2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng
2.3.1.1 Các chính sách hỗ trợ DNNVV
Nắm bắt được vai trị và những khó khăn trong hoạt động của các DNNVV, trong hơn một thập kỷ qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tích cực nhằm hỗ trợ sự phát triển loại hình DN này, đặc biệt là các chính sách về tài chính.
v Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về Trợ giúp phát triển DNNVV
Nghị quyết đã đưa ra 6 biện pháp lớn hỗ trợ DNNVV như: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV; Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNVV; Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất; Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV; Đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DNNVV; Xây dựng củng cố hệ thống trợ giúp phát triển DNNVV.
v Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg, ngày 25/2/2011 của Chính phủ về việc ban hành quy chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Đơn vị bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn là Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
v Quyết định số 1231/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển DN nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2015
Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tếquốc tế.
v Mặt khác, Chính phủ cũng đã chỉ đạo NHNN tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ưu tiên đối với DNNVV và thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ và các giải pháp khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những DN có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính.