Chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại DAB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 55)

2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng

2.3.2 Chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại DAB

2.3.2.1 Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Bảng 2.7: Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của DNNVV giai đoạn 2010-2012

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (Tỷ đồng) Tăng trưởng (+/-%) Giá trị (Tỷ đồng) Tăng trưởng (+/-%) Giá trị (Tỷ đồng) Tăng trưởng (+/-%) Dư nợ DNNVV 12.560 54,1% 19.350 46,1% 25.397 46,4% Dư nợ các đối tượng khác 25.760 3,7% 24.653 7,2% 25.253 2,4% Tổng dư nợ 38.320 11,5% 44.003 14,8% 50.650 15,1%

Nguồn: Tổng hợpsố liệu từ các báo cáo dư nợ khối KHDN của DAB

Các khách hàng doanh nghiệp quan hệ tín dụng tại DAB hầu hết là các DNNVV chủ yếu bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ là chủ yếu. Qua bảng số liệu cho thấy tăng trưởng tín dụng của DAB đối với các DNNVV qua từng năm luôn cao hơnrất nhiềuso với tăng trưởng tín dụng của các đối tượng khác và tăng trưởng tín dụng tồn ngân hàng. Tuy nhiên, qua bảng số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV có dấu hiệu chậm lại kể từ năm 2010 do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, kiềm chế lạm phát của NHNN. Cụ thể tốc độ tăng qua các năm 2010 và 2011 tương ứng là 54,1% và 46,1%. Đến năm 2012, NHNN tiếp tục điều hành chủ động, chặt chẽ và linh hoạt các cơng cụ của chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, trong đó điều hành lãi suất theo hướng giảm dần phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất cho vaynhằm tháo gở khó khăn cho các DN, giúp cho các DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là các DNNVV. Số liệu cho thấy dư nợ tín dụng đối với các DNNVV tại DAB đạt 25.397 tỷ đồng, tăng 6.047 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 46,4%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của các đối tượng khác và tốc độ tăng trưởng tín dụng của tồn ngân hàng.

32.8% 43.9% 50.1% 0% 20% 40% 60% 2010 2011 2012 Tỷ trọng dư nợ DNNVV/Tổng dư nợ

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ DNNVV/Tổng dư nợ

Tỷ trọng cho vay đối với DNNVV trên tổng dư nợ của DAB hàng năm đều tăng, cụ thể tỷ lệ này qua các năm 2010, 2011, 2012 tương ứng là 32,8%; 43,9%; 50,1%. Điều này phù hợp với định hướng ban đầu của ngân hàng, xem khách hàng tiềm năng là các DNNVV và ngày càng chú trọng phát triển nhiều hơn loại hình cho vay đối với các DNNVV này để đáp lại sự phát triển nhanh chóng và vai trò quan trọng của các DN này đối với sự phát triển kinh tế.

2.3.2.2 Chỉ tiêu dư nợ có tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là điều kiện gần như bắt buộc đối với các DN khi muốn quan hệ tín dụng với ngân hàng, đặc biệt là đối với các DNNVV. Hiện nay ngân hàng đã nới lỏng điều kiện này đối với các DNNVV trong trường hợp các DN này sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có quan hệ tín dụng tốt, lâu dài với ngân hàng. Tuy nhiên số lượng các DN được vay tín chấp hiện nay ở DAB chiếm phần lớn là các DN lớn và có phương án vay vốn khả thi và hiệu quả.

Bảng 2.8: Dư nợ của DNNVV theo tài sản đảm bảo

CHỈTIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợkhơng có TSĐB 1.002 7,97% 428 2,21% 450 1,77% Dư nợ có TSĐB 11.558 92,03% 18.922 97,79% 24.947 98,23% Dư nợcủa DNNVV 12.560 100% 19.350 100% 25.397 100%

Nguồn: Tổng hợpsố liệu từ các báo cáo dư nợ khối KHDN của DAB

Hầu hết các khoản cho vay đối với các DNNVV tại DAB đều có TSĐB. Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ phần trăm nợ có TSĐB trên tổng dư nợ của DNNVV tại DAB đều tăng hàng năm, cụ thể tỷ lệ này qua các năm 2010, 2011, 2012 tương ứng là 92,03%; 97,79%; 98,23%. Điều này phản ánh xu hướng DAB ngày càng coi trọng tính an tồn của các khoản vay vốn, hạn chế thấp các khoản nợ phát sinh của khách hàng không xử lý được, nhất là đối với các DNNVV.

98.23% 97.79% 92.03% 7.97% 2.21% 1.77% 2010 2011 2012 Tỷ trọng dư nợ có TSĐB của DNNVV/Tổng dư nợ DNNVV Tỷ trọng dư nợ khơng có TSĐB của DNNVV/Tổng dư nợ DNNVV Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ có TSĐB của DNNVV

Năm 2012, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, thị trường tài chính tiếp tục biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế nước ta cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn thì việc nâng cao tỷ trọng cho vay có TSĐB của các DNNVV là việc hết sức cần thiết. Bởi vì so với việc cho vay các DN lớn thì khả năng trả nợ của các DN lớn khả thi hơn vì các DN này có nguồn tài chính lớn mạnh và đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cũng như kinh nghiệm quản lý cao hơn so với các DNNVV, trong khi đó hoạt động kinh doanh các DNNVV cịn đơn giản, thiếu tính chun nghiệp, dễ bị tổn thương hơn khi nền kinh tế có một cú sốc nào đó. Vì vậy với việc tăng tỷ lệ cho vay có TSĐB đối với các DNNVV qua từng năm cho thấy DAB đã dần nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV, hạn chế nợ tồn đọng đồng thời gắn trách nhiệm buộc các DN này phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thận trọng trong q trình vay vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp xét thấy các DNNVV có phương án sản xuất kinh hiệu quả và có năng lực tài chính thì ngân hàng khơng nên phụ thuộc q nhiều vào TSĐB mà bỏ qua các DN này. Ngoài ra ngân hàng cũng cần chú trọng nâng cao tỷ lệ cho vay có TSĐB đối với các DN lớn, tránh trường hợp tỷ lệ này quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chung của ngân hàng cũng như khả năng thu hồi nợ khi có rủi ro xảy ra đối với các DN lớn.

2.3.2.3 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Nợ quá hạn và nợ xấu là hai chỉ tiêu rất quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng bởi vì hai chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng các khoản vay càng bị ảnh hưởng xấu.

Bảng 2.9: Dư nợ DNNVV theo chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu

CHỈTIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nợquá hạn của DNNVV 535 4,26% 875 4,52% 1.255 4,94% Nợxấu của DNNVV 184 1,46% 359 1,85% 699 2,75% Dư nợcủa DNNVV 12.560 100% 19.350 100% 25.397 100%

Nguồn: Tổng hợpsố liệu từ các báo cáo dư nợ khối KHDN của DAB

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ quá hạn đối với DNNVV của DAB tăng dần qua các năm, tuy nhiên vẫn duy trì dưới mức 5%. Tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV qua các năm 2010, 2011 và 2012 tương ứng là 4,26%, 4,52% và 4,94%. Xét về con số tuyệt đối thì năm 2012 nợ quá hạn của DNNVV là 1.255 tỷ đồng, tăng 380tỷ đồng so với năm 2011 và tăng 720 tỷ đồng so với năm 2010.Xét về tốc độ tăng thì nợ quá hạn của DNNVV có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng dư nợ của DNNVV trong năm 2012. Điều này cho thấy sự khó khăn của các DNNVV và các DN này đang có nhiều rủi ro hơn trong năm 2012.

Về nợ xấu của DNNVV cũng tăng dần qua các năm tuy nhiên vẫn duy trì dưới mức 3%. Nợ xấu DNNVV của DAB năm 2012 là 699 tỷ đồng, chiếm 2,75% dư nợ DNNVV, tăng hơn 94% so với nợ xấunăm 2011.

v Tình hình nợ quá hạn và nợxấu của DAB có xu hướng tăng đã gây ra nhiều rủi ro trong khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Do vậy, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân của các khoản vay có nợq hạn và nợ xấu này nhằm tìm ra giải pháp hợp lý để thu hồi nợ đồng thời rút kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay trong thời gian tới.

2.3.2.4 Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của DNNVV

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay trung dài hạn sẽ khơng thể coi là có chất lượng nếu khơng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng sinh lời, chất lượng tín dụng tốt, ngược lại thì hiệu quả khơng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng mang tính tương đối bởi vì nó cịn chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, lãi suất huy động, chính sách quan hệkhách hàng.

Bảng 2.10: Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của DNNVV

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ cho vay DNNVV(Tỷ đồng) 12.560 19.350 25.397 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

của DNNVV(Tỷ đồng) 299 439 312

Tỷ lệ % lợi nhuận từ HĐTD

DNNVV/Tổng dư nợ DNNVV 2,38% 2,26% 1,22% Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận(%) 46,8 % -28,9%

Nguồn: Tổng hợpsố liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo dư nợ khối KHDN của DAB

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV có nhiều biến động. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của DNNVV năm 2012 đạt 312 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng so với năm 2010 nhưng lại giảm 127 tỷ đồng so với năm 2011. Xét về tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNNVV trên tổng dư nợ DNNVV, ta thấy tỷ lệ này bắt đầu giảm từ năm 2010. Cụ thể, tỷ lệ tương ứng với các năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 2,38%; 2,26% và 1,22%.

Xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ta thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNNVV cũng bắt đầu giảm từ năm 2010, đến năm 2012 là - 28,9%, giảm rất nhiều so với năm 2011. Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm hơn rất nhiều. Tốc độ tăng

tăng trưởng lợi nhuận chỉ là -28,9%. Điều này cũng phản ánh nợ quá hạn của DNNVV trong năm 2012đã tăng rất nhiều.

Những bất ổn về kinh tế vỹ mô, cùng với hàng loạt chính sách mới từ NHNN, đặc biệt là chính sách tiền tệ thắt chặt bắt đầu từ năm 2010 và các quy định về tỷ lệ an toàn vốn, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và của DAB đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định NHNN, DAB đã tập trung huy động vốn với lãi suất cao, kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi do có sự cạnh tranh rất gay gắt về lãi suất huy động trên thị trường, do đó làm gia tăng chi phí vốn, ngồi ra để giữ chân những khách hàng có uy tín, có khả năng trả nợ và phương án kinh doanh hiệu quả, DAB đã giảm lãi suất cho vay một cách hợp lý để cạnh tranh với các ngân hàng khác, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào - đầu ra đang thu hẹp, biên lợi nhuận từ huy động - cho vay tại DAB trung bình khoảng 3%, chưa trừ các chi phí khác. Chính vì những lý do trên đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nói chung và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV của DABgiảm đáng kể.

2.3.3 Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của DNNVV tại DAB2.3.3.1 Những mặt tích cực 2.3.3.1 Những mặt tích cực

DABđã ln chú trọng phát triển tín dụng đối với DNNVV và khơng ngừng mở rộng các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên tất cả các phương diện: bổ sung vốn lưu động, tài trợ thương mại, mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất.

Bên cạnh đó DAB cũng đã dần nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV bằng cách nâng dần tỷ lệ cho vay có TSĐB đối với các DN này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, đồng thời gắn trách nhiệm buộc các DN này phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thận trọng trong quá trình vay vốn ngân hàng.

Nợ quá hạn và nợ xấu của DNNVV ln được kiểm sốt chặt chẽ, điều chỉnh hợp lý và ln nằm trong ngưỡng an tồn theo quy định của NHNN, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Tăng cường giám sát, kiểm tra khách hàng sau khi cho vay để

sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, kiểm sốt chất lượng tín dụng các khoản vay.

Các quy trình xét duyệt cho vay thường xuyên được xem xét để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình khách hàng và thị trường.

DABcũng luôn chú trọng đến công tác huấn luyện, đào tạo cán bộtín dụng, tổchức các khóa hội thảo vềxếp hạng tín dụng. Hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho DN đã được triển khai từnăm 2007 và hoàn thành trong năm 2011 đã giúp cho việc phân loại khách hàng nhanh chóng, chính xác để có chính sách nhất quán cho các DN, điều đó góp phần giúp cho DAB nâng cao được chất lượng tín dụng đối với DNNVV khi đềxuất cho vay.

Khai thác và sử dụng vốn ngày càng hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động. Điều này do DAB đã thực hiện tốt việc phân loại và chọn lọc khách hàng, chỉ cho vay những khoản vay được đánh giá có khả năng trả nợ tốt. Kiên quyết thực hiện đúng việc phân loại nợ, chuyển những khoản nợ vi phạm trả nợ và lãi sang nợ quá hạn. Đồng thời, vẫn kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ này và có những biện pháp tích cực để tiếp tục thu hồi nợ.

2.3.3.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của DNNVV

Bên cạnh những mặt tích cực trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV, thì cịn một số tồn tại sau đây:

Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc tăng trưởng dư nợ nên trong một vài trường hợp DABchỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo mà chưa phân tích kỹ phương án kinh doanh và nguồn trả nợ của DN, dự kiến các tình huống rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể xảy ra, do đó làm phát sinh nợ q hạn.

Tình hình nợ xấu của các DNNVV tuy được kiểm sốt trong ngưỡng an tồn nhưng xét về con số tuyệt đối thì nợ xấu có xu hướng tăng trong những năm gần đây, điều này khiến ngân hàng phải tăng cường cơng tác trích lập dự phịng rủi ro. Chi phí trích lập dự phịng tăng nhanh đã ít nhiều tác động bất lợi đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, điều đó thể hiện qua tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt

Tỷ trọng cho vay đầu tư vào bất động sản trong những năm gần đây có xu hướng tăng, điều này đã gây khó khăn trong việc thu hồi nợ của ngân hàng khi thị trường bất động sản bị đóng băng trong thời gian dài.

Xuất hiện một số sai phạm về mặt quy chế, quy trình tín dụng cũng như xét duyệt thủ tục khi đưa vào các sản phẩm tín dụng mới cho DNNVV. Mặt khác cán bộ tín dụng chưa nắm hết bản chất của sản phẩm tín dụng, năng lực cịn hạn chế, sắp xếp cơng việc chưa khoa học đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và cơng tác chăm sóc khách hàng đặc biệt khách hàng là các DNNVV.

2.3.3.3Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNNVV

v Về mặt pháp

Mơi trường pháp lý cịn chưa đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động tín dụng, tuy đã được cải thiện nhiều, những vẫn còn nhiều bất cập. Những thay đổi chính sách nhiều khi cịn mang tính chủ quan và thiếu nhất quán của một số cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đông á (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)