Kinh tế xuất nhập khẩu đóng vai trị quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trong những năm qua và chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới. Để giúp DN xuất khẩu thủy sản thoát khỏi bối cảnh khủng hoảng hiện nay và phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai thì việc hỗ trợ một cách hợp lý cho các DN là hết sức cần thiết.
Bộ NN&PTNT cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành, rà soát lại danh mục các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản và có văn bản cấm sử dụng các chất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu phù hợp và kịp thời với các quy định của quốc tế, cần có những bước đi mang tính đột phá trong đổi mới về thể chế và quy định cũng như sớm rà soát, loại bỏ các quy định thể hiện lợi ích cục bộ gây cản trở quá trình hoạt động của DN bởi lẽ những bất cập từ các chính sách quản lý, kiểm soát của nhà nước cùng với sự chậm trễ trong việc xử lý, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của DN dẫn đến sự tổn thất đáng kể về tài chính và thời gian của DN, làm giảm sức cạnh tranh của DN cũng như của sản phẩm thủy sản xuất khẩu của
nước ta. Ngồi ra, cần nâng cao trình độ, tính chun nghiệp của các cơ quan và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước mà đặc biệt là thay đổi về tư duy và cách làm của hệ thống quản lý nhà nước, kết hợp chặt chẽ với ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong việc khoanh nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn những khoản vay thích hợp, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp… để giảm bớt khó khăn cho các DN.
Khi vấn đề sức khỏe từ tiêu dùng thực phẩm được thế giới ngày càng quan tâm thì đòi hỏi khâu chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu phải được đặt lên hàng đầu vì nó có tính chất quyết định đến tương lai của thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Việc bảo đảm về chất lượng, vệ sinh ATTP và năng lực cạnh tranh cao là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với DN xuất khẩu thủy sản nói riêng và ngành thủy sản nói chung. Việc kiểm sốt ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm phải phát huy hiệu quả vì vậy Bộ NN&PTNT cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: hoàn thiện thể chế quản lý ANTP, hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống thủy sản, hỗ trợ về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tín dụng và phối hợp với hội nghề nghiệp tổ chức trang bị những kiến thức quản lý hiện đại về khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần, chế biến đồng thời tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát… Các quy hoạch tổng thể về ATTP, từ sản xuất đến tiêu dùng phải được triển khai trên hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rõ rệt và tồn diện tới việc cải thiện tình trạng ATTP nhằm góp phần tăng lợi thế cạnh tranh, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa người ni, nhà cung cấp thức ăn và DN chế biến xuất khẩu hướng đến sự phát triển bền vững và hiệu quả của ngành thủy sản trong thời gian tới.