Thực trạng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 42)

TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.1.1. Hoạt động giao dịch

Số lượng giao dịch thanh toán tại Eximbank đã gia tăng qua các năm, từ 938,509 món trong năm 2009 đến năm 2012 đã tăng lên 3,942,284 món. Cụ thể, năm 2010 đã tăng 617,556 món, tương đương tăng 65.8% so với năm 2009, năm 2011 đã tăng 1,227,284 món, tương đương tăng 78.87% so với năm 2010 và trong năm 2012 đã tăng thêm 1,158,937 món, tương đương tăng 41,64% so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng giao dịch TTKDTM so với giao dịch bằng tiền mặt tại Eximbank không thay đổi nhiều. Về số lượng giao dịch thì thanh tốn khơng dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với thanh toán bằng tiền mặt.

Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng Dịch vụ Khách hàng Eximbank

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng số lƣợng giao dịch tại Eximbank

Về giá trị giao dịch thanh toán đều gia tăng qua các năm nhưng với tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Trong năm 2010, giá trị giao dịch đã gia tăng thêm 23,701,285.85 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 41.30%, nâng tổng giá trị lên 81,090,609.58 triệu đồng. Năm 2011 là năm có tốc độ gia tăng cao

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2009 2010 2011 2012 44.18% 40.54% 44.69% 42.04% 55.82% 59.46% 55.31% 57.96%

nhất với mức tăng đạt 91.46% , tương đương tăng 61,206,141.17 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, tốc độ gia tăng giảm xuống đạt mức tăng trưởng 58.40% so với năm 2011, tương đương 83,100,841.86 triệu đồng.

Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng Dịch vụ Khách hàng Eximbank

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng giá trị giao dịch tại Eximbank

Biểu đồ trên thể hiện tỷ trọng về giá trị giao dịch thanh toán tại Eximbank từ năm 2009 đến năm 2012. So với số lượng giao dịch, phương thức TTKDTM có tỷ trọng trên 55% so với thanh toán bằng tiền mặt, nhưng với giá trị giao dịch thì TTKDTM chỉ chiếm tỷ trọng xấp xỉ 40%. Điều này thể hiện một cái nhìn khái quát về tình hình TTKDTM ở Eximbank. Các giao dịch TTKDTM đa phần được thực hiện có giá trị nhỏ hơn so với tiền mặt, khách hàng giao dịch của Eximbank vẫn ưa chuộng việc thanh toán bằng tiền mặt hơn trong các giao dịch thương mại của họ.

Xét riêng về TTKDTM, trong những năm qua, số lượng giao dịch đều gia tăng đáng kể. Điển hình năm 2010, khối lượng giao dịch đạt 523,874 món, tăng 76,62% so với năm 2009. Trong năm 2011, khối lượng giao dịch tăng thêm 614,088 món, tương đương tăng 66.37% so với năm 2010. Trong năm 2012, mức tăng trưởng trong giao dịch đạt 58.44% với số món giao dịch là 2,285,107 món, tuy tăng chậm hơn so với năm 2011, nhưng vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng trong TTKDTM tại Eximbank.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2009 2010 2011 2012 60.46% 59.36% 64.76% 56.82% 39.54% 40.64% 35.24% 43.18%

Bảng 2.1: Số lƣợng giao dịch thanh tốn tại Eximbank Đơn vị tính: Món Phƣơng tiện thanh tốn 2009 2010 2011 2012 +/- (%) 10/09 11/10 12/11 Tiền mặt 414,633 630,785 1,243,981 1,657,177 52.13 97.21 33.22 TTKDTM 523,874 925,278 1,539,366 2,285,107 76.62 66.37 48.44 Séc 1,953 2,430 2,244 1,740 24.42 -7.65 -22.46 UNC 63,056 107,604 145,920 178,654 70.65 35.61 22.43 UNT 705 867 888 1,002 22.98 2.42 12.84 Thẻ 458,160 814,377 1,162,806 1,774,100 77.75 42.78 52.57 NHĐT 227,508 329,611 44.88 Tổng 938,507 1,556,063 2,783,347 3,942,284 65.80 78.87 41.64 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng Dịch vụ Khách hàng Eximbank

Bảng 2.2: Doanh số giao dịch thanh toán tại Eximbank

Đơn vị tính: Triệu đồng Phƣơng tiện thanh tốn 2009 2010 2011 2012 +/- (%) 10/09 11/10 12/11 Tiền mặt 34,700,063.36 48,131,485.46 92,154,240.40 128,066,305.29 38.71 91.46 38.97 TTKDTM 22,689,260.37 32,959,124.12 50,142,510.35 97,331,287.32 45.26 52.14 94.11 Séc 107,722.60 125,310.19 121,957.05 107,270.29 16.33 -2.68 -12.04 UNC 21,689,776.43 31,489,222.46 47,437,816.30 92,962,592.10 45.18 50.65 95.97 UNT 25,215.00 19,718.40 21,204.00 18,652.40 -21.80 7.53 -12.03 Thẻ 866,546.34 1,324,873.06 2,176,678.40 3,427,797.03 52.89 64.29 57.48 NHĐT - - 384,854.60 814,975.50 111.76 Tổng 57,389,323.73 81,090,609.58 142,296,750.75 225,397,592.61 41.30 75.48 58.40

2.1.2. Phương thức TTKDTM tại Eximbank

2.1.2.1. Thanh toán bằng séc

Ở Eximbank, séc được sử dụng để thực hiện giao dịch đều là séc rút tiền mặt và khơng có séc bảo chi. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng cá nhân sử dụng séc chiếm tỷ trọng khá nhỏ cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Tỷ trọng về số lượng và giá trị giao dịch séc gia tăng nhanh vào năm 2010 nhưng có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây. Trong các phương tiện giao dịch TTKDTM tại Eximbank thì séc chiếm tỷ trọng rất thấp về số lượng và giá trị giao dịch. Với những ưu điểm của séc được trình bày ở chương 1, nhưng hiện nay việc sử dụng séc trong thanh tốn các giao dịch thương mại có xu hướng giảm khơng chỉ riêng ở Eximbank mà trên phạm vi cả nước1

.

Có thể nói thực trạng này cho thấy sự lo ngại của người bán khi tiến hành các giao dịch mua bán thương mại được thanh tốn bằng séc. Với tình hình khó khăn trong kinh tế cũng như tình hình lừa đảo ngày một gia tăng trong một vài năm gần đây, việc người bán dè dặt khi nhận tiền thanh toán bằng séc cũng là điều dễ hiểu. Họ thường lo ngại séc giả, séc không đảm bảo đủ số tiền chi trả khi tài khoản của người mua khơng có tiền hoặc không đủ tiền. Điều này lại đặt ra vấn đề rằng: người bán lo ngại séc khơng đảm bảo việc thanh tốn cho mình thì người mua nên lập séc bảo chi để thực hiện việc giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ. Như vậy việc thanh toán bằng séc sẽ được thực hiện thuận lợi, khơng cịn sự dè dặt của người bán. Tuy nhiên séc bảo chi lại không được người mua ưa chuộng do các đặc điểm của séc làm ứ đọng vốn của người mua vì số tiền bảo chi sẽ bị phong toả. Do đó, trong những năm vừa qua, tình hình thanh tốn bằng séc thường có xu hướng giảm so với các phương tiện TTKDTM khác.

2.1.2.2. Thanh tốn bằng uỷ nhiệm chi

Vì tính thuận tiện và đơn giản của thanh toán bằng uỷ nhiệm chi mà phương thức thanh tốn này ln chiếm tỷ trọng cao trong phương tiện

TTKDTM. Ở Eximbank, thanh toán bằng UNC gia tăng qua các năm về số lượng giao dịch. Trong năm 2010, số lượng giao dịch bằng UNC của khách hàng tăng thêm 44,548 món, tương đương tăng 70,65% so với năm 2009. Trong năm 2011, số lượng giao dịch bằng UNC tăng thêm 38,316 món, tương đương 35,61% so với năm 2010. Và năm 2012, số lượng giao dịch UNC đạt 178,654 món, tăng 32,734 món, tương đương tăng 22,43% so với năm 2011. Sự sụt giảm về số lượng thanh toán bằng UNC là do trong năm 2011, Eximbank đã triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tiện ích, thay thế được việc thanh toán bằng UNC phải thực hiện tại quầy ngân hàng. Về giá trị giao dịch, trong năm 2010, giá trị giao dịch bằng UNC đã tăng từ 21,689,776.43 triệu đồng lên 31,489,222.46 triệu đồng, tương ứng tăng 45.18% so với năm 2009. Trong năm 2011, giá trị gia dịch bằng UNC đã tăng thêm 15,948,593.84 triệu đồng, tương ứng tăng 50.65% so với năm 2010. Và giá trị giao dịch trong năm 2012 đã tăng thêm 45,524,775.80 triệu so với năm 2011, tương ứng tăng 95.97%. Tốc độ tăng về số lượng giao dịch bằng UNC nhỏ hơn tốc độ tăng giá trị giao dịch cho thấy trong năm 2011 và năm 2012, khách hàng chủ yếu dùng UNC chuyển khoản những món có giá trị lớn, và những món có giá trị nhỏ được thực hiện thơng qua ngân hàng điện tử.

2.1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu

Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu vẫn được sử dụng trong các giao dịch thương mại của các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế với số lượng và khối lượng giao dịch tương đối nhiều hơn so với thanh toán bằng séc2. Nhưng tại Eximbank, hình thức thanh tốn này chiếm tỷ trọng về số lượng và giá trị giao dịch tương đối thấp so với các phương tiện thanh tốn cịn lại. Trong năm 2010, số lượng giao dịch bằng UNT tăng 162 món, tương tứng tăng 22.98% so với năm 2009. Năm 2011, tốc độ tăng số lượng giao dịch bằng UNT ít hơn, chỉ đạt 2.42%, tương ứng 21 món so với năm 2010. Và trong năm 2012, tốc độ tăng số lượng lượng thanh tốn bằng UNT có tiến triển nhưng vẫn cịn thấp so với năm 2010, với số món tăng là 114 món, tương ứng 12.84% so với năm 2011. Vì đặc điểm

của phương thức này tương đối phức tạp hơn so với các phương thức khác và cần có sự tín nhiệm cao giữa người mua và người bán nên hiện nay thanh toán bằng uỷ nhiệm thu ít được sử dụng trong các giao dịch thương mại mà chủ yếu là các giao dịch thanh toán về điện, nước, cước điện thoại, cước internet, …

2.1.2.4. Thanh toán bằng thẻ

Thẻ là một phương tiện thanh tốn có sự đa dạng về chủng loại với các đặc điểm sử dụng riêng biệt cho từng loại sản phẩm đã tạo ra sự phong phú và dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong nền kinh tế. Trước những ưu điểm của thẻ, Eximbank đã xây dựng ra các sản phẩm thẻ với nhiều chủng loại để nắm bắt được nhu cầu thị hiếu hiện nay của khách hàng.

Bảng 2.3: Tình hình thẻ đã phát hành và thẻ đang hoạt động tại Eximbank từ năm 2009 đến năm 2012 Đơn vị tính: Thẻ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tổng thẻ đang hoạt động Thẻ V-Top 222,389 308,411 417,832 556,675 408,934 Thẻ Prepaid - 86,292 316,893 467,761 116,599 Thẻ ghi nợ quốc tế 40,887 53,826 69,548 83,185 32,878 Thẻ tín dụng quốc tế 25,311 31,653 37,688 44,011 16,327

Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phịng thẻ Eximbank

Tình hình số lượng thẻ đã phát hành của Eximbank trong 4 năm vừa qua đều tăng trưởng. Cụ thể trong năm 2010 số lượng thẻ V-Top đã phát hành tăng thêm 86,022 thẻ, tương ứng tăng 38.68% so với năm 2009. Tốc độ tăng số lượng thẻ V-Top giảm dần trong năm 2011 và 2012, năm chỉ đạt 35.48% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 33.23% so với năm 2011. Trong năm 2010, Eximbank đã triển khai sản phẩm mới đó là Thẻ Prepaid với số lượng phát hành dạt 86,292 thẻ.

2010 và đã sụt giảm tốc độ tăng vào năm 2012, với mức tăng đạt 47,61% so với năm 2011. Tương tự như thẻ V-Top, tốc độ gia tăng số lượng thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế đã phát hành đều giảm nhẹ từ năm 2009 đến năm 2012. Cụ thể, đối với thẻ ghi nợ quốc tế, tốc độ gia tăng số lượng thẻ đã phát hành giảm từ 31.65% xuống còn 29.21% và 19.61% trong 4 năm. Đối với thẻ tín dụng quốc tế, tốc độ tăng số lượng thẻ đã phát hành giảm từ 25.06% xuống còn 19.07% và 16.78%. Hiện tại, sau 4 năm các loại thẻ đang hoạt động đều ít hơn so với số lượng thẻ đã phát hành. Trong đó, thẻ Prepaid có số lượng thẻ hoạt động cịn khá ít so với thẻ đã phát hành, chỉ bằng 24.93% số lượng thẻ đã phát hành. Thẻ ghi nợ quốc tế có số lượng thẻ cịn hoạt động bằng 39.52% so với số lượng thẻ đã phát hành. Thẻ tín dụng quốc tế có số lượng thẻ cịn hoạt động bằng 37.10% so với số lượng thẻ đã phát hành. Số lượng thẻ còn hoạt động với số lượng lớn so với các sản phẩm thẻ khác đó là thẻ V-Top, với số lượng thẻ hoạt động bằng 73.46% tổng số lượng thẻ đã phát hành. Với tình hình như trên, việc sử dụng thẻ thanh tốn khơng được hiệu quả tại Eximbank, khi mà số lượng thẻ đang hoạt động chưa bằng 50% số lượng thẻ đã phát hành.

2.1.2.5. Thanh toán qua hệ thống ngân hàng điện tử

Khi khoa học công nghệ ngày một phát triển, mạng internet cũng như điện thoại di động 3G khơng cịn xa lạ với người dân Việt Nam thì việc phát triển hình thức thanh tốn qua ngân hàng điện tử là một điều tất yếu. Được ra đời khoảng 3 năm gần đây, hệ thống ngân hàng điện tử của Eximbank đã có những cải tiến trong phương thức thanh toán này để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Trong năm 2011, số lượng giao dịch là 227,508 món, trong đó giao dịch bằng SMS banking chiếm số lượng cao nhất 91,208 món, kế đến là Internet banking 82,940 món và cuối cùng là Mobile banking 53,360 món. Khách hàng sử dụng dịch vụ SMS Banking và Mobile Banking là các khách hàng cá nhân với mục đích thực hiện các giao dịch nạp tiền điện thoại, chuyển khoản, quản lý tài khoản, …

Bảng 2.4: Thực trạng giao dịch qua Ngân hàng điện tử tại Eximbank trong năm 2011 và năm 2012 Tiêu chí 2011 2012 +/- (%) Số lƣợng giao dịch 227,508 329,611 44.88 Internet Banking 82,940 170,984 106.15 Mobile Banking 53,360 146,769 175.05 SMS Banking 91,208 11,858 -87.00 Giá trị giao dịch 384,854.60 814,975.50 111.76 Internet Banking 268,310.90 629,905.06 134.77 Mobile Banking 87,083.52 182,319.39 109.36 SMS Banking 29,460.18 2,751.06 -90.66

Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng Dịch vụ Khách hàng Eximbank

Trong năm 2012 có sự đảo chiều về số lượng giao dịch khi dịch vụ SMS banking đã giảm đáng kể, thay vào đó là dịch vụ Mobile banking với số lượng giao dịch tăng lên 146,769 món, tương ứng tăng 175,05% và Internet banking tăng lên 170,984 món, tương ứng tăng 106.15%. Số lượng sụt giảm với dịch vụ SMS Banking là do tính tiện ích cũng như phí thường niên của Internet Banking và Mobile Banking hợp lý. Ngoài ra, sự bùng nổ điện thoại smart phone với giá cả hợp lý trong thời gian gần đây cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp dân cư trong nền kinh tế tiếp cận được với dịch vụ Mobile Banking này. Mặc dù tốc độ gia tăng số lượng giao dịch qua Internet Banking chậm hơn so với Moblie Banking nhưng giá trị giao dịch lại tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với năm 2011. Cụ thể, tốc độ gia tăng trong giá trị giao dịch của Internet Banking trong năm 2012 là 134.77% so với năm 2011, còn Mobile Banking là 109.36% so với năm 2011. Nhưng giá trị giao dịch của phương thức thanh toán này thường nhỏ, một phần là do sự hạn chế trong hạn mức chuyển tiền mà ngân hàng quy định,

phần khác là do tâm lý e ngại của người sử dụng khi chuyển tiền với giá trị lớn. Tuy nhiên, theo đà phát triển của nền kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật, thanh toán qua NHĐT sẽ ngày một phát triển và đi dần vào đời sống của người dân.

2.2. Thực trạng về mở rộng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.2.1. Quy mô cung ứng dịch vụ

Eximbank đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực trong hoạt động kinh doanh và gia tăng về quy mơ hoạt động của mình qua từng năm:

Bảng 2.5: Quy mô cung ứng dịch vụ từ năm 2009 đến năm 2012

Tiêu chí 2009 2010 2011 2012 +/- (%) 10/09 11/10 12/10 Chi nhánh 38 40 41 42 5.26 2.50 2.44 Phòng giao dịch 102 142 157 160 39.22 10.56 1.91 Máy ATM 260 260 260 260 0.00 0.00 0.00 Máy POS 1883 2461 3237 4102 30.70 31.53 26.72 Nhân viên phục vụ 3780 4472 5430 5800 18.31 21.42 6.81 Dịch vụ TTKDTM 1755 2167 2565 2656 23.49 18.37 3.56 Dịch vụ khác 2025 2304 2864 3143 13.82 24.30 9.73

Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank

2.2.1.1. Mạng lƣới hoạt động

Trong những năm qua, Eximbank đã không ngừng nỗ lực gia tăng mạng lưới hoạt động ra toàn lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2010, Eximbank đã thành lập thêm 1 chi nhánh, tương đương tăng 5.26% so với năm 2010. Số lượng phòng giao dịch tăng nhiều hơn so với chi nhánh, đạt 30 phòng giao dịch, tương đương tăng 39.22% so với năm 2010. Trong năm 2011 và năm 2012, Eximbank cũng chỉ tăng được mỗi năm 1 chi nhánh. Số lượng phòng giao dịch tăng chậm

hơn so với năm 2010 khi trong năm 2011, Eximbank chỉ tăng thêm được 15 phòng giao dịch, tương đương tăng 10.56%. Trong năm 2012, tốc độ gia tăng phòng giao dịch giảm mạnh, chưa tới 2% so với năm 2011, tương đương tăng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)