Khảo sát thực tiễn hoạt động chuyển giá ca các doanh nghiệp có vốn đ u tư nư c ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam nhìn nhận dưới góc độ kế toán (Trang 54 - 57)

T HC RẠNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG Y ĐA QUỐC GI AC ĐẦU Ƣ NƢỚC NGO I ẠI VI NAM

2.2.2. Khảo sát thực tiễn hoạt động chuyển giá ca các doanh nghiệp có vốn đ u tư nư c ngoà

đ u tư nư c ngoài

Đối tượng và phạm vi hảo sát

Đối tượng khảo sát là hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; trong đó,

phía nước ngồi nắm giữ 100 hoặc phần lớn vốn chủ sở hữu. Đặc trưng của chuyển giá là chỉ xảy ra khi có giao dịch liên kết được thực hiện, do vậy phạm vi khảo sát được giới hạn trong giao dịch liên kết phát sinh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam với các Cơng ty đa quốc gia hoặc Tập đoàn đa quốc gia ở nước ngoài.

ội dung hảo sát

- Khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi nhận kế tốn và kết quả tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam dựa trên Báo cáo Tài chính đã được kiểm tốn. Qua đó, cho thấy các đối tượng kế toán thường được sử dụng để thực hiện hành vi chuyển giá, nghĩa là cho thấy các hình thức chuyển giá áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

- Thông qua khảo sát hoạt động chuyển giá, nghiên cứu tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, và thực tiễn hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế để chống lại hành vi chuyển giá, chống tình trạng thất thu thuế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, các doanh nghiệp khai lỗ nhiều năm liền nhưng v n tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, hoặc khai lãi nhưng tỷ lệ lãi lại thấp hơn so với lãi suất ngân hàng.

Phương pháp hảo sát

- Thu thập thông tin khảo sát từ:

+ Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế qua các năm và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

+ Các nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm:

(i) Các văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế và các Bộ, ngành có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

(ii) Báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Cục thuế Tp.HCM đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

(iii) Các bài viết, tài liệu nghiên cứu và nhận định mang tính chun mơn của các cán bộ lãnh đạo thuộc Cơ quan quản l nhà nước và các chuyên gia kinh tế đang làm việc tại các công ty “Big four” ở Việt Nam về thực tiễn hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá đang diễn ra hiện nay.

- Sử dụng phương pháp tư duy khoa học “diễn dịch, quy nạp” kết hợp với các phương pháp kỹ thuật như: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để xử l nguồn dữ liệu thu thập nhằm đạt được mục tiêu khảo sát.

K t quả hảo sát

Qua khảo sát thực tế và đánh giá của ngành Thuế cho thấy, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ chuyển giá tại Việt Nam đó là chính sách ưu đãi Thuế TNDN dành cho các nhà đầu tư nước ngồi. Chính sách ưu đãi này đã hình thành sự chênh lệch về thuế suất Thuế TNDN giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ, d n đến tạo ra sự khác biệt về nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp trong nước và ở nước ngoài, giữa doanh nghiệp được hưởng ưu đãi và doanh nghiệp khơng được hưởng ưu đãi, từ đó đã tạo điều kiện tiền đề cho các nhà đầu tư nước ngồi lợi dụng chính sách ưu đãi thuế để thực hiện mục tiêu tối thiểu hố số thuế phải nộp tồn cầu thông qua xác định giá chuyển nhượng trong giao dịch liên kết.

Năm 2011, đánh dấu thành công bước đầu của ngành Thuế trong công tác chống chuyển giá. Kết quả đã thanh tra chống chuyển giá tại 45.939 doanh nghiệp, đã xử l giảm lỗ 4.400 tỷ đồng, truy thu thuế và xử phạt 1.650 tỷ đồng. Và trong 6 tháng đầu năm 2012, qua thanh tra, kiểm tra tại 463 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, có giao dịch liên kết và kết quả kinh doanh lỗ nhiều năm, toàn Ngành đã truy thu và xử phạt 253,4 tỷ đồng, giảm khấu trừ qua thanh tra là 47,7 tỷ đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 1.035,5 tỷ đồng.

Những kết quả đạt được của ngành Thuế nêu trên đã tạo tiền đề cho công tác chống chuyển giá trong các bước tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế thực hiện cho thấy số thuế truy thu và con số giảm lỗ được xác định theo nguyên tắc chuyển giá hầu như khơng đáng kể, bởi vì số lượng các doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra về chuyển giá

chiếm tỷ trọng rất nh so với số lượng doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra thuế nói chung (Cục Đầu tư nước ngoài, 2012).

Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được Tổng Cục thuế c ng đã triển khai nhiều nhóm giải pháp để ngăn ngừa vấn nạn chuyển giá bao gồm:

- Tăng cường công tác quản l kê khai thông tin giao dịch liên kết;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu để hổ trợ cho công tác thanh tra tại các Cục thuế;

- Triển khai thí điểm cơng tác xây dựng các chuyên đề quản l thuế đối với hoạt động chuyển giá trong từng lĩnh vực cụ thể tại các Cục thuế trọng điểm:

(*) Trên đây là những nội dung cơ bản về hoạt động chuyển giá của các cơng ty đa quốc gia có đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam, do số lượng trang viết có hạn xin được đính kèm nội dung chi tiết trong Phụ lục 1, đính kèm Luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát và chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam nhìn nhận dưới góc độ kế toán (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)