Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 28 - 31)

1.3 Chất lượng tín dụng đối với DNNVV

1.3.3.2 Chỉ tiêu định lượng

Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Thơng qua các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể xác định một cách chính xác chất lượng tín dụng thơng qua những con số cụ thể. Vì vậy, những con số đưa ra để tính tốn các chỉ tiêu này cần phải chính xác và đầy đủ.

Các chỉ tiêu định lượng bao gồm: v Chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng

Thể hiện qua công thức sau:

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng = x 100% (1.1)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng khách hàng DNNVV cũng như uy tín của ngân hàng đối với đối tượng này. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng cho đối tượng DNNVV của ngân hàng.

Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh quy mô, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng tín dụng vì đằng sau những khoản tín dụng đó ln tiềm ẩn những rủi ro. Do đó, khi đánh giá chất lượng tín dụng khơng chỉ dựa vào chỉ tiêu về tăng trưởng mà còn phải sử dụng một số nhóm chỉ tiêu khác để có sự đánh giá chính xác hơn.

Nợ cuối kỳ -Nợ đầu kỳ Nợ đầu kỳ

v Chỉ tiêu về nợ có đảm bảo

Thể hiện qua cơng thức sau:

Tỷ lệ nợ có đảm bảo = x 100% (1.2)

Việc cho vay có TSĐB có thể giảm thiểu được thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra. Trong thực tế, các khoản vay có TSĐB thơng thường giá trị các khoản vay đó khơng vượt quá 70% giá trị TSĐB (tùy vào từng loại TSĐB cụ thể). Các ngân hàng hiện nay đang cố gắng nâng cao tỷtrọng dư nợ có TSĐB, vì đây là nguồn thu hồi nợthứcấp có giá trịcủa ngân hàng.

TSĐB làm tăng trách nhiệm của khách hàng đi vay với khoản tín dụng đã cấp, tạo ra mối ràng buộc về lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng. Chính vì thế một tỷ lệ dư nợ có TSĐB trên tổng dư nợ cao hay thấp cũng phản ánh được phần nào chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ đánh giá khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Đểcó thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách đầy đủcòn phải xét đến sốvốn thực tế chưa thu hồi được khi kết thúc hợp đồng tín dụng.

v Chỉtiêu tỷlệnợquá hạnvà tỷ lệ nợ xấu

Đây là 2 chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng. + Tỷ lệ nợ quá hạn thể hiện qua công thức sau:

Tỷlệnợquá hạn = ( x 100% (1.3)

Nợquá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộnợgốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/QĐ-NHNN của NHNN thì các khoản nợ quá hạn được phân loại theo thời gian và được phân chia thành 4 nhóm (từ nhóm 2 đến nhóm 5).

Dư nợ có tài sản đảm bảo Tổng dư nợcho vay

Tổng dư nợ có nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay

Chỉtiêu này phản ánh khái quát vềtình hình nợquá hạn của ngân hàng trong quá trình cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tốt và ngược lại. Bởi vì, chỉ tiêu này cao sẽchứng tỏngân hàng đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế, do những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, chấp nhận một tỷ lệnợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an toàn. Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam cho phép tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏra cho vay thì nợquá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng.

+ Tỷlệnợxấu thểhiện qua công thức sau :

Tỷlệnợxấu = x 100% (1.4)

Theo Quyết định 493/QĐ-NHNN và Quyết định 18/QĐ-NHNN thì nợ xấu của các Tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5. Theo thơng lệquốc tếthì tỷlệnợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3% được xem là ngưỡng an toàn.

Tại Việt Nam theo Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN thì NHTM cổ phần đạt điểm tối đa về chỉ tiêu chất lượng các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các khoản cho vay các tổ chức tín dụng khi có tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn hoặc bằng 3%.

Với các quy định trên có thể thấy chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu của các NHTM là một chỉ tiêu hết sức quan trọng. Nó phản ánh một cách chính xác hơn chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.

v Chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Thể hiện qua công thức sau:

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng dư nợ = (1.5)

Tổng dư nợ có nợ xấu Tổng dư nợ cho vay

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Tổng dư nợ cho vay

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là lợi nhuận từ hoạt động cho vay hằng năm của NHTM. Chỉ tiêu này cao phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng của ngân hàng tốt và ngược lại. Vì bên cạnh mục tiêu an tồn thì ngân hàng nào cũng phải hướng đến mục tiêu lợi nhuận đặc biệt trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên việc đánh giá chỉ tiêu này cũng có tính tương đối vì cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lãi suất, khách hàng, sản phẩm tín dụng, chính sách tín dụng. Do đó trong hoạt động ngân hàng, chất lượng tín dụng NHTM tốt, ngân hàng nào có mức nợ xấu thấp nhất khi có cùng mức dư nợ và cùng mức lãi suất cho vay với các ngân hàng khác thì lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)