1.5. Kinh nghiệm mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt từ một số ngân
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Có thể nói, phát triển nhanh các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt để góp phần giảm thấp việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch là yêu cầu bức thiết của nền kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Điểm qua hệ thống thanh toán của các nước BRIC, đề tài xin tóm tắt lại một số điểm chính trong việc đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở các quốc gia này và nên được áp dụng tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Một là cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới ngân hàng, hệ thống máy ATM, POS; đảm bảo sự phân bổ hợp lý, tránh chênh lệch về khu vực địa lý ở thành thị và nơng thơn.
Hai là Chính phủ triển khai, phát triển hệ thống ngân hàng điện tử và hệ thống thanh toán bán lẻ; thành lập các trung tâm, quỹ hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức phi tài chính trong việc phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Ba là Chính phủ hỗ trợ các TCCUDVTT áp dụng các mức phí giao dịch thấp để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Bốn là các ngân hàng phối hợp với các TCCUDVTT xây dựng các sản phẩm thẻ mới có các chức năng, đặc tính phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu của từng đối tượng sử dụng, đẩy mạnh việc tuyên truyền việc sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở khu dân cư và các tổ chức kinh tế.
Cuối cùng, các ngân hàng phối hợp các cơ quan chức năng không ngừng giám sát, theo dõi, hướng dẫn hoạt động thanh toán của các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế, để tìm ra các yếu tố khơng cịn phù hợp với tình hình kinh tế đất nước nhằm sửa đổi, nâng cấp hoặc ban hành khung pháp lý mới cho phù hợp.
Từ những thành quả của các quốc gia BRIC trong việc phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, có thể nhận thấy được công cuộc phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt không thể thực hiện được trong một sớm một chiều mà cần có sự kiên nhẫn và nỗ lực trong thời gian dài. Bên cạnh đó là sự phối hợp hài hồ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan chức năng và các ngân hàng thương mại để phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt trở thành thói quen của người dân Việt Nam.
Kết luận chƣơng 1
Việc hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại đã cho thấy được tầm quan trọng của phương thức thanh toán này trong một nền kinh tế phát triển. Các tiêu chí đánh giá việc mở rộng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cũng được hệ thống hoá nhằm giúp cho việc phân tích thực trạng về mở rộng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại được chính xác và rõ ràng hơn.
Ngoài ra, bài học kinh nghiệm của các ngân hàng của một số quốc gia trên thế giới trong việc đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ góp phần lựa chọn ra những bài học phù hợp để ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam. Từ đó sẽ góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong việc mở rộng hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong thời gian sắp tới.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM