Sự thể hiện phương diện văn hoá sinh hoạt

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 71 - 72)

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HOA LƢ ĐƢỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA DANH

3.2.3.1. Sự thể hiện phương diện văn hoá sinh hoạt

Cũng như nhiều địa phương khác, cư dân Hoa Lư sinh sống quây quần thành làng, xã. Mỗi khi có việc lớn của làng (thơn, xóm), người dân lại tập trung ở đình làng để họp bàn. Đồng thời, họ cịn tổ chức những buổi sinh hoạt tập thể, thể hiện tinh thần đoàn kết, nét đẹp văn hoá của địa phương. Một biểu hiện tốt đẹp trong văn hoá sinh hoạt của người dân Hoa Lư là các lễ hội. Là địa phương có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, Hoa Lư có nhiều lễ hội độc đáo, hấp dẫn: hội đình, hội đền, hội chùa… Hầu như nơi nào có chùa, có đình, đền là nơi ấy có lễ hội. Có những lễ hội nhỏ tổ chức trong phạm vi thơn, xóm. Có những lễ hội lớn hơn được tổ chức trong phạm vi xã, huyện và được cư dân ở nhiều vùng khác biết đến và tham dự. Ngày lễ hội là dịp mọi người gặp gỡ, sum họp, vui vẻ. Thông qua các hoạt động lễ hội bằng nghi thức tín ngưỡng dân gian, các trò chơi truyền thống, lễ hội khơi dậy trong lịng mỗi người tình cảm q hương, đồn kết. Khơng khí lễ hội vừa thiêng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử… cho các thế hệ. Trong lễ hội cũng diễn ra các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian của nhân dân.

Trong các lễ hội diễn ra trong năm, lễ hội Cố đơ Hoa Lư có quy mơ lớn nhất. Đây là một lễ hội truyền thống được mở để tưởng nhớ công lao các anh hùng dân tộc đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt thế kỉ X, tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội diễn ra tại trung tâm di tích Cố đơ Hoa Lư (Trường n). Lễ hội có lịch sử từ khi kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đơ. Lễ hội được mở vào mùa xn, có thể vào ngày sinh của Đinh Bộ Lĩnh (15/2 âm lịch) hoặc đầu tháng 3 từ 8/3 đến 10/3 âm lịch (tương truyền ngày 10/3 là ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi hồng đế, ngày 8/3 là ngày mất của vua Lê Đại Hành. Nhắc đến lễ hội Trường Yên dân gian có câu:

“Ai là con cháu rồng Tiên

Tháng hai mở hội Trường Yên thì về.”

Lễ hội có những hình thức sinh hoạt đặc sắc: rước, tế lễ, diễn xướng dân gian… Đó là những giá trị văn hố cổ truyền dân tộc. Tiêu biểu gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có những lễ tiêu biểu như: Lễ rước lửa, lễ rước nước, lễ cờ lau tập trận. Phần hội có nhiều trị chơi và diễn xướng dân gian như: kéo chữ “Thái bình”, thi vật, thi bơi chải, thi thổi cơm, thi ca cửu khúc, múa võ, đấu vật, múa khiên…

Ngồi ra, ở Hoa Lư cịn có những lễ hội khác như: lễ hội đền Thái Vi (mở từ 14/3 đến 17/3 âm lịch), lễ hội đền Đông Hội ( tổ chức vào mùa xuân), lễ hội động Thiên Tôn (mở vào 4/3 âm lịch)… Đây là những lễ hội cổ truyền hướng về cội nguồn dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 71 - 72)