Giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 88)

3.3.1. Từ phía Chính phủ

Mơi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng khá lớn đến việc người dân chấp nhận các phương tiện TTKDTM. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn chênh lệch đáng kể về trình độ kinh tế và khoa học kỹ thuật so với các nước đã phát triển TTKDTM trên thế giới thì việc phát triển phương thức thanh tốn này vẫn cịn là một thách thức lớn với Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ có thể dần dần hồn thiện cũng như xây dựng các cơ chế, chính sách của mình phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam.

Hiện nay các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển TTKDTM chưa thật đồng bộ; chưa khuyến khích các TCCUDVTT đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, chưa tạo được sự quan tâm của tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế vào các phương thức thanh tốn mới. Vì thế Chính phủ cần nhanh chóng hồn thiện các

chính sách, thơng tư để đưa phương thức thanh tốn này thật sự đi vào cuộc sống của người dân.

Ở một số quốc gia trên thế giới như Singapore, nước này đã có bước tiến lớn trong việc minh bạch tài chính, tạo ra sự an tâm cho người người dân và đã thành công khi phát triển TTKDTM. Từ kinh nghiệm của Singapore Chính phủ có thể ban hành quy định tạo ra sự minh bạch hoá các giao dịch thanh toán, ban hành Luật giao dịch tiền mặt cụ thể để giảm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế.

Các TCCUDVTT luôn đưa ra các chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thẻ, các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân giao dịch thanh toán. Tuy nhiên các chương trình này chưa thật sự hấp dẫn đến hầu hết các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này là do hạn chế về ngân sách của các TCCUDVTT. Để các TCCUDVTT có thể triển khai nhiều chương trình hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều đối tượng giao dịch thì Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho các TCCUDVTT; các doanh nghiệp cung cấp hàng hố, dịch vụ có các biện pháp kích thích người tiêu dùng sử dụng các hình thức TTKDTM khi mua hàng hố, dịch vụ như: giảm phí, khuyến mãi, …

Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động thanh tốn thẻ, như: giảm thuế, chính sách khuyến khích đối với các đại lý chấp nhận thẻ, các chủ thẻ hoặc các cá nhân, doanh nghiệp được khấu trừ thuế khi thanh toán bằng thẻ, tạo ra sự chênh lệch lớn với nơi sử dụng bằng tiền mặt; ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh tốn để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện TTDKTM, nhất là thanh toán thẻ qua POS, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Đồng thời cho phép sử dụng các hoá đơn thanh toán bằng thẻ như là một chứng từ để khấu trừ thuế VAT thay cho thực hiện kèm theo hoá đơn VAT như hiện nay. Điều này sẽ giúp cho sự tiện lợi và đơn giản trong hoạt động thanh tốn bằng thẻ.

Ngồi ra, việc phát triển các phương thức TTKDTM nên được triển khai từ tầng lớp sinh viên, tạo cho các thế hệ trẻ Việt Nam làm quen dần với hình thức thanh tốn mới này, từ đó hình thành nên thói quen tiêu dùng sau này. Khối lượng sinh viên học cao đẳng, đại học trong một nước rất là lớn, sẽ tạo ra một làn sóng phát triển mới cho hệ thống thẻ của đất nước. Để làm được điều này, Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để các đơn vị đào tạo liên kết với các TCCUDVTT kết hợp thẻ sinh viên với thẻ ATM, tích hợp nhiều tiện ích từ thẻ ATM sinh viên như thanh tốn tiền xe bt, thẻ thư viện, đóng học phí, …

3.3.2. Từ phía Ngân hàng Nhà nước

Để thực hiện thành công Đề án đẩy mạnh TTKDTM thời gian tới, NHNN cần tiến hành một số biện pháp như sau:

Một, phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, các TCCUDVTT để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức về các phương tiện TTKDTM trong tầng lớp dân cư, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, tiện ích của hình thức thanh toán này; tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng, các trung tâm cung ứng dịch vụ thanh toán để tiến hành một cuộc điều tra chính thức, có quy mơ trên tồn nước để tìm hiểu về nhu cầu, quan điểm của mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế về TTKDTM trong từng giai đoạn, từ đó tìm ra phương pháp, phương hướng đề xuất lên chính phủ để có lộ trình xây dựng các đề án phát triển TTKDTM phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

Hai, cần làm đầu mối tổ chức và triển khai các giải pháp phát triển TKDTM; đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh tốn điện tử; hồn thiện, đồng bộ hố mơi trường pháp lý cho hoạt động TTKDTM; đảm bảo an toàn, thơng suốt, hiệu quả hệ thống thanh tốn ĐTLNH. Đặc biệt đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ như tăng cường hợp tác quốc tế để nhận được sự tư vấn từ kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công trong việc phát triển hoạt động TTKDTM như Ấn Độ, Trung Quốc, … để tìm ra các phương thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn,

vùng sâu, vùng xa; qua đó phát triển TTKDTM trong khu vực nơng thơn, hạn chế sự chênh lệch như hiện nay.

Ba, cần phối hợp với Hiệp hội ngân hàng triển khai các biện pháp giảm thiểu tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng trong việc phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, lôi kéo khách hàng bằng các biện pháp giảm, miễn phí, chiết khấu cho các khách hàng đăng ký mới. Tình trạng này không làm gia tăng số lượng người dân chuyển sang phương thức thanh toán mới mà chỉ chuyển giao từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, tạo áp lực cho những ngân hàng nhỏ, gây rối loạn thị trường.

Bốn, nhanh chóng xây dựng các Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, chuẩn hoá về hình thức thanh tốn. Ngồi ra, NHNN nhanh chóng trình Chính phủ xây sớm ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, dịch vụ để chuẩn hoá dịch vụ; hỗ trợ kết nối với các thiết bị ATM, POS và các thiết bị thông tin di động qua Trung tâm chuyển mạch; tránh việc đầu tư dàn trải, phân tán theo hệ thống từng NHTM, tạo nên nhiều chi phí nhưng không mang lại hiệu quả cao.

Năm, phối hợp tổ chức triển khai trong ngành Công an và TCCUDVTT để phối hợp thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn tội phạm nhằm bảo vệ an ninh, an toàn hệ thống thanh toán trực tuyến qua ATM, POS, NHĐT, internet.

Sáu, đẩy nhanh tiến độ kết nạp thành viên trực tiếp tham gia hệ thống thanh toán ĐTLNH nhằm giảm bớt khâu trung gian qua NHNN. Song song với việc kết nạp thành viên mới thì cũng cần phải có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn đối với các thành viên trong việc tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo khả năng thanh khoản. Hoàn thiện nâng cấp hệ thống thanh tốn ĐTLNH thành hệ thống có thể thanh toán đa tệ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng cao của nền kinh tế. Thành lập các Trung tâm, Hiệp hội thanh toán quốc gia đảm nhiệm chức năng quản lý, điều hành, triển khai các dự án

TTKDTM. Bên cạnh đó nâng cao vai trị của NHNN trong việc đưa ra các ý kiến, giám sát, kiểm tra hoạt động TTKDTM.

3.3.3. Từ phía các cơ quan chức năng

Bộ Cơng thương cần nghiên cứu áp dụng quy định bắt buộc chấp nhận thanh toán thẻ đối với các doanh nghiệp trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh như kinh doanh bán lẻ, du lịch, thương mại… trong giai đoạn trước mắt và sau đó, tiếp tục mở rộng ra đối với tất cả các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ, tạo cơ sở phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.

Bộ Kế hoạch – Đầu tư ưu tiên nguồn vốn hợp lý để đầu tư phát triển thanh toán thẻ, tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính, tiền quốc tế để nhận hỗ trợ vốn phát triển thanh toán thẻ.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, triển khai, lồng ghép các nội dung, nghiệm vụ của Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn tới vào các chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương hàng năm, đảm bảo cơ sở hạ tầng chung về điện, công nghệ thông tin và viễn thông ổn định, đáp ứng nhu cầu gia tăng về phát triển TTKDTM tại địa phương.

Kết luận chƣơng 3

Định hướng và mục tiêu Eximbank đặt ra trong thời gian sắp tới sẽ đem lại nhiều thách thức trong việc mở rộng hoạt động TTKDTM tại Eximbank. Để có thể hồn thành được định hướng, mục tiêu đã vạch ra cần có sự tiến hành nhanh các biện pháp cải thiện tình hình TTKDTM của Eximbank; cũng như sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, NHNN và các cơ quan chức năng. Hi vọng những giải pháp trong chương 3 sẽ mở rộng được hoạt động TTKDTM tại Eximbank, tạo được bước phát triển bền vững; hoàn thành được mục tiêu và định hướng phát triển mà Eximbank đã đề ra, góp phần đưa TTKDTM đi vào cuộc sống của người dân Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã khẳng định được vai trò to lớn trong q trình thanh tốn giữa các đơn vị kinh tế nói riêng cũng như tồn bộ nền kinh tế nói chung. Vì thế, việc mở rộng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt giữ một vai trò quan trọng. Nó đã và đang là nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ này, việc cải tiến đưa ra các cơng cụ thanh tốn linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, và thực hiện các biện pháp hữu hiệu thu hút khách hàng tới mở tài khoản và thanh tốn qua ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng.

Đối với Eximbank, trong nhiều năm qua đã nỗ lực trong hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Với sự gia tăng về doanh số thanh toán cho thấy hoạt động của Eximbank đã có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế mà Eximbank cần khắc phục.

Qua quá trình làm việc, xuất phát từ cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực tế, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để mở rộng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Eximbank. Mong rằng những giải pháp trên cùng sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Cơ quan chức năng sẽ đóng góp phần nào vào sự mở rộng thoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Eximbank trong thời gian sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo thường niên Eximbank

2. Báo cáo tổng hợp Phòng thẻ Eximbank.

3. Báo cáo tổng hợp Phòng Dịch vụ Khách hàng Eximbank.

4. Bùi Quang Tiên, 2012. Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt và Phát triển thanh tốn thẻ qua POS. Tạp chí tin học ngân hàng, số 6, trang 18-21.

5. Chính phủ, 2012. Nghị định số 101/2012/NĐ/CP quy định về Thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

6. Đặng Cơng Hồn, 2012. Chính sách của nhà nước trong phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt – Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán ở Hàn Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 9-15.

7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.

8. Hoàng Việt Trung và Nguyễn Thị Thuý, 2013. Giải pháp cho hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 13,

trang 1-6.

9. Nguyễn Đăng Dờn, 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Thống

kê.

10. NHNN, 2006. Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ban hành về quy chế cung

ứng và sử dụng séc.

11. NHNN, 2007. Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành về quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

12. Trầm Thị Xuân Hương và ThS.Hoàng Thị Minh Ngọc, 2012. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh.

13. TTCP, 2006. Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.

14. Văn Tạo, 2009. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt – Thực trạng, Nguyên nhân, Giải pháp. Tạp chí ngân hàng, số 19, trang 5-11.

DANH MỤC TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

1. www.moet.gov.vn/?page=11.11&view=4446

2. www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=386&idmid=3&ItemID=12817 3. www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/tkttnh/slhdtt/gdpttt?

_adf.ctrl-state=v8kr7qtdv_4&_afrLoop=795316804000800 4. www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/07/070125.html?p=1

5. www.google.com.vn/ - Payment System Vision Ducument, Reserve Bank of India. 6. vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=183277 7. www.capgemini.com/wpr 8. www.lexology.com/library/detail.aspx?g=e34237c1-6fc1-45ba-bf9b- 793172c1d47c 9. www.cbr.ru/eng/publ/God

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH- GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Đến cuối năm 2012 vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.355 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 15.812 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Eximbank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, tồ nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến cuối năm 2012 có 207 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm: 1 Sở giao dịch, 41 chi nhánh, 160 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm, 3 điểm giao dịch và 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội.

Sau hơn 24 năm hoạt động, Eximbank đã đạt được một số thành tựu vượt bậc và những giải thưởng quan trọng như: Giải Thưởng “Thanh Toán Xuyên Suốt” (STP Award) do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng, giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” do ngân hàng HSBC trao tặng, 2 lần liên tiếp Eximbank nằm trong Top 1000 ngân hàng lớn nhất thế giới do tạp chí The Banker bình chọn, được tạp chí Asia Money đánh giá là “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”,… Mới đây nhất là giải thưởng “Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam

2013” được tạp chí Euromoney bình chọn, giải thưởng “Ngân hàng được quản trị tốt nhất 2013” và giải thưởng “Thành tựu lãnh đạo năm 2013” do tạp chí Asia Banker trao tặng.

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank từ năm 2009 đến năm 2012

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Tổng tài sản 65448 131111 183567 170156 Vốn chủ sở hữu 13353 13511 16303 15812 Trong đó: vốn điều lệ 8800 10560 12355 12355 Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư 46989 70705 72777 85519 Tổng dư nợ cho vay 38580 62346 74663 74922 Thu nhập lãi thuần 1975 2883 5304 4901 Thu nhập ngoài lãi thuần 602 787 933 486 Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 2577 3670 6237 5387 Tổng chi phí hoạt động -907 -1027 -1910 -2297 Tợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)