mơ và hình thức DN giúp thực hiện các hoạt động chức năng ở từng bộ phận, quản lý được toàn bộ hoạt động đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung của DN, đạt được hiệu quả cao trong tổ chức quản lý và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, hầu hết các DN đều tiến hành đánh giá rủi ro hằng năm để xem xét, phân tích và có biện pháp đối phó với các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu chung toàn DN và mục tiêu riêng ở từng bộ phận chức năng. Các DN đã xem xét các nhân tố về môi trường hoạt động, môi trường pháp lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị thơng qua các kênh thông tin từ khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ, hội thảo, cuộc họp nội bộ.

Thứ ba, tất cả các DN đã thực hiện các hoạt động kiểm soát, giám sát qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của người quản lý cấp cao, soát xét hoạt động của các nhà quản lý bộ phận, đến các hoạt động phân công phân nhiệm, ủy quyền và

thực hiện kiểm soát vật chất tài sản để bảo quản tài sản, đối chiếu và điều chỉnh kịp thời giữa số liệu thực tế và số liệu sổ sách.

Thứ tư, 100% DN tổ chức các kênh thông tin theo chiều dọc từ cấp trên xuống cấp dưới và chiều ngang giữa các cấp chức năng với nhau thơng qua các hình thức bảng thông báo, phong cách quản lý, thư điện tử nội bộ để có thể truyền thơng tin chính xác, kịp thời đến các đối tượng có liên quan.

2.3.2.2 Hạn chế

Bên cạnh các thành tựu đạt được thì hệ thống KSNB tại các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định cịn các hạn chế sau:

- Hạn chế khách quan

Hơn 67% các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bình Định là các DNVVN với khả năng tài chính cịn hạn hẹp, năng lực quản lý còn yếu, chưa chú trọng đến CNTT, thiếu liên kết hợp tác giữa các DN… Vì vậy mà các DN thiếu sự quan tâm đến việc đầu tư thiết lập và hồn thiện hệ thống KSNB. Trong khi đó để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay DN cần phải chú trọng đến vấn đề này.

- Hạn chế chủ quan

+ Qua khảo sát cho thấy ở các DN này, mỗi người thực hiện các công việc đan xen, đảm nhận nhiều khâu trong một nghiệp vụ nên vi phạm ngun tắc bất khiêm nhiệm. Vì vậy khó phát hiện sai phạm khi xảy ra, khó xác định trách nhiệm vật chất của các cá nhân, bộ phận liên quan, khó kiểm sốt lẫn nhau trong q trình thực hiện. Việc phân công quyền hạn và nhiệm vụ giữa các bộ phận tại hơn 30% DN cịn có sự chồng chéo, trùng lắp dẫn đến tâm lý đùn đẩy, ỷ lại, khơng phát huy được tính chủ động trong cơng việc. Bên cạnh đó, tại một số DN có sự phân cơng phân nhiệm nhưng chưa thực sự rõ ràng, cụ thể.

+ Trong hoạt động kinh doanh, DN không tránh khỏi các rủi ro. Vì vậy mà DN cần có các biện pháp đối phó với rủi ro bên trong và bên ngồi DN. 100% các DN cịn thụ động trong việc quản lý rủi ro, chỉ khắc phục khi xảy ra hậu quả mà thiếu các hoạt động phịng ngừa. Điều này dễ dẫn đến khơng hoàn thành các mục tiêu mà DN đặt ra. Ngoài ra khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro, các DN chưa xem xét đến ảnh hưởng từ sự thay đổi nhân sự, sự thay đổi CNTT, sự thay đổi người quản lý…mặc dầu các yếu tố này ảnh hưởng đến định hướng hoạt động, phát triển, khả năng cạnh tranh của DN.

+ Ngày nay CNTT phát triển như vũ bão và là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của DN. Tuy nhiên các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này nhất là ứng dụng CNTT trong quản lý điều

hành. Ứng dụng CNTT sẽ giúp quản lý bài bản hơn, thúc đẩy kinh doanh phát triển. Hơn nữa, các DN vẫn chưa chú trọng đến ảnh hưởng của CNTT trong hệ thống thơng tin kế tốn. Dựa trên cách quản lý tin tưởng lẫn nhau mà DN khơng thực hiện hoạt động, thủ tục kiểm sốt trên hệ thống máy tính nên dẫn đến tính bảo mật, độ an tồn của thơng tin kế toán kém.

+ Có đến 60% DN qua khảo sát chưa nhận thấy vai trò của hoạt động đánh giá định kỳ hệ thống KSNB. Kết quả khảo sát cho thấy có 2 trong 3 DN khảo sát khơng tổ chức kiểm tốn báo cáo tài chính từ các kiểm tốn viên độc lập hàng năm để xác định tính trung thực và hợp lý dựa trên khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được kiểm tốn sẽ cung cấp thơng tin tài chính đáng tin cậy đến các đối tượng sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính. Đồng thời các kiểm tốn viên độc lập cũng sẽ cung cấp các kiến nghị giúp DN hoàn thiện hệ thống KSNB và nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý tài chính, hoạt động kinh doanh. Đa số các DN chưa có bộ phận kiểm tốn nội bộ, chưa có quy trình giám sát cụ thể, chưa thực hiện nghiêm túc công việc giám sát nên chưa thể thay đổi linh động tùy theo mơi trường bên trong và bên ngồi DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở tỉnh bình thuận (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)