Môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 26 - 27)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt

1.3.1. Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội bao gồm các nhân tố: chính trị, kinh tế, văn hố, giáo dục, … xoay quanh con người, là nơi để con người thể hiện các mối quan hệ giữa người và người. Một đất nước có một mơi trường xã hội tốt, các mối quan hệ giữa người với người được đảm bảo bằng niềm tin; có một nền kinh tế ổn định, phát triển là điều kiện thuận lợi để hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt trở thành một phương tiện thanh toán cần thiết của mọi tổ chức kinh tế cũng như các tầng lớp dân cư. Bởi lẽ, khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ kéo theo khối

lượng sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, nhu cầu trao đổi mở rộng, quá trình mua bán diễn ra thường xuyên hơn. Do đó phải cần đến phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt để q trình thanh tốn được diễn ra nhanh chóng, chính xác và an tồn, giúp cho q trình tái sản xuất được tiến hành bình thường.

Bên cạnh đó, hoạt động thanh tốn không dùng tiền mặt chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và thường ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó tác động gián tiếp tới thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)