Sự thể hiện phương diện văn hoá lịch sử quân sự

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 74)

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA HUYỆN HOA LƢ ĐƢỢC PHẢN ÁNH QUA HỆ THỐNG ĐỊA DANH

3.2.3.3. Sự thể hiện phương diện văn hoá lịch sử quân sự

Do đặc điểm tự nhiên và địa hình, vùng đất Hoa Lư từng là căn cứ địa trong các cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng quê hương, đất nước trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc ta. Điều này được thể hiện rõ qua dấu ấn của địa danh. Mỗi ngọn núi, dòng sông, mảnh đất Hoa Lư đều ghi lại những dấu ấn lịch sử từ thời vua Hùng dựng nước đến sự ra đời của nước Đại Cồ Việt. Hoa Lư cũng vừa là hậu cứ, vừa là chiến trường trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông do các vua Trần lãnh đạo, là điểm tập kết chiến lược của Quang Trung - Nguyễn Huệ trước khi thần tốc tiến về Thăng Long đại phá quân Thanh giải phóng đất nước …

Từ thời Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) còn nhỏ đã có nhiều truyền thuyết gắn với địa danh. Đó là ngọn núi Cắm Gươm (núi có gươm của ông chú Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Dự cắm); sông Hoàng Long (Rồng Vàng) gắn với truyền thuyết Đinh Bộ Lĩnh được rồng vàng nổi lên ngang sông đưa sang bên kia sông thoát khỏi sự truy đuổi của ông chú Đinh Dự. Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, lập ra nước Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô, thì nhiều địa danh nơi đây đến nay vẫn còn ghi lại những dấu ấn lịch sử thời Đinh: hang Muối -

kho tích trữ muối của nhà Đinh, hang Tiền - kho trữ ngân khố, hang Trấu - kho chứa lương thực, hang Vàng - nơi cất vàng bạc, hang Bim - kho vũ khí của nhà Đinh. Nơi có lá cờ của nước Đại Cồ Việt cắm thời xưa gọi là núi Cột Cờ. Nơi điều khiển công việc nội trị của Vua gọi là đền Hành Khiển. Con đường vào tiến cung, bái yết nhà vua gọi là đường Tiến Yết (nay là đường 12C).

Trong “Đại Việt sử kí toàn thư” có ghi lại một số sự kiện: khoảng sau năm 1205, vua Trần Thái Tông từ Thanh Hoá ra Tràng An bằng đường thuỷ ghé qua Vũ Lâm hoặc vua Trần Nhân Tông cùng Tuyên từ Hoàng hậu và Văn Túc Vương từng vào thăm Thái Vi, Tam Cốc qua xã Vũ Lâm. Vì vậy nhiều địa danh ở xã Ninh Thắng ngày nay đều mang theo dấu ấn thời Trần như:

thôn Hạ Trạo là nơi thuyền ngự hạ chèo; thôn Hành Cung là nơi vua Trần dừng chân tạm nghỉ; thôn Tuân Cáo là nơi Hoàng tộc và quần thần vào thăm vua phải có tờ khai tấu trước khi vào; thôn Khả Lương là nơi tích trữ lương thảo, luyện tập binh sĩ chuẩn bị chống giặc phương Bắc sau này… Cuối thế kỉ XIII (năm 1285), Triều Trần rời thành Thăng Long lui quân về Hoa Lư xây dựng căn cứ địa kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược. Các vua Trần đã lập hành cung Vũ Lâm - Văn Lâm tại Hoa Lư. Để tưởng nhớ công lao của các vua Trần, nhân dân thôn Văn Lâm đã xây dựng đền Thái Vi trên nền đất cũ mà trước đây vua Trần Thái Tông đã dựng am Thái Vi. Gọi là Thái Vi vì đây là nơi Hoàng đế nhà Trần xuất gia tu hành.

Như vậy, những địa danh mang dấu ấn lịch sử đều phản ánh văn hoá vũ trang trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước trong các thời kì lịch sử khác nhau.

Từ sau cách mạng Tháng Tám (1945), nhiều địa danh đơn vị dân cư mới ra đời phản ánh ước mơ, nguyện vọng về sự thành công, thắng lợi trước kẻ thù, về cuộc sống bình yên, giàu có: thôn Phú Gia, thôn Phong Phú, xóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

Như vậy, cả ba phương diện văn hoá sinh hoạt, văn hoá sản xuất và văn hoá lịch sử - quân sự đều được thể hiện qua địa danh huyện Hoa Lư với mức độ đậm nhạt khác nhau.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH (Trang 74)