Sự thể hiện phương diện văn hoá sản xuất

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 72 - 74)

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HOA LƢ ĐƢỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA DANH

3.2.3.2. Sự thể hiện phương diện văn hoá sản xuất

Đặc trưng văn hoá sản xuất của người Việt nói riêng và của cư dân Đơng Nam Á nói chung là “nền văn hố có cội nguồn và bản sắc riêng, đã

phát triển liên tục trong lịch sử. Đó là phức thể văn hố của các cư dân thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước với ba yếu tố: văn hoá núi; văn hoá đồng bằng và văn hố biển. Trong đó, yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng lại đóng vai trị chủ đạo.” [21, tr.42]. Từ nhận định trên, Hoa Lư cũng thuộc nền văn

minh lúa nước. Nhân dân Hoa Lư sinh sống bằng nghề trồng lúa nước là chính. Dấu hiệu để nhận ra nghề trồng lúa nước được thể hiện qua các địa danh chỉ vùng đất nhỏ phi dân cư (cánh đồng), các cơng trình thuỷ lợi (sơng, hồ, ngịi, kênh, trạm bơm…). Hoa Lư có 167 phức thể địa danh có thành tố chung “cánh đồng”: cánh đồng Lau, cánh đồng Vườn Bái, cánh đồng Đông Giang, cánh đồng Cá Chép…; 11 phức thể địa danh chứa yếu tố “sông”: sơng Hồng Long, sông Sào Khê, sông Ngô Đồng...; 3 phức thể địa danh chứa

yếu tố “hồ”: hồ Đền Cả, hồ Ba xã,…; 22 phức thể địa danh chứa yếu tố “ngòi”: ngòi Vườn non, ngòi Kim Thuỷ, ngòi Đồng Kếp…; 11 phức thể địa

danh chứa yếu tố “kênh”: kênh Quyết Thắng, kênh Đô Thiên, kênh Thống Nhất…; 22 phức thể địa danh chứa yếu tố “trạm bơm”: trạm bơm Ninh Giang, trạm bơm Hồng Phong, trạm bơm Đại Sơn…

Phương diện văn hoá sản xuất cịn thể hiện qua những địa danh nói về làng nghề truyền thống. Ở Hoa Lư có hai làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất là làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Vân) và làng nghề thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải). Đây là những làng nghề cổ lâu đời, quen thuộc với nhân

dân trong vùng. Xã Ninh Hải được coi là “vương quốc của thêu ren”. Tương

truyền từ năm 1285, khi vua Trần Thái Tơng trịn 40 tuổi đã nhường ngơi cho con, lên làm Thái Thượng Hoàng đã về vùng núi Vũ Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư) tu hành và lập căn cứ chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1285). Bà Trần Thị Dung là vợ thái sư Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về đây, đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

khéo léo, bộ óc sáng tạo, người Văn Lâm đã thả hồn vào chỉ, vào vải để tạo nên những sản phẩm đa dạng và độc đáo như: tranh phong cảnh, rèm, ga… Nghề đá mỹ nghệ ở Ninh Vân đã có từ 300 - 400 năm. Tương truyền nghề này do cụ Hồng Sùng (q Thanh Hố) truyền dạy cho nhân dân. Đây là một nghề kĩ thuật và mỹ thuật. Những hịn đá sù sì qua bàn tay khéo léo của người thợ đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo: tượng, chim thú, bể cảnh… và cả những sản phẩm đá cao cấp ở đền, chùa, nhà thờ… Nếu nhìn từ góc độ văn hố, sản phẩm đá mỹ nghệ chính là sự hố thân của thiên nhiên trong mơi trường sinh hoạt văn hoá của con người. Như vậy, địa danh làng nghề truyền thống là sự thể hiên rõ nét phương diện văn hoá sản xuất.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 72 - 74)