Sự thể hiện của văn hoá phi vật thể ở Hoa Lư qua hệ thống địa danh

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 68 - 71)

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HOA LƢ ĐƢỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA DANH

3.2.2.2. Sự thể hiện của văn hoá phi vật thể ở Hoa Lư qua hệ thống địa danh

đều là những cơng trình kiến trúc gắn với đời sống văn hoá - tâm linh của nhân dân trong huyện.

3.2.2.2. Sự thể hiện của văn hoá phi vật thể ở Hoa Lư qua hệ thống địa danh địa danh

* Đặc trưng văn hố thể hiện qua dấu ấn tơn giáo trong địa danh:

Cũng như các địa bàn khác trong cả nước, huyện Hoa Lư ghi dấu ấn của hai tôn giáo lớn: đạo Phật và Thiên Chúa giáo.

Sau khi đã là kinh đô, Hoa Lư dần trở thành trung tâm Phật giáo. Theo các thư tịch và dấu vết cịn sót lại, vào thế kỉ X, tại đây đã có khá nhiều chùa tháp như chùa Bà Ngơ, chùa Đìa, chùa Am, chùa Thiên Tơn, chùa Hoa Sơn

(xây từ thời nhà Đinh), chùa Ngần, chùa Nhất Trụ (xây từ thời Tiền Lê). Theo chính sử, vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt chức tăng thống Phật giáo trong lịch sử mà quốc sư đầu tiên của Việt Nam là Khng Việt.

Nói tới Phật giáo là nói tới hệ thống chùa chiền. Hầu như thơn xóm nào trong huyện Hoa Lư cũng có chùa thờ Phật. Huyện Hoa Lư có 49 ngơi chùa lớn, nhỏ. Trong đó có một số ngơi chùa được xếp hạng di tích như: chùa Hoa

Sơn, chùa Thiên Tôn, chùa Bàn Long, chùa Trung Trữ, chùa Phong Phú.

Đối với người dân Việt Nam nói chung và Hoa Lư nói riêng, đình, chùa khơng chỉ là nơi thờ Phật, thờ thánh mà cịn là nơi sinh hoạt văn hố, là bến đỗ của tâm hồn. Đi chùa lễ Phật cầu tài, cầu lộc, cầu bình an là một nét đẹp văn hố của người dân nơi đây mỗi dịp lễ, tết.

Thiên Chúa giáo cũng là một tôn giáo có ảnh hưởng khá lớn đối với người dân huyện Hoa Lư. Người dân một số xã trong huyện còn lập nên cả xứ đạo: xứ đạo Hoàng Mai (Ninh An)… Dấu ấn Thiên Chúa giáo ở Hoa Lư được phản ánh qua những phức thể địa danh có chứa yếu tố “nhà thờ”: nhà thờ Đạo Áng Sơn, nhà thờ Đạo Đơng Thịnh, nhà thờ Đạo Hồng Mai.

* Đặc trưng văn hố thể hiện qua dấu ấn tín ngưỡng trong địa danh: Tín ngưỡng là một biểu hiện, một thành tố của văn hoá dân gian và ở dân tộc nào, vùng miền nào cũng có tín ngưỡng. Tín ngưỡng thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người đối với một đối tượng tự nhiên hoặc xã hội nào đó mà người ta cho rằng nếu tơn vinh, thờ phụng sẽ đem lại lợi ích về vật chất hoặc tinh thần cho cá nhân hoặc cộng đồng.

Trong địa danh, tín ngưỡng có thể được thể hiên qua việc linh thiêng hoá một lực lượng siêu nhiên, một đối tượng, một nhân vật có cơng với dân với nước.

Trong địa danh huyện Hoa Lư, dấu ấn tín ngưỡng được thể hiên ở các khía cạnh sau:

- Tín ngưỡng thờ thần:

Đây là tín ngưỡng có từ lâu đời của người Việt. Nhiều địa phương thờ các vị thần tối cao trong vũ trụ, các vị thần sông, thần núi… Đối với người dân Hoa Lư, tín ngưỡng thờ thần được thể hiện rõ qua địa danh đền An Quốc (đất nước bình yên). Đây là ngôi đền thờ thần Trấn Vũ Thiên Tôn - vị thần cao nhất Huyền Thiên Thượng Đế Ngọc Hồng hố thân ơng trời. Vị thần này là tổng chỉ huy thiên binh thiên tướng nhà Trời, chuyên diệt trừ yêu ma, cứu giúp dân chúng. Thần Thiên Tôn được thờ ở động Thiên Tôn từ thời An Dương Vương. Sau khi lên ngơi hồng đế năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng cho sửa đền và đổi tên là đền An Quốc và sắc phong cho thần là An Quốc Tơn Thần (thần gìn giữ đất nước bình n).

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:

Từ rất lâu, người ta cho rằng chết là về với ông bà tổ tiên và họ tin rằng ông bà tổ tiên vẫn đi lại phù hộ, giúp đỡ con cháu. Từ đó hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đây là hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng có mặt ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

Đối với người dân Hoa Lư, thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tín ngưỡng khơng thể thiếu. Gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên. Những dịng họ lớn còn xây dựng cả nhà thờ họ: nhà thờ Họ Lê Hữu (Ninh Hải), nhà thờ Họ Nguyễn Đình

(Ninh Hải), nhà thờ Họ Đào (Ninh An), nhà thờ Họ Phạm Quan (Ninh

Mỹ)…

- Tín ngưỡng thờ thành hồng làng:

Thành hoàng làng là vị thần che chở cho làng. Thành hồng có thể là thiên thần hay nhân thần nhưng đều có cơng che chở cho dân, giúp đỡ dân trong việc lập làng, giữ nước, chống thiên tai và ngoại xâm… Việc thờ Thành hoàng được thực hiện rất tôn nghiêm với những nghi lễ, phong tục đòi hỏi mọi người phải đặc biệt tơn trọng. Thành hồng thường được thờ ở đình, đền. Người dân Hoa Lư thờ Thành hồng làng để bày tỏ lịng biết ơn, sự kính phục và cầu mong Thành hoàng che chở, bảo hộ cho cuộc sống của họ. Vì vậy tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng đã in đậm trong tâm thức người dân nơi đây. Có nhiều ngơi đình, đền thờ Thành hồng làng như: đình làng thơn Nội, đình làng thơn Ngoại, đình làng thơn Khê Hạ (Ninh Xuân), đình làng Hệ (Ninh

Vân) thờ Thành hoàng là cụ Hồng Sùng (q Thanh Hố) - người có cơng truyền dạy nghề đá mỹ nghệ cho nhân dân trong vùng…

- Tín ngưỡng thờ người có cơng với nước:

Đây là tín ngưỡng xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, là một nét đẹp văn hố nhằm mục đích ghi nhớ cơng lao của những người anh hùng dân tộc, những người có cơng với dân, với nước.

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, tín ngưỡng thờ người có cơng với nước được thể hiện rất rõ qua các địa danh chỉ cơng trình xây dựng: đền Vua Đinh, đền Vua Lê được xây dựng để tưởng nhớ cơng lao của vua Đinh Tiên Hồng -

người có cơng dẹp loạn 12 sứ qn, thống nhất đất nước, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư là kinh đô; và vua Lê Đại Hành - người đã tổ chức và

lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, giành được thắng lợi rực rỡ, đưa đất nước trở lại bình yên, xây dựng kinh đô Hoa Lư ngày càng hoàn chỉnh; đền Thái Vi thờ các vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông,

các vị tướng nhà Trần: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, và hoàng hậu Trần Thị Dung - người có cơng truyền cho nhân dân xã Ninh Hải nghề thêu ren.

Đền Đông Hội (Ninh An) thờ 3 anh em ruột là Đống Bụt, Diệu Vũ, Ngọc nữ

Trần Hoa thời Hai Bà Trưng - ba anh em họ Trần đã theo Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa và hy sinh…

Tóm lại, tín ngưỡng, tơn giáo ở Hoa Lư rất phong phú. Nó thể hiện đặc trưng văn hố của vùng và đây cũng là sự thể hiện của di sản văn hoá phi vật thể.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 68 - 71)