Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 61)

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HOA LƢ ĐƢỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA DANH

3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, được nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực như văn hoá học, ngôn ngữ học, nhân loại học, tâm lí học. Điều đó dẫn tới sự ra đời của nhiều bộ môn liên ngành trong đó mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá là trọng tâm như tâm lí - ngôn ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

Trong ngôn ngữ học, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá biểu hiện ở chỗ ngôn ngữ là biểu hiện, là hiện thân của văn hoá.

Nói về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Là một thành tố của nền văn hoá tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt trong nó. Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện chính để nhận thức và thủ đắc thế giới bên ngoài. Nó cũng đóng vai trò là công cụ giao tiếp cơ bản… Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hoá. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hoá dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của một nền văn hoá dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất.” [42, tr 47- 48].

Có thể nói, văn hoá được cấu thành từ nhiều yếu tố. Trong đó, ngôn ngữ là một yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng. Nó vừa thể hiện ở bề nổi lại vừa thể hiện ở chiều sâu của các tầng văn hoá. Đồng thời, nó còn là địa hạt mà con người qua sự tư duy, giao tiếp, ứng xử của mình đã có thể bộc lộ rõ nét những đặc điểm của văn hoá như tâm lí, nguyện vọng, quan điểm, tín ngưỡng, nhận thức.

Theo Từ Thu Mai, văn hoá của mỗi vùng quê đều được tiềm ẩn bên trong và thể hiện ra bên ngoài ở ba phương diện văn hoá chính là văn hoá sinh hoạt, văn hoá sản xuất và văn hoá lịch sử - quân sự. Vì thế khi nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của địa danh phải quan tâm đến sự thể hiện của ba phương diện văn hoá này trong địa danh.

Địa danh cũng là một lĩnh vực ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm trong ngôn ngữ học. Địa danh luôn phát triển trong không gian và theo thời gian. Đặc thù của nó là gắn với tính liên tục của văn hoá. Mối liên hệ đặc biệt giữa các tên gọi địa lý với các đối tượng mà nó gọi tên đều do con người và các nền văn hoá sáng tạo ra. Trên một vùng địa lí có nhiều tộc người

sinh sống thì sẽ có những biểu hiện đan xen của các nền văn hoá khác nhau và sự khác nhau này sẽ được phản ánh vào địa danh của vùng đó.

Trong địa danh, chúng ta thấy vẫn còn lưu giữ những yếu tố ngôn ngữ gọi tên các di sản văn hoá vật thể như chùa, đền, miếu, đình … và các di sản văn hoá phi vật thể như tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội … Cho nên, nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của địa danh cần quan tâm đến sự thể hiện các phương diện văn hoá vật chất và tinh thần trong địa danh.

Nghiên cứu địa danh huyện Hoa Lư dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá cần phải xem xét địa danh đã phản ánh những đặc điểm của văn hoá như thế nào, những đặc trưng nào được lựa chọn làm cơ sở khi định danh và chúng được biểu hiện qua địa danh ra sao… Từ đó, thấy được những giá trị văn hoá đặc sắc của nhân dân huyện Hoa Lư được thể hiện như thế nào qua các địa danh nơi đây.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 61)