1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại một số ngân hàngtrên thế giới
Hệ thống tài chính ngân hàng ở một số nước trong khu vực Châu Á đã phát triển rất lâu đời và tồn tại hàng trăm năm, nhưng đi đơi với sự phát triển là một q trình đối mặt với những biến động rủi ro có thể xảy ra trong đặc thù của ngành ngân hàng. Chính vì vậy, nó đã để lại những kinh nghiệm về nguyên nhân gây ra rủi ro và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở một số ngân hàng trên thế giới.
1.4.1.1Kinh nghiệm tại các ngân hàng Thái Lan
Đứng trước tình hình khủng hoảng kinh tế, các ngân hàng Thái Lan đã xem xét lại tồn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng, trong đó đặc biệt là lĩnh vực tín dụng đối với các DN, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Sau đây là một số nét cơ bản của q trình thay đổi đó.
v Ngân hàng Bangkok Bank và Siam comercial Bank
Trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV ở hai ngân hàng trên đã có sự tách bạch, phân công rõ ràng chức năng cho các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản nợ vay từ khi tiếp xúc DN, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, thủ tục giấy tờ, đánh giá chất lượng khoản vay.
Khi khách hàng đến vay vốn các bộ phận có liên quan trong ngân hàng phải kiểm tra các vấn đề sau đây, trước khi quyết định cho vay: Tư cách của khách hàng vay có tin tưởng được họ hay không; hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng như thế nào; nguồn trả nợ là gì; khả năng kiểm soát đối với những khoản vay của khách hàng, khách hàng có sử dụng tiền đúng mục đích hay khơng; phải nắm rõ các thông tin về khách hàng như năng lực quản trị điều hành, thực trạng tài chính…
v Ngân hàng Siam City Bank hay Kasikorn Bank
Áp dụng việc cho điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với tín dụng DNNVV. Các hạng uy tín tín dụng được xếp loại theo các dạng từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ). Trong đó các hạng có thể xét duyệt cho vay là AAA+, AAA, AAA-; A+, A, A-; BBB+, BBB, BBB-; các hạng còn lại là BB+, BB, BB-, C, D. Các hạng tín dụng này, áp dụng theo chuẩn của Standard and Poor.
Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng, quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của 1 người, một nhóm người hay hội đồng quản trị.
v Đa số các ngân hàng Thái Lan rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
1.4.1.2Kinh nghiệm tại một số ngân hàng khác
v Ngân hàng Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC)
Ngần hàng HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công rõ ràng chức năng giữa các bộ phận trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt như sau:
Thiết lập các chính sách tín dụng và các quy định, đưa vào cẩm nang chi tiết áp dụng chung cho tập đoàn.
Xác lập và kiểm sốt chính sách đối với các dư nợ tín dụng lớn. Xác định các mức cấp tín dụng cao nhất đối với từng loại khách hàng, nhóm khách hàng và các loại tập trung tín dụng khác.
Xác định khẩu vị rủi ro đối với các mảng thị trường, các ngành nghề và các sản phẩm cụ thể.
Tái thẩm định độc lập các khoản vay vượt quá thẩm quyền phán quyết của các chi nhánh.
Quản lý rủi ro đối với một số ngành đặc biệt như vận chuyển hàng hải, hàng không, viễn thông, sản xuất xe hơi, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản bằng cách đưa ra nhiều hạn chế để giảm thiểu rủi ro.
Quản lý và phát triển hệ thống đánh giá tín dụng thơng qua việc sắp xếp các khoản tín dụng vào từng nhóm để có thể xác định rủi ro đặc thù từ đó có biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả.
Các báo cáo về chất lượng danh mục tín dụng được xem xét liên tục thơng qua đó đưa ra các yêu cầu điều chỉnh thích hợp để nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn của danh mục.
v Ngân hàng United Overseas Bank (UOB)
Các thành viên UOB ln có tính tn thủ rất cao đối với các quy định, chính sách tín dụng của ngân hàng và ngân hàng trung ương.
Hệ thống thơng tin khách hàng được tập trung hóa tối đa và được chia sẽ cho toàn hệ thống, đây cũng là nguồn thông tin cho việc định hướng mức độ rủi ro của danhh mục tín dụng.
Việc phân chia cán bộ quản lý theo nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề có tính chun mơn hóa cao, giảm thiểu tối đa rủi ro do hạn chế về kiến thức ngành nghề của các cán bộ tín dụng.
Việc phân quyền phán quyết được xem xét rất kỹ lưỡng và thủ tục ủy quyền đều mang tính pháp lý rất cao để đảm bảo người ủy quyền nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ được duy trì một cách hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam và Ngân hàng Đông Á
Các DNNVV trước tiên phải tự hồn thiện, phát triển dựa trên chính mình, tranh thủ sự trợ giúp từ chính phủ.
Chính phủ thiết lập những cơ chế chính sách hỗ trợ cho DNNVV như dành một tỷ lệ vốn nhất định để cho vay DNNVV, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, các trung tâm trợ giúp, tư vấn cho DNNVV.
Các NHTM cần tăng cường phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ cho đối tượng DNNVV và có chính sách lãi suất, phí, tín dụng phù hợp với điều kiện tín dụng của DNNVV.
Chú trọng đầu tư tín dụng cho các DNNVV để đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong sản xuất kinh doanh.
Trong cơng tác tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV, ngân hàng cần chủ động trong việc đánh giá các khách hàng có tiềm ẩn rủi ro trong tương lai, cũng như xây dựng các tiêu chuẩn nhằm lược bớt những khách hàng bị hạn chế do đó giúp nâng cao chất lượng cho vay của khách hàng.
Giám sát các khoản vay sau giải ngân một cách chặt chẽ, thường xuyên thu thập và đánh giá khách hàng giúp có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo được chất lượng tín dụng ln ở mức an tồn.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực theo từng loại công việc cụ thể cho nhân viên giúp nâng cao trình độ và khả năng thực thị độc lập các nhiệm vụ được phân công.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này tập trung vào cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với DNNVV của NHTM, gồm những vấn đề chính như sau:
-Lý luận chung về DNNVV.
- Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, vai trị của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, chất lượng tín dụng đối với DNNVV.
- Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV ở một số nước trên thế giới làm cơ sở cho các NHTM Việt Nam học hỏi và phát triển.
Tóm lại các lý luận khoa học được nêu ra ở Chương 1 cho thấy rằng việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Những lý luận khoa học này là cơ sở để Chương 2 đi vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại NHTM cổ phần Đông Á.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚICÁCDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á 2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Đông Á (DAB)
2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đông Á
Ngân hàng TMCP Đơng Á có tên tiếng Anh là Dong A Commercial Joint Stock Bank. Hội sở chính đặt tại số 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
DAB là một trong những ngân hàng cổphần đầu tiên được thành lập vào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam cịn nhiều khó khăn và ràng buộc. Qua 22 năm kểtừngày thành lập, hoạt động của DAB đã không ngừng phát triển. DAB đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Liên tục qua 22 năm, Ngân hàng đều kinh doanh có lãi và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả, được Ủy ban Nhân dân TP. HCM cấp bằng khen nhiều năm liền. Khơng bằng lịng với vị trí hiện nay, định hướng của DAB trong giai đoạn 2010 – 2015 là trở thành một trong những Tập đồn Tài chính tốt nhất Việt Nam.
2.1.2 Q trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đơng Á được thành lập và hoạt động theo Giấy phép số 0009/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 27 tháng 3 năm 1992 và theo Quyết định số 135/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phốHồChí Minh cấp ngày 16 tháng 4 năm 1995. Thời gian hoạt động của Ngân hàng là 99 năm.
Những điểm nổi bật của DAB từkhi thành lập đến nay:
Giai đoạn 1993 – 1998: là giai đoạn hình thành DAB. Ngân hàng tập trung
nguồn lực hướng đến khách hàng cá nhân và DNNVV. DAB là đối tác duy nhất nhận vốn ủy thác từtổ chức Hợp tác Quốc tếcủa Thụy Điển (SIDA) tài trợcho các DNNVV Việt Nam. DAB cũng là một trong hai ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợtừQuỹPhát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thếgiới.
Giai đoạn 1999 – 2002: DAB trở thành thành viên chính thức của Mạng Thanh tốn tồn cầu (SWIFT) và thành lập Công ty Kiều hối Đông Á. Xây dựng và áp dụng thành công hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động ngân hàng. Là một trong hai ngân hàng cổ phần nhận vốn ủy thác từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), DAB ngày càng đẩy mạnh tín dụng vào các DNNVV. Song song đó, ngân hàng thành lập Trung tâm ThẻDongA Bank và phát hành thẻ Đông Á.
Giai đoạn 2003 – 2007: DAB đã triển khai hệthống ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tự động qua ATM; thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng; kết nối thành công với tập đoàn China Union Pay (Trung Quốc). DAB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên phát triển và triển khai thêm 2 kênh giao dịch: Ngân hàng Đông Á Tự động và Ngân HàngĐông Á Điện Tử, đồng thời triển khai thành công dựán chuyển đổi sang core - banking, giao dịch online toàn hệ thống. Đây là bước ngoặt hoạt động để cả hệ thống có thể kết nối, ngân hàng có thể kiểm sốt được hoạt động tốt hơn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Giai đoạn từ 2008 cho đến nay: DAB phát hành thẻ tín dụng, chính thức kết nối hệ thống thẻ Đơng Á với hệ thông thẻ thế giới thông qua VISA. Năm 2009 DAB tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỉ đồng và số lượng khách hàng cán mốc 4 triệu. DAB cũng chính thức kết nối 3 hệ thống liên minh thẻ VNBC, Smartlink và Banknetvn, đồng thời được trao kỷ lục Guiness Việt Nam cho sản phẩm ATM lưu động. Năm 2010 DAB tăng vốn điều lệ lên 4.500 tỉ đồng và khai thác thêm 1 triệu khách hàng mới, nâng tổng số lượng khách hàng lên 5 triệu người. Đây là cũng là năm mà DABsở hữu Gold ATM –Máy bán vàng đầu tiên tại Việt Nam, đạt Chứng nhận Kỷ lục Guiness. Năm 2011 hệ thống của DAB tiếp tục được mở rộng, với thêm 7 chi nhánh mới khang trang được đưa vào hoạt động, nâng tổng số chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng lên 240 đơn vị. Cũng trong năm 2011, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 19, DAB chính thức giới thiệu định vị thương hiệu mới “Ngân hàng trách nhiệm, ngân hàng của những trái tim”. Ngân hàng cũng tiến hành
công bố thông điệp mới cho Các giá trị cốt lõi, Tầm nhìn và Sứ mệnh được sử dụng cho chặng đường 20 năm kế tiếp. Trong lĩnh vực kiều hối, thương hiệu Đông Á cũng phát triển lên một tầm cao mới với việc khai trương 2 quầy giao dịch kiều hối Đông Á - MoneyGram đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 3/2011, giúp thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác giữa DAB và Công ty chuyển tiền quốc tế MoneyGram. Ngày 12/10/2012 Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2091/QĐ-NHNN về việc sửa đổi mức vốn điều lệ ghi trong Giấy phép hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đơng Á, theo đó vốn điều lệ của DABtăng từ 4500 tỷ lên 5000 tỷ.
2.1.3 Những thành tích đạt được
Với việc không ngừng nâng cao chất lượng trong q trình hoạt động kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì DAB đã đạt những thành tích và giải thưởng tiêu biểu sau:
v Top 10 NHTM Việt Nam được hài lòng nhất năm 2008.
v Danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất” năm 2008. v Chứng nhận chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc 2006, 2007, 2008.
v Cúp Vàng Thương hiệu Việt lần 6 năm 2009 do Tạp chí Thương hiệu Việt tổ chức.
v Giải thưởng “Đơn vịchuyển tiền tiên phong nhất năm 2010 – Most
Innovative Company Award 2010” dành cho Công ty Kiều hối Đông Á trong khuôn khổHội nghị chuyển tiền quốc tếtại Ln Đơn
v Thương Hiệu Việt u Thích Nhất năm 2010 do độc giả báo Sài Gịn Giải phóng bình chọn.
v Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008, 2009,2010, 2011 do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) tổ chức.
v Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia và doanh nhân xuất sắc đất Việt 2010” do BộCông thương chủtrì.
v Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt các 2003, 2005, 2007, 2008, 2010, 2011. v Giải thưởng Dịch vụ ngân hàng tiết kiệm, cho vay, thẻ ATM tốt nhất năm
2011 do độc giả Báo Sài Gịn tiếp thị bình chọn.
v Bằng khen thành tích xuất xắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hợp tác kinh tế quốc tế do Ủy ban Quốc gia về Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế trao tặng.
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh và những sản phẩm, dịch vụ của DAB
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số0301442379 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp lần đầu số 059011 ngày 08/04/1992 và đăng ký thay đổi lần thứ32 ngày 17/06/2011, DABđược phép kinh doanh các lĩnh vực sau:
v Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳhạn khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức, vay vốn của các tổchức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật qui định, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từnước ngoài và các dịch vụkhác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
v Thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ nội địa với nhãn hiệu thương mại là Dong A Card. Phát hành và thanh toán thẻquốc tế.
v Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ theo quy định của Thống đốc Ngân