Iải pháp v cơ ch iểm soát và chống chuyển giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam nhìn nhận dưới góc độ kế toán (Trang 84 - 87)

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.377.597.420 8.049.960

1. Giảm lợi nhuận kế toán trước thuế do phát sinh phí dịch vụ tư vấn & quản lý, nên giảm chi phí thuế TNDN

3.2.2. iải pháp v cơ ch iểm soát và chống chuyển giá

Chuyển giá hiện đang gia tăng và trở thành vấn nạn kinh tế của đất nước, trong khi đó hoạt động chuyển giá lại được kiểm soát dựa trên các qui định và thủ tục kiểm tra thuế chung, các thủ tục này vốn thiếu tính chuyên sâu cần thiết để có thể nhận ra các chiêu thức trong chuyển giá. Có lẽ hiệu quả chống chuyển giá sẽ đạt được cao hơn nếu có một hệ thống các thủ tục kiểm tra thuế và xử phạt dành riêng cho chuyển giá, thủ tục đặc biệt được đề cập ở đây chính là “Cơ chế thỏa thuận trước về

phương pháp tính giá”(A A). Đây là giải pháp hiệu quả trong quản l rủi ro về

chuyển giá; vì vậy, cơ chế này c ng đã được nhiều quốc gia ở Châu Á và các quốc gia thành viên OECD thực thi trong thời gian qua.

- APA có thể là một th a thuận đơn phương, song phương hoặc đa phương giữa một doanh nghiệp nộp thuế và Cơ quan thuế về giá chuyển nhượng của một nhóm giao dịch là đối tượng nêu trong th a thuận; trong đó các chi tiết, điều kiện giao dịch c ng như phương pháp và cách thức định giá cho các giao dịch này đều đã được xác định từ trước.

- Theo cơ chế này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải chủ động đề xuất phương pháp tính giá hoặc mức giá mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong Tập đoàn trước khi kê khai và nộp thuế, Cơ quan thuế có thể phối hợp cùng với Cơ quan thuế nước ngồi có k kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

với Việt Nam sẽ tổ chức giám sát, kiểm sốt q trình thực hiện giao dịch liên kết để chống gian lận thuế qua chuyển giá; hoặc Cơ quan thuế quốc gia cùng với Cơ quan thuế nước ngồi, nơi cơng ty mẹ đặt trụ sở chính, xác định lợi nhuận của tồn Tập đồn, trong đó có lợi nhuận do cơng ty con ở Việt Nam mang lại và sẽ đánh thuế theo mức lợi nhuận mà công ty mẹ thu được tại Việt Nam.

- Cần nâng thời hạn xử l vi phạm về thuế từ 5 năm lên 10 năm, để tránh tình trạng cán bộ công chức thuế và doanh nghiệp lạm dụng Th a thuận giá trước để trục lợi. Điều này có nghĩa, nếu sau khi thanh tra Cơ quan thuế phát hiện mức giá nêu trong Thoả thuận khơng tn theo ngun tắc giá thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế 10 năm trở về trước, tính từ thời điểm mở cuộc thanh tra và cán bộ thuế đảm trách c ng sẽ bị xử l do cố tình vi phạm.

Những lợi ích khi áp dụng Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp tính giá

- Việc áp dụng cơ chế APA tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước; đồng thời tạo điều kiện cho Cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ thu một cách hiệu quả, đảm bảo khai thác và bảo vệ nguồn thu cho ngân sách trên cơ sở “quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ”, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi về đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nên phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho xã hội.

- Nếu được tuân thủ chặt chẽ, APA sẽ loại b được khả năng một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bị Cơ quan thuế điều chỉnh giá chuyển nhượng, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức cho các cuộc thanh tra chuyển giá k o dài. Trên thực tế quá trình thanh tra chống chuyển giá thường mất nhiều thời gian và rất phức tạp (do các vụ điều tra chuyển giá có thể k o dài từ 3-4 năm hoặc k o dài hơn nữa), Cơ quan thuế cần phải chứng minh được sự bất hợp l về giá và phải tìm được dữ liệu thơng tin trong và ngồi nước, mới có thể kết luận được doanh nghiệp đang chuyển giá.

- So với các cuộc thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá ít nhiều mang tính đối kháng, thì việc áp dụng APA sẽ hiệu quả hơn do các bên cùng hợp tác để đạt được một th a thuận chung.

- Áp dụng APA cịn có nhiều điểm thuận lợi khác như: loại b và giảm thiểu được rủi ro bị đánh thuế hai lần; giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế do giảm gánh nặng lưu trữ hồ sơ và đơn giản hóa thủ tục, chứng từ. Về phía Cơ quan thuế sẽ chủ động hơn đối với nguồn thu thuế vì đã có sự đảm bảo nhất định về khả năng thu.

Những bất lợi khi áp dụng Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp tính giá

Bên cạnh những lợi ích nêu trên, việc áp dụng APA trong cơ chế kiểm soát và chống chuyển giá c ng bộc lộ một số điểm bất lợi sau:

- Việc th a thuận APA rất phức tạp nên trong thực tế chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp lớn.

- APA đàm phán trên cơ sở đơn phương không thể đạt đến độ chắc chắn cao, bởi vì ở các nước khác có thể khơng đồng với kết quả đàm phán này. Trong khi đó, đạt được th a thuận APA song phương và đa phương là rất khó khăn vì phải đưa nhiều quốc gia cùng tham gia, nhất là đối với các quốc gia có mức thuế rất thấp hoặc khơng đánh thuế nhập khẩu.

- Khi đăng k thực hiện APA với Cơ quan thuế người nộp thuế phải cung cấp quá nhiều thơng tin, mặc dù có điều khoản bảo mật thông tin được đưa vào.

- Th a thuận APA không giúp cho doanh nghiệp tránh được việc kiểm toán liên quan đến các vấn đề tài chính khác khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của APA. - Thị trường luôn biến đổi và việc xác định trước giá tính thuế có thể ảnh hưởng

đến số tiền thuế thu được khi có biến động thị trường.

- Nếu áp dụng APA thì sẽ phải đào tạo một đội ng cán bộ thuế đủ chuyên môn để tiến hành đàm phán, bởi vì th a thuận này có liên quan đến rất nhiều vấn đề về tài chính, chun mơn kỹ thuật trong các giao dịch.

- Và quan trọng hơn, chi phí và thời gian để thiết lập một APA là khá lớn; tuy nhiên, thời hạn sử dụng APA rất hạn chế. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, thời gian k kết một APA đơn phương trung bình là 1 năm 8 tháng, nhưng chỉ sử

dụng trong khoảng thời gian là 2 năm, trong khi thời gian k kết APA song phương là 2 năm 5 tháng và chỉ sử dụng khoảng 2-3 năm (Nguyễn Tiến D ng và L Thị Ngọc Loan, 2012).

Nhìn chung, APA khơng chỉ giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong vấn đề hoạch định kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế một cách nhất quán, mà cịn làm giảm đáng kể cơng việc cho Cơ quan thuế, qua đó đem lại lợi ích cho cả các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam nhìn nhận dưới góc độ kế toán (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)