Dù quy mô DN lớn hay nhỏ đều chịu rủi ro khi thực hiện hoạt động kinh doanh vì vậy mà COSO đã khuyến cáo cần thiết lập nhân tố đánh giá rủi ro một cách nghiêm túc bất kể quy mô ở mức độ nào. Đánh giá rủi ro là một trong những nội dung quan trọng của quản lý. Việc thường xuyên đánh giá rủi ro sẽ giúp người quản lý đưa ra các giải pháp kịp thời giúp điều chỉnh, củng cố hệ thống KSNB của đơn vị. Để chủ động đối phó với rủi ro, giảm thiểu các thiệt hại từ rủi ro các DN cần tăng cường các hoạt động phòng ngừa hơn là khắc phục hậu quả rủi ro gây ra. Để làm được điều này DN cần phổ biến rộng rãi đến toàn thể nhân viên mục tiêu mà DN hướng đến để nhân viên cố gắng nỗ lực cùng DN đạt được mục tiêu, khuyến khích nhân viên tham gia đánh giá, phát hiện rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm ẩn. Ngồi ra, DN cần nhìn nhận rủi ro một cách tổng thể và có hệ thống nghĩa là DN phải xem xét, nhận dạng toàn bộ các sự kiện có khả năng xảy ra rủi ro, mối liên hệ tác động giữa các sự kiện theo chiều dọc các sự kiện ở toàn bộ đơn vị và theo chiều ngang các sự kiện ở từng bộ phận để có đầy đủ thơng tin đánh giá rủi ro và có những phản ứng kịp thời đối phó rủi ro.
Trong toàn bộ chuỗi hoạt động của DN từ khi bắt đầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, thu mua nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu đều có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, các DN thường đối mặt với nhiều loại rủi ro, như: rủi ro ẩn chứa trong các điều khoản của hợp đồng sẽ ký, rủi ro khi vận chuyển hàng hóa, rủi ro trong các khâu thanh tốn, tín dụng khi người mua hàng khơng thực hiện trách nhiệm thanh tốn, trách nhiệm của người xuất khẩu đối với sản phẩm bán trên thị trường nước ngoài, rủi ro sản phẩm lỗi, hỏng….Trong đó, rủi ro thường gặp là ở khâu vận chuyển và thanh toán.
Thanh tốn xuất khẩu là một cơng tác quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các DN xuất nhập khẩu. Thanh tốn xuất khẩu khơng chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếp cho đất nước, cho ngân hàng, cho DN hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Sở dĩ thanh toán xuất khẩu chứa đựng nhiều rủi ro vì nó chịu chi phối khơng chỉ những luật lệ và tập quán trong nước mà còn cả những luật lệ và tập quán quốc tế. Rủi ro ở đây không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ khơng được thanh tốn, mà còn được hiểu theo nghĩa rộng là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh tốn xuất khẩu.
Nhìn chung, các DN xuất khẩu thủy sản cịn thiếu kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế. Khi thanh toán xuất khẩu, phần lớn các DN không xem xét kỹ hoặc chưa hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong
hợp đồng xuất nhập khẩu, chưa chú trọng đến các chi tiết có tính nghiệp vụ khi tiến hành thương thảo hợp đồng với các đối tác nước ngoài hay…Mặc khác, đa số các DN xuất khẩu thủy sản đều thực hiện thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nên phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của ngân hàng phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước nhập khẩu. Đồng thời, với tình hình kinh tế thế giới khó khăn và biến động chính trị như hiện nay cũng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Vì vậy để ngăn ngừa, giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro gây ra, DN phải nhận thức được trách nhiệm pháp lý, rào cản kỹ thuật, thông lệ quốc tế, mức độ rủi ro, những nguy cơ đe dọa, mức độ thiệt hại đến tầm nào, hay nói cách khác là phải có biện pháp để quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro bằng bảo hiểm sẽ giúp DN xuất khẩu giảm thiệt hại và cũng là cơ hội để DN mạnh dạn trong phát triển thị trường mới, tăng khả năng khai thác thị trường cũ nhiều tiềm năng. Trong đó bảo hiểm tín dụng là giải pháp mới mà các DN xuất nhập khẩu phải quan tâm để bảo tồn vốn liếng của mình.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK) từ lâu được nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong cạnh tranh kinh tế. BHTDXK là nguồn tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các DN xuất khẩu, được xem là giải pháp đảm bảo an tồn về tài chính cho các DN Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi, là cơng cụ bảo vệ nhà xuất khẩu trước rủi ro thương mại của nhà nhập khẩu như: mất khả năng thanh toán nợ, phá sản, chậm thanh toán và một số rủi ro thương mại nhất định, góp phần giảm bớt khó khăn và nâng cao sức cạnh tranh cho DN. BHTDXK còn là “cứu cánh” cho các DN trong bối cảnh tình hình tài chính, tín dụng cịn nhiều khó khăn như hiện nay.
Lợi ích của DN tham gia BHTDXK là vơ cùng lớn. Thứ nhất đó là nâng cao năng lực quản lý tín dụng thể hiện ở việc DN sẽ giảm chi phí trong việc điều tra về tình hình tài chính tín dụng của khách hàng để đưa ra các quyết định liên quan đến hạn mức tín dụng và đảm bảo rằng quy trình quản lý tín dụng là tn thủ. Bên cạnh đó, DN sẽ xây dựng được ngân sách, chính sách và dự kiến được phí bảo hiểm và các khoản nợ xấu phải giải trừ. Về khía cạnh khác, tham gia BHTDXK sẽ giúp DN đẩy mạnh được hoạt động bán hàng. Cụ thể, giúp DN có thể bán hàng, dịch vụ nhiều hơn thông qua việc cung cấp thời hạn tín dụng nhiều hơn trong khi lại giảm thiểu thực chất về các rủi ro toàn bộ của việc khơng thanh tốn từ người mua hàng. BHTDXK cho phép DN có thể cung cấp điều kiện bán hàng tín dụng mở (một lựa chọn cạnh tranh hơn khi yêu cầu khách hàng mở L/C). Thêm vào đó, BHTDXK
cũng sẽ giúp DN nâng cao năng lực tài chính. Nếu DN có một vài khách hàng lớn hoặc xuất khẩu nhiều, bảo hiểm tín dụng sẽ tăng doanh số bán hàng và khả năng vay vốn…Ngồi ra, cơng ty bán bảo hiểm cũng sẽ tư vấn những vấn đề liên quan đến rủi ro như thị trường, khách hàng. Giá trị gia tăng nổi bật nhất khi DN tham gia BHTDXK là DN được trao quyền tự truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên internet để theo dõi tất cả các đơn hàng đăng ký bảo hiểm hoặc những quy định cấp hạn mức tín dụng.
Chính phủ đã có đề án cụ thể nhằm hỗ trợ mang tính chất thí điểm cho các DN xuất khẩu tại Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 5/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “thực hiện thí điểm BHTDXK” và trong thơng tư số 99/2011/BTC của Bộ tài chính ngày 7/7/2011 về “hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc thực hiện thí điểm BHTDXK” đã quy định 23 mặt hàng trong đó có thủy sản sẽ được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm trong 3 năm thí điểm nhằm giảm chi phí cho DN, nâng cao tính cạnh tranh. Tuy nhiên để DN “mặn mà” hơn, thực hiện rộng rãi với BHTDXK thì các bộ ngành liên quan phối hợp với hội nghề nghiệp cần tuyên truyền phổ biến để DN hiểu hết tác dụng, nhận thấy lợi ích lâu dài của BHTDXK hơn các phương thức thanh toán truyền thống đang thực hiện, cần xóa bỏ tâm lý mua bảo hiểm xuất khẩu sẽ làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành khi thực hiện xuất khẩu.