Tam Cốc – Bích Động

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 89)

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HOA LƢ ĐƢỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA DANH

3.3.3. Tam Cốc – Bích Động

Tam Cốc có nghĩa là ba hang, gồm: hang Cả, hang Hai, hang Ba, thuộc địa phận thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ba Hang của Tam Cốc còn có tên gọi chung là “Tam thuỷ động”. Cả ba hang đều được tạo thành bởi những dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Vì vậy,

Tam Cốc còn được gọi là “Xuyên thuỷ động”. Với vẻ đẹp mà tạo hoá ban cho,

Tam Cốc còn được biết đến với tên gọi “Vịnh Hạ Long Cạn”.

Đi thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thuỷ duy nhất, ra vào mất khoảng trên hau tiếng đồng hồ. Thuyền trôi khoảng 400m theo dòng sông Ngô Đồng là đến Nghi môn ngoại (cửa ngoài), là hai quả núi dựng đứng hai bên sông, núi bên tay phải là núi Cửa Quen, núi bên tay trái là núi Vụng Gạo. Đi một đoạn nữa, thuyền vào cống Rồng - bắc ngang qua sông Ngô Đồng trên đường vào am Thái Vi. Cống dài 2,8m, làm bằng đá, chạm hình đầu rồng. Qua cống Rồng, nhìn sang bên trái là núi Văn, rồi núi Võ. Tương truyền, xưa kia có một vị thần gánh hai quả núi qua đây, đòn gánh gẫy, thế là hai quả núi rơi xuống nằm bên sông. Hai ngọn núi mọc thành một chiếc mũ của quan văn, một chiếc mũ của quan võ. Thuyền đi qua hai trái núi, nếu quay nhìn lại, thấy ở đỉnh núi Võ có hình một hòn vọng phu nhỏ trông rất đẹp mắt. Nhìn ra sang bên trái, thấy một trái núi lớn có tên là núi Hang vì có hang Thiên Hương thờ Linh Từ Quốc Mẫu là bà Trần Thị Dung đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Trên đỉnh Hang có hình một người ngồi quay mặt về phía Tây Bắc (về hướng đền Thái Vi). Tương truyền, đó là vị thần đã gánh hai trái núi Văn, Võ hoá đá.

Thuyền đi tiếp là đến Nghi môn nội (cửa trong) do hai quả núi đứng bên sông tạo thành: bên tay trái là núi Bến Thánh (núi nằm sát Bến Thánh là bến thuyền do vua Trần Thái Tông cho làm để đi bằng đường thuỷ vào am Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

Đi thêm một đoạn nữa là một cửa hang rộng. Đó là hang Cả. Từ bến Văn Lâm đến cửa hang Cả đi thuyền mất khoảng 2km. Vào buổi sáng, nhìn phía trước cửa hang Cả thấy mặt nước lung linh đủ bảy sắc cầu vồng khi có ánh sáng mặt trời chiếu qua. Cảnh sơn thuỷ kỳ ảo như một bức tranh thuỷ mặc đầy màu sắc. Hang Cả dài 127m, rộng 20m, nằm dưới một quả núi lớn vắt ngang qua hai dãy núi bên sông Ngô Đồng. Dòng sông Ngô Đồng đến đây thắt lại, chảy luồn qua núi tạo thành hang. Cửa vách hang rộng trên 20m. Thuyền đến sát cửa hang bên phải, nhìn lên vách đá, thấy có khắc bài thơ chữ Hán và bài dịch thơ của Cử nhân Đỗ Kiêm Thiện (người thôn Khả Lương, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Bài thơ được dịch như sau:

“Tượng trời ai vẽ vào đây,

Trăm hang có lẽ hang này là hơn. Ba tầng vàng đúc nên khuôn,

Mây tuôn ra nước, nước tuôn một dòng. Nước từ Bến Thánh chảy thông,

Mạch từ trong núi Hàm Rồng chảy ra. Mưa rồi mây vẫn chưa qua,

Gió hiu hiu thổi gió mà sóng yên. Núi vang những khúc huân huyền, Đá in năm sắc tựa màu gấm hoa. Vầng Đông nhấp nhánh soi qua,

Lạnh mà không lạnh trăm hoa đua cười.”

Đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp buông xuống. Những chùm nhũ đá ở ngay cửa hang ánh lên những sắc màu kỳ diệu và phản chiếu xuống mặt nước lung linh. Nhũ đá ở đây gợi sức tưởng tượng phong phú cho con người. Cái thì mang dáng dấp con người, cái lại giống cây rừng, loài vật trong thần thoại. Nhìn lên trần hang và hai bên thành hang có chỗ đá nhẵn, phẳng lỳ như đánh

bóng. Trong hang còn có khối nhũ đá tròn lỳ, nước từ đây tí tách nhỏ xuống dòng sông như bầu sữa mẹ đem ngọt ngào, sinh khí cho đời. Thuyền đi ra khỏi hang, bên tay phải là một thung nhỏ, có những phiến đá phẳng, nhẵn, rộng như cái chiếu, gọi là thung lũng Tình yêu, vì ngày xưa, trai gái thường vào đây tình tự. Nếu quay lại nhìn vách núi, thấy ngay hình một cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi câu cá. Đó là ông tiên câu cá. Cao hơn nữa là hình một cô tiên mặc áo trắng đang bay. Quan sát dãy núi bên phải dòng sông, ta thấy cấu trúc các khối đá xếp chồng lên nhau giống như khu đền Ăng Co chạy dài tít tắp.

Hang Hai cũng nằm dưới quả núi vắt ngang qua dãy núi ở hai bên sông, dài 60m, rộng 18m. Trần hang có nhiều nhũ đá như hình mây bay.

Ra khỏi hang Hai, đi 100m nữa là hang Ba, dài 45m, rộng 18m. Mùa hè, so với hang Cả và hang Hai thì đây là hang mát nhất vì hang thấp hơn. Trần hang có ít nhũ đá rủ, chủ yếu là những vòm đá nhẵn tạo thành như bị bào mòn đến trơ trụi khiến du khách sửng sốt.

Cùng với Tam Cốc, Bích Động là một địa danh nổi tiếng của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam) sau động Hương Tích - “Nam thiên đệ nhất động” ở tỉnh Hà Tây.

Chùa Bích Động đã có từ lâu nhưng phải đến năm 1774 tên gọi này mới được ra đời. Khoảng năm Giáp Ngọ (1774), Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm sau khi dẫn quân đi tuần hành ở biên giới, lúc trở về đã cùng Nguyễn Nghiễm đến thăm chùa và đặt tên cho chùa là Bích Động. Bích Động có nghĩa là động xanh. Có lẽ khi chúa Trịnh Sâm đến đây, nhìn toàn cảnh núi, động, sông, nước. đồng ruộng, cây cối đều xanh tươi, chùa như hội tụ nền xanh đó nên phải gọi là động xanh, cái tên rất đẹp và mộng mơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; đỗ Hoàng Giáp năm Vĩnh Khánh thứ 3 (1731), làm chức Tể tướng). Điều này là không đúng.. Trong sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, ghi: “Tháng 10 năm 1774… Trịnh Sâm thấy Ngũ Phúc đem đạo quân trơ trọi một mình đi vào quá sâu, e xảy ra sự bất trắc, bèn quyết đi tuần hành nơi biên giới để làm thanh thế viện trợ cho Ngũ Phúc… bổ dụng Nguyễn Nghiễm và Lê Đình Châu làm Tả tướng quân và Hữu tướng quân, còn Trịnh Sâm tự thống suất đại binh ở giữa để tiếp ứng.” Như vậy, Nguyễn Nghiễm đã đi cùng Trịnh Sâm. Bên cạnh chữ Bích Động chạm khắc trên vách núi còn có một dòng chữ ghi “Nhật Nam nguyên chủ đặc bút” (Bút tích của người đứng đầu nước Nhật Nam). Dòng chữ đã nói rõ người đứng đầu nước Nam, mà người đứng đầu nước Nam khi đó là Trịnh Sâm. Vì thế có thể khẳng định Trịnh Sâm là người đặt tên cho chùa là “Bích Động”. Trải qua bao mưa nắng của đất trời, hai chữ “Bích Động” đó vẫn còn trên vách núi. Nó là một “vách ngấm” độc đáo như viên ngọc quý có nhiều màu lấp lánh.

Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ xây dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao. Nhưng điều độc đáo của chùa Bích Động là xây dựng theo kiểu chữ “tam”, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp đến cao thành ba ngôi chùa riêng biệt: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Điều độc đáo thứ hai của chùa Bích Động là núi, động và chùa đan quyện, hài hoà, bổ sung cho nhau, ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoạn mục.

Điều độc đáo thứ ba của chùa Bích Động là ba ngôi chùa được xây dựng trên sườn núi cao, dưới gầm núi lại có động dài 350m chảy theo chiều dọc của núi, chứa đựng nước trong ruột núi.

Điều độc đáo thứ tư của chùa Bích Động là ở núi Bích Động có ba ngôi chùa: Hạ, Trung, Thượng; lại có ba động gồm hai động khô và một động nước hình thành theo kiểu chữ “tam”. Dưới đất là Xuyên thuỷ động, lưng chừng núi là Động Bích ôm gọn lấy điện Mẫu và chùa Trung, bên trên chùa Trung là động Tối. Cũng rất hiếm một trái núi lại có tam cốc ở trong. Đó cũng là điều kì diệu của núi Bích Động.

Đi vào chùa Bích Động, trước hết phải qua Tam quan một, Tam quan hai và Tam quan ba. Qua tam quan, phía bên tay trái là một cây si mọc trên núi um tùm xanh mướt, dưới đất có hòn núi nhỏ trông như hai chiếc bánh dày khổng lồ ép vào nhau. Đó là hòn núi Bánh Dày. Tương truyền, những ai đói khổ đến đây sờ vào núi Bánh Dày sẽ được ấm no. Ở đây có con đường bên chân núi dài khoảng 55m lát gạch là con đường “Nhất chính đạo” để đi vào chùa Hạ.

Khu vực chùa Hạ rộng chừng ba mẫu. Trước cửa chùa là một sân gạch rộng, có giếng nước, hai bên là hai dãy nhà trai, mỗi dãy bảy gian. Vườn chùa có nhiều cây lưu niệm, cây ăn quả sum suê, hoa trái ngọt ngào, hương thơm êm dịu bao phủ năm ngôi tháp là năm ngôi mộ của những nhà sư đã trụ trì và tịch ở đây. Chùa Hạ quay sang hướng Tây Bắc, toạ lạc dưới chân núi Bích Động, nằm trên nền cao hơn 2m so với sân gạch được kè bằng đá phiến. Kiến trúc chùa Hạ theo kiểu chữ “Đinh”, phần ngang là tiền đường năm gian, phần dọc là thượng điện hai gian, có những cột gỗ lim và cột đá cao to. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa là hai tầng mái thấp nữa, nhìn phía trước như có ba tầng mái. Hiên chùa rộng 2m, dựng bằng sáu cột đá. Hai hồi của chùa và xung quanh chùa xây toàn bằng đá thước. Ở thượng điện dựng toàn bằng cột đá. Các cột đá ở chùa Hạ đều vuông, cao hơn 4m. Qua hiên chùa bước qua bậc cửa gỗ mới vào được tiền đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

Tiền đường ở chùa Hạ đặt một tượng Hộ Pháp đứng, hai tay chắp. Đối diện tượng Hộ Pháp là bức tượng Đức Quan, biểu tượng cho các quan nhà Nguyễn đã có công tu sửa xây dựng chùa. Tượng đá gần tượng Hộ Pháp ở bên tay trái là tượng Đức Thánh Hiền. Hai gian bên gần hồi trong tiền đường đặt thờ các tượng Tổ. Gian bên trái là ba tượng: Trí Kiên, Trí Thể và Trí Tâm đã có công xây dựng chùa Bích Động.

Nền của thượng điện cao hơn nền của tiền đường gần 1m, có ba bậc đá bước lên. Trong thượng điện là nơi thờ Phật, có các bệ thờ từ cao xuống thấp, đặt các tượng Phật và các đồ thờ như đỉnh hương, cây đèn: hàng cao nhất bày ba pho tượng Tam thế: Quá khứ, Hiện tại, Tương lai. Hàng thứ hai bày Di Đà Tam Tôn: A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Trí. Hàng thứ ba đặt một tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Hàng thứ tư đặt tượng Thích Ca Sơ Sinh.

Từ chùa Hạ, đi tiếp gần 40 bậc đá nữa, tới lưng chừng núi là đến chùa Trung. Độ cao chênh nhau từ chùa Hạ lên chùa Trung trên 30m. Đứng ở sân chùa Trung nhìn lên cao, thấy mái đá trên sườn núi đua ra che rợp cả sân. Phía trên mái chùa Trung ở vách đá thẳng đứng có bức đại tự chạm khắc hai chữ Hán “Bích Động”, viết theo lối đại tự chân phương khuôn chữ dài 1.5m. Điều độc đáo của chùa Trung là toạ lạc ở lưng chừng núi, kiến trúc bán mái phía ngoài , nằm gọn vào trong một động lớn, cửa động như ôm gọn lấy mái chùa. Chùa Trung nằm ở giữa động, quay về hướng Tây. Bên tay trái là điện Mẫu làm theo kiểu nhà dọc hai gian, mái uốn cong, gian ngoài là tiền đường, gian trong là thượng điện, dựng bằng các cột đá, đặt thờ tượng Liễu Hạnh.

Chùa Trung cũng kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”, hai tầng mái uốn cong, tiền đường ba gian, thượng điện ba gian. Tiền đường đặt tượng Đức Ông ở bên phải. Đối diện với tượng Đức Ông là tượng Đức Thánh Hiền. Gian giữa tiền đường, trước thượng điện trên cao có tấm đại tự bằng chữ Hán: “Sơn Linh Phật hội” (núi thiêng các Phật về đây tụ hội). Thương điện của chùa

Trung gồm ba gian bày các hàng tượng Phật như sau: hàng thứ nhất đặt tượng Tam thế. Hàng thứ hai đặt tượng Phật tổ Như Lai. Hàng thứ ba đặt Di đà Tam Tôn. Hàng thứ tư đặt tượng Thích Ca Sơ Sinh.

Lên chùa Thượng, phải bước tới gần 40 bậc đá theo sườn núi, gặp cảnh “Núi đá, vin cây tới đỉnh chùa”. Đến đây ta sẽ gặp một ngôi chùa nhỏ đặt trên một sườn núi, cao hơn so với sân gạch dưới đất khoảng 60m. Chùa Thượng còn được gọi là chùa Đông vì quay ra hướng Đông Nam. Hai hồi Bắc Nam của chùa đều xây bằng đá thước, phía Tây chùa áp sát vào vách núi, lấy núi làm tường. Cột, vì kèo của chùa làm bằng gỗ lim, mái cong, theo kiểu nhà dọc, gian ngoài là tiền đường có một bàn thờ bằng đá phiến to. Gian trong đặt thờ tượng Phật Bà Quan Âm. Hai bên chùa còn có hai miếu thờ. Miếu quay hướng Bắc thờ Sơn Thần. Miếu quay hướng Nam thờ Thổ Địa. Có thể nói không một trái núi nào như núi Bích Động có ba hang hình chữ “tam”, lại có ba ngôi chùa hình chữ “tam”, tam cấp theo sườn núi. Chùa Bích Động là một dáng nét văn hoá mang tính dân tộc cao, chiếm vị trí quan trọng trong di sản văn hoá Hoa Lư. Đó cũng là một tác phẩm nghệ thuật cổ kính, trang nghiêm của sự hoà nhập giữa con người với khung cảnh thiên nhiên tươi xanh, góp thêm cho bức tranh Tam Cốc - Bích Động được hoàn mỹ.

Có thể nói Tam Cốc - Bích Động là một quần thể du lịch thắng cảnh hấp dẫn vẫn giữ được nét nguyên sơ thiên tạo, gắn liền với niềm tự hào về quê hương xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Tam Cốc - Bích Động đã và đang là khu du lịch xanh, sạch, đẹp và là điểm đến an toàn cho mọi du khách.

3.3. TIỂU KẾT

Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Văn hoá được thể hiện qua ngôn ngữ, và ngôn ngữ phản ánh những thuộc tính, đặc trưng văn hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

Các thành tố của địa danh (thành tố chung, tên riêng) đều phản ánh những nét đặc trưng về lịch sử, kinh tế, xã hội của huyện Hoa Lư. Với 46 thành tố chung trong 981 phức thể địa danh huyện Hoa Lư đã được khảo sát, đặc trưng địa - văn hoá của huyện Hoa Lư được thể hiện rõ nét. Đó là bức tranh địa hình đa dạng, sinh động của một vùng lãnh thổ có đầy đủ các loại hình đối tượng địa lí: địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư, công trình xây dựng. Tất cả những gì tồn tại thực tế trong bức tranh cảnh quan địa hình đều được thể hiện trong địa danh. Không chỉ là vùng chiêm trũng núi đá, có nhiều núi đá vôi, hang, động, sông, ngòi… mà còn là những mảng màu khác nhau do sự khác nhau về địa hình của các xã trong huyện. Những đặc trưng lịch sử - văn hoá của huyện Hoa Lư cũng được thể hiện qua các thành tố chung phản ánh di tích, sự kiện lịch sử như: đền, đình, phủ, nhà bia tưởng niệm…

Khi xem xét tác động qua lai giữa ngôn ngữ và văn hoá, ta không chỉ dừng lại ở bề nổi mà còn phải khai thác chiều sâu của cấu trúc bên trong. Về nguồn gốc ngôn ngữ, địa danh Hoa Lư chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố Hán

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 89)