Ài hc inh nghiệm cho iệt am

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam nhìn nhận dưới góc độ kế toán (Trang 45 - 47)

Thời gian qua, chính sách quản l thuế đối với hoạt động chuyển giá đã có những bước thay đổi tích cực cả về mặt pháp l và thực tế áp dụng. Về cơ bản, các chính sách này được xây dựng dựa trên hướng d n của OECD, theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh nghiệm chống chuyển giá thành cơng ở các quốc gia đặc biệt là ở Mỹ và Trung Quốc là những bài học thực tiễn có ý nghĩa thiết thực trong việc định hướng, sửa đổi và điều hành cơng tác quản l thuế

trước tình trạng chuyển giá ở các cơng ty đa quốc gia đang diễn ra ngày càng phổ biến, tinh vi và phức tạp như hiện nay:

 Kinh nghiệm về việc x y dựng cơ sở pháp lý để kiểm soát và chống chuyển giá:

Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 66 2010 TT-BTC ngày 22 04 2010 thay thế Thông tư 117 2005 TT-BTC ngày 19 12 2005, nhằm mục đích hình thành cơ sở pháp l cho việc xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư hướng d n chi tiết về việc xác định giá thị trường, phân tích, so sánh và các vấn đề liên quan đến việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết; Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá để kê khai và tính thuế trong một số trường hợp doanh nghiệp liên kết có dấu hiệu chuyển giá bị phát hiện qua kiểm tra.

 Kinh nghiệm về việc tổ chức và ghi nhận thơng tin kế tốn:

Tháng 12 năm 2003 Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kế tốn số 26-“Thơng tin về các bên liên quan” để hướng d n chung về nguyên tắc ghi ch p kế tốn và trình bày thơng tin về các bên liên quan và các giao dịch liên kết trên Báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế tốn này đã đưa ra định nghĩa về các bên liên quan, những nội dung chính, các yêu cầu cần trình bày về các giao dịch liên kết, cùng với những ảnh hưởng có thể xảy ra của các bên liên quan trong giao dịch liên kết. Chuẩn mực c ng hướng d n chi tiết về các phương pháp xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan. Đây c ng là cơ sở pháp l cần thiết để thông tin ghi ch p kế tốn và trình bày trên Báo cáo tài chính là trung thực và hợp l trên tất cả các khía cạnh trọng yếu, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của Cơ quan thuế khi có thanh tra, kiểm tra.

 Kinh nghiệm về việc qui định hình thức báo cáo và xử lý vi phạm:

- Theo qui định hiện hành, doanh nghiệp báo cáo phải thực hiện kê khai Thông tin về giao dịch liên kết theo m u GCN-01 QLT và nộp cho Cơ quan thuế cùng với Quyết tốn Thuế TNDN năm và Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 90 ngày tiếp theo sau khi năm tài chính kết thúc.

- Doanh nghiệp có hành vi kê khai sai d n đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hồn thì phải nộp đủ số tiền thuế khai thiếu, nộp lại số tiền

thuế được hoàn cao hơn và bị xử phạt 10 số tiền thuế khai thiếu. Trường hợp hành vi chuyển giá của doanh nghiệp được xem là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nếu bị thanh tra phát hiện sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần so với số tiền đã thuế trốn. Doanh nghiệp có hành vi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn qui định hoặc thời hạn ghi trên Thông báo thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và bị xử phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản l thuế và cho ph p áp dụng cơ chế APA như là một cơng cụ chống chuyển giá mới, Bộ Tài chính cịn đề ra “Chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015” theo Quyết định 1250 QĐ-BTC nhằm xây dựng kế hoạch chi tiết và các giải pháp triển khai đảm bảo tổ chức thực hiện cơng tác kiểm sốt và chống chuyển giá toàn diện, hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng giá chuyển giao để trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tràn lan như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam nhìn nhận dưới góc độ kế toán (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)