Phương thức chuyển hoá

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 54 - 55)

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƢ

2.5.2.2. Phương thức chuyển hoá

Phương thức chuyển hoá là phương thức định danh bằng cách lấy tên gọi đối tượng địa lí này để gọi một đối tượng địa lí khác. Do đó, địa danh mới có thể giữ nguyên dạng hoặc thêm một số yếu tố mới so với địa danh cũ. Địa danh cũ có thể mất đi hoặc song song tồn tại với địa danh mới.

Ở địa danh huyện Hoa Lư, chúng tơi thấy phương thức này có ba dạng: chuyển hố trong nội bộ địa danh, chuyển hoá nhân danh thành địa danh và chuyển hoá giữa các loại địa danh.

- Chuyển hoá trong nội bộ địa danh:

Phương thức này xuất hiện không nhiều trong cấu tạo địa danh huyện Hoa Lư. Chẳng hạn, trong loại hình địa danh địa hình thiên nhiên: núi Cây Chanh → ngòi Cây Chanh, hang Nấu Rượu → thung Nấu Rượu, hang Tối → động Tối…

Trong loại hình địa danh đơn vị dân cư: xã Trường Yên → thôn Trường

Trong loại hình địa danh cơng trình nhân tạo: đình Tuân Cáo → chùa Tuân Cáo, đền Đông Hội → di tích Đền Đơng Hội, đền Khả Lương → chùa Khả Lương…

- Chuyển hoá nhân danh thành địa danh:

Phương thức này xuất hiện chủ yếu trong địa danh đơn vị dân cư và cơng trình nhân tạo. Ví dụ:

Nguyễn Văn Trỗi → đường chiến lược Nguyễn Văn Trỗi.

- Chuyển hoá giữa các loại địa danh:

Các địa danh có cấu tạo theo phương thức này chiếm số lượng khá lớn. Đó có thể là:

+ Địa danh địa hình thiên nhiên chuyển hố thành địa danh cơng trình nhân tạo: sơng Hồng Long → đê Sơng Hồng Long, núi Xẻ → cầu Núi Xẻ, sông Tranh → đê Sông Tranh…

+ Địa danh đơn vị dân cư chuyển hố thành địa danh cơng trình nhân tạo: thơn Phú Gia → cầu Phú Gia, xã Ninh Mỹ → chợ Ninh Mỹ, thôn Văn Lâm → trạm bơm Văn Lâm, thị trấn Thiên Tôn → sân vận động Trung Tâm Thị Trấn Thiên Tôn, thơn Tn Cáo → đình Tn Cáo…

Như vậy, thơng thường địa danh tự nhiên và đơn vị dân cư dễ chuyển sang các loại địa danh khác, nhất là cơng trình nhân tạo. Bởi lẽ, địa danh là tên sông, núi (tự nhiên) hoặc đơn vị dân cư thường có trước tất cả các địa danh khác xuất hiện sau như chợ, chùa, cầu…

Tóm lai, phương thức định danh theo lối chuyển hoá là cách thức cơ bản để đặt tên địa danh mới trên cơ sở cái cũ, cái đã có.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 54 - 55)