Chùa và động Hoa Sơn

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 84 - 89)

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HOA LƢ ĐƢỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA DANH

3.3.2. Chùa và động Hoa Sơn

Chùa và động Hoa Sơn thuộc thôn Áng Ngũ, xã Ninh Hồ, huyện Hoa

Lư, tỉnh Ninh Bình. Chùa và động Hoa Sơn nằm trên lưng chừng một trái núi mà nhân dân địa phương quen gọi là núi Chùa, thuộc dãy núi phía đơng nam kinh thành Hoa Lư xưa. Chùa và động Hoa Sơn gồm cả thiên tạo và nhân tạo. Đây là động đẹp có tiếng của tỉnh Ninh Bình, từ xa xưa con người đã biết dựa vào động để tạo dựng nên chùa. Di tích này có nhiều tên gọi khác nhau.

“Phơi sinh tự” tức là chùa phôi sinh, tên gọi này liên quan đến truyền

thuyết thời Đinh thế kỉ thứ X. Tương truyền, thời nhà Đinh có dịch đậu mùa, hồng hậu nhà Đinh đã tới đây, nương nhờ của Phật và sinh ra ấu chúa Đinh Toàn (con trai thứ của Đinh Tiên Hoàng). Nhân dân quanh vùng quen gọi là

chùa Bà Đẻ.

Tương truyền, vào thời Nguyễn, vua Tự Đức trong chuyến tuần du ra Bắc Hà, nghe đồn ở đây có chùa đẹp đã ghé thăm. Nhà vua vào động lễ Phật, thấy động kỳ ảo nên đã đổi tên thành Hoa Sơn. Từ đấy động được gọi là động Hoa Sơn hay chùa Hoa Sơn. Đây cũng là tên thường gọi chùa và động Hoa

Sơn. Gọi như vậy vì chùa thờ Phật ở trong động, tên động là Hoa Sơn với nghĩa hiểu nôm na là động đẹp như tranh lụa, như đoá hoa. ”Hoa Sơn” ý chỉ tinh hoa của núi. Trong động xây dựng chùa nên gọi là chùa và động Hoa Sơn.

Ngồi ra, di tích cịn có tên gọi “Chùa Hoa Sơn động”. Tên gọi này

vẫn giữ nguyên cụm từ “Hoa Sơn động” nhưng nếu dịch nghĩa ra thì tên chùa là Hoa Sơn động. Cách gọi này cũng bao hàm cả chùa và động Hoa Sơn, song nhiều người không hiểu là có cả chùa và động mà dễ nhầm lẫn “Hoa Sơn động” là tên của chùa.

Di tích cịn có tên gọi khác là “Linh thích cảnh tự” với nghĩa hiểu nôm na là động đá linh thiêng, cảnh tứ đẹp.

Từ thành phố Ninh Bình đi theo quốc lộ 1A (tuyến Ninh Bình- Hà Nội) đến km số 6, tới ngã ba cầu Huyện (Thị trấn Thiên Tôn) rẽ tay trái theo đường Tiến Yết (nay là đường 12C) chừng 3km tới ngã ba có đền Hành Khiển rẽ tay trái theo con đường đá vào thôn Áng Ngũ (xã Ninh Hoà) khoảng 300m, tới ngã ba rẽ tay phải đi khoảng 700m sẽ tới chân núi Chùa có di tích chùa và động Hoa Sơn. Đây là cơn đường bộ thuận lợi nhất đi vào di tích.

Chùa và động Hoa Sơn nằm gần kề kinh thành Hoa Lư của triều Đinh,

Tiền Lê thế kỉ thứ X. Do vậy, chùa và động Hoa Sơn là một trong những di tích ở xã Ninh Hồ có liên quan tới những sự kiện và nhân vật lịch sử thời kì này.

Cách cửa động về phía Đơng chừng 100m có một trái núi nhỏ, xưa là lối đi vào chùa và động mà nhân dân địa phương gọi là núi Đụn. Tương

truyền, đây là nơi để kho lương thảo, thóc gạo của triều đình Đinh Lê. Do vậy núi cịn có tên là núi Đụn thóc gạo.

Phía Đơng Nam có một trái núi chạy theo hướng Đơng Tây, ở giữa có quèn đi qua, dân trong vùng gọi là Quèn Deo (là nơi phát lệnh báo tin vui

chiến thắng) và cũng là một trong những của ải bảo vệ kinh thành Hoa Lư. Khi vua Tự Đức tới thăm chùa và động Hoa Sơn đã lệnh cho quan sở tại tập hợp các ngôi mộ thuộc hoàng tộc nhà Đinh và những người có cơng với triều Đinh; cho xây lăng Nghĩa Chủng ở khu đất rộng chừng ba mẫu. Hiện nay, lăng Nghĩa Chủng (xây bằng đá) vẫn cịn, nằm ở phía Đơng Nam, cách động Hoa Sơn chừng 150m. Nhà vua cũng truyền cho quan sở tại cấp hai mẫu ruộng ở phía Đơng Bắc đóng, giao cho nhân dân địa phương trồng cấy hàng năm, lấy lương thực để cúng tế trong chùa gọi là ruộng Phù Tự.

Tại ngã ba từ đường Tiến Yết vào Hoa Sơn động cịn có đền thờ quan Hành Khiển (Nguyễn Bặc). Đây là trạm gác cuối cùng trước khi vào bái yết trong cung vua của triều đình Đinh Lê. Nguyễn Bặc là bạn từ thuở nhỏ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

thành một tướng lĩnh tài giỏi bậc nhất của vua Đinh, được vua tin cẩn giao cho kiêm nhiệm việc điều hành giải quyết mọi việc ở trạm gác cuối cùng này và được dân trong vùng tơn lên làm thành hồng làng.

Chùa và động Hoa Sơn khơng chỉ là di tích có liên quan đến triều đình

nhà Đinh mà cịn là một trong những di tích lịch sử in đậm những dấu ấn cách mạng, kháng chiến của dân ta.

Năm 1948, cơ quan lãnh đạo Đảng bộ Ninh Bình về đóng tại Hoa Sơn động để lãnh đạo quân dân trong tỉnh tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời gian từ 1948- 1949, đồng chí Đỗ Mười là bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình (sau là Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam) đã sống và hoạt động tại đây, được nhân dân Áng Ngũ che chở và bảo vệ. Hoa Sơn động còn là địa điểm giao liên có nhiệm vụ tổ chức đường dây đưa đón cán bộ, bộ đội ra vào vùng tạm chiếm Nam Định. Trong chiến dịch Quang Trung (1951) và chiến dịch Tây Nam Ninh Bình (1953), Bộ chỉ huy quân sự quân khu III đã về đây sống và làm việc chỉ đạo kháng chiến. Quân ta đại thắng tiêu diệt cứ điểm Non nước (Thành phố Ninh Bình).

Ngồi ra, Hoa Sơn động cịn là trạm phẫu thuật tiền phương, cứu chữa cho anh em thương bệnh binh.

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, quân khí liên khu III đưa đạn và vũ khí về Hoa Sơn động cất giấu, bảo quản. Máy bay của giặc Mỹ nhiều lần đánh phá song vũ khí vẫn được đảm bảo an tồn. Từ năm 1969 đến năm 1975, dược phẩm Ninh Bình sử dụng chùa, phủ làm nơi chế biến, lưu giữ và phân phối thuốc cho các bệnh viện quân y và dân y.

Ngày 16/11/1987, đồng chí Đỗ Mười đã gửi thư cho cán bộ, nhân dân, các đồng chí trong ban bảo vệ di tích lịch sử thơn Áng Ngũ, trong thư có đoạn viết: “Tơi được biết nhân dân và ban bảo vệ di tích lịch sử Áng Ngũ đã có ý thức trong việc bảo vệ và tôn tạo để di tích Hoa Sơn động mãi mãi là sản

phẩm tinh thần mang truyền thống văn hoá và cách mạng của cha ông cho các thế hệ mai sau”.

Năm 1993, đồng chí Đỗ Mười về thăm Ninh Bình, có trở lại thơn Áng Ngũ thăm lại nơi đồng chí từng sống, hoạt động và được nhân dân che chở, đùm bọc cách đó hơn 40 năm.

Theo “Di tích danh thắng Hoa Lư - Ninh Bình”: Động quay hướng

Đông. Đứng trước của động, du khách sẽ có dịp ngắm nhìn tồn cảnh thiên nhiên thống đãng, có non cao, động thẳm, sơng ngịi kỳ thú. Thiên nhiên như đã ưu đãi riêng cho chốn này, để che chở, bảo vệ hoàng tộc nhà Đinh cách đây hơn mười thế kỉ. Cửa động Hoa Sơn có mây vờn, sương phủ linh thiêng, nước rơi tí tách quanh năm từ các nhũ đá. Khi bình minh ánh lên, vách núi cửa động là một màu tím nhạt, thực mơ huyền diệu bao phủ. Đây chính là cửa tiền của động, chiều ngang dài 12m, chiều cao khoảng 20m. Bên trái cửa tiền có chiếc khánh đá to, gõ vào nghe trầm bổng, âm u như tiếng chuông.

Nét độc đáo của động Hoa Sơn là chiều dài của động bằng chiều ngang của núi, dài khoảng 100m, xuyên qua núi, có ba hang liền nhau tam cấp, từ thấp lên cao là: hang Hạ, hang Trung và hang Thượng.

Vào cửa tiền, bước lên cao gần 3m là đền hang Hạ. Hang Hạ chính là một ngơi chùa thiên tạo. Ở đây đặt nhiều tượng Phật, hai tượng Hộ Pháp cao to đứng sừng sững hai bên. Tất cả các bát hương ở “chùa” đều làm bằng đá. Có một nhang án đá, chạm khắc lưỡng long triều nguyệt. Vách hang bên trái treo một quả chuông nhỏ đúc từ khi lập “chùa”.

Một câu đối ở chùa miêu tả về động như sau:

“Cảnh tú anh linh thiên cổ đại Hoa Sơn tiên động ức niên tiền”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

Hai bên “chùa” là hai lối lên hang Trung. Du khách bước lên mười bậc đá, cao gần 6m là đến hang Trung. Mặc dù hang Hạ và hang trung liền nhau nhưng cửa hang Trung vẫn thót lại. Hang Trung giống một ngơi nhà vịm cao rộng, có chiều cao khoảng trên 30m. Trần hang là những khối đá hình vịm nhẵn lì như đánh bóng. Trần và thành hang bên trái có một số nhũ đá. Nơi này như đám mây ngũ sắc, nơi kia như rồng bay, phượng múa, voi chầu, hổ phục,sư tử nằm. Gần cuối hang Trung về phía tay trái, có một khối nhũ đá lớn rất giống ông bụt ngồi uy nghiêm. Những giọt nước ở trong động hàng nghìn năm kiên nhẫn đẽo gọt làm nên kì cơng đó. Tất cả đều lung linh trong những dáng hình sinh động.

Từ hang Trung bước lên độ cao hơn 8m nữa mới đến hang Thượng. Hang Thượng nhỏ hơn, cửa hang ở phía Tây, lai thấp chỉ cao bằng đầu người. Bước lên cao gần 2m nữa, du khách mới ra được cửa hậu hình loe, nhỏ hơn cửa tiền. Nền cửa hậu là một lớp đá phẳng, có độ cao so với chân núi khoảng trên 100m, khơng có lối xuống núi. Đứng ở đây. phóng tầm mắt ra xa, chúng ta sẽ thấy những đồng lúa xanh mượt và dãy núi Trường Sơn trùng điệp nhấp nhô xám nhạt. Quả là cứ lên cao dần, vẻ đẹp thần tiên lại hiện thêm ra. Thật là:

“Trèo lên bậc đá thang mây

Khách trần mới biết cảnh này trời cho.”

Động Hoa Sơn là động xuyên qua núi, nên lúc nào cũng có sương ra,

gió thổi. Trong động mùa hè mát mẻ, mùa đông lại ấm áp.

Cảnh sắc thiên nhiên động đá Hoa Sơn cùng những chứng tích lịch sử yêu nước cách mạng ghi dấu tại đây đã hoà quyện làm một, tạo nên bản sắc riêng của di tích. Với những giá trị trên, di tích Chùa và động Hoa Sơn đã

được Bộ văn hoá (nay là Bộ văn hoá - thể thao và du lịch) xếp hạng di tích Cách mạng cấp Quốc gia năm 1988.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 84 - 89)