6. Kết cấu đề tài
1.2. CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.2.2.2.5. Định hướng kinh doanh
Là yếu tố quan trọng làm thay đổi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp với định hướng kinh doanh cao luôn luôn theo dõi thị trường để phát hiện những cơ hội, rào cản kinh doanh; luôn chủ động, tiên phong trong đề xuất, thực hiện những ý tưởng, sản phẩm, quá trình sản xuất mới dù là để đáp ứng môi
trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp hay là để tạo ra lợi thế tiên phong. Định hướng kinh doanh gồm năm thành phần chính.
Tính độc lập: Khả năng hành động độc lập của các cá nhân hoặc nhóm tạo ra ý tưởng mới cho doanh nghiệp và thực hiện thành cơng những ý tưởng đề ra.
Tính sáng tạo: Khả năng doanh nghiệp đề xuất qúa trình sản xuất mới, sản phẩm mới, những ý tưởng mới để làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tính mạo hiểm: Chấp nhận rủi ro để thực hiện cam kết của doanh nghiệp đầu tư nguồn lực lớn trong các dự án kinh doanh có khả năng thu lợi nhuận cao.
Tính chủ động: Doanh nghiệp dự báo yêu cầu thị trường (trong tương lai) và chủ động đáp ứng với địi hỏi này.
Tính tiến cơng trong cạnh tranh: nói lên tính kiên định tấn cơng đối thủ cạnh tranh (trong thị trường hiện tại).
1.2.2.2.6. Mơ hình năng lực động và hiệu quả kinh doanh
Hình 1.5: Mơ hình năng lực động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3. Cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin di động
Thị trường di động Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển với 7 doanh nghiệp di động và một nhà cung cấp mạng di động ảo là Đông Dương Telecom nhưng nhà cung cấp có quyền lực chi phối thị trường nằm trong tay chỉ ba nhà mạng lớn bao gồm Vinaphone, Mobifone, Viettel. Trong những năm gần đây thị trường viễn thông tăng trưởng khá nhanh và mức lợi nhuận hấp dẫn của ngành
Định hướng học hỏi - Cam kết học hỏi - Chia sẻ tầm nhìn - Xu hướng thống Đáp ứng thị trường -Đáp ứng khách hàng - Đáp ứng cạnh tranh - Thích ứng mơi trường vĩ mơ
Nội hóa tri thức
- Thu thập dữ liệu -Chuyển đổi thông tin - Sử dụng thông tin Chất lượng quan hệ - Cam kết - Giữ chữ tín - Khơng lợi dụng - Thỏa mãn Kết quả kinh doanh - Thị trường - Tài chính Định hướng kinh doanh - Độc lập - Mạo hiểm - Sáng tạo - Chủ động - Tiến công
đã thu hút sự đầu tư vào ngành. Các dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng, phong phú, khai thác những tiện ích trên nền tài nguyên viễn thông. Thế nên mặc dù, rào cản gia nhập và rào cản rời ngành là cao, nhưng cũng không ngăn được kỳ vọng đầu tư vào ngành của các doanh nghiệp. Khi cường độ cạnh tranh của ngành ngày càng gay gắt thì khách hàng ngày càng được tôn trọng hơn, các doanh nghiệp càng phải nỗ lực thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
1.2.3.1. Yếu tố nội lực ảnh hưởng tới cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TTDĐ dịch vụ TTDĐ
1.2.3.1.1. Năng lực về tài chính
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vốn là một trong những điều kiện cần để doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do vậy khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên.
1.2.3.1.2. Mạng lưới thơng tin di động
Để có được dịch vụ TTDĐ cung cấp cho khách hàng, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ phải đầu tư, xây dựng các tổng đài là các trung tâm chuyển mạch điện thoại di động, xây dựng các mạng lưới các trạm thu phát thông tin di động trong phạm vi muốn cung cấp dịch vụ. Sau đó tiến hành kết nối các trạm thu phát với tổng đài chuyển mạch để tạo thành một mạng lưới thơng tin di động hồn chỉnh thơng qua các thiết bị truyền dẫn như Viba, cáp quang…Khi mạng thơng tin di động hình thành hồn chỉnh, cần phải quản lý, vận hành và bảo dưỡng mạng tốt mới đảm bảo cung cấp dịch vụ an tồn và có chất lượng cao. Như vậy mạng lưới thông tin di động có thể coi là điều kiện cần để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ có chất lượng cao. Có được mạng lưới với quy mơ lớn với trình độ quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cao sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp.
1.2.3.1.3. Công nghệ
Công nghệ di động trên thế giới hiện nay đã trải qua quá trình phát triển nhanh chóng. Hiện nay thế giới đang sử dụng thế hệ di động 2G (GSM), nhiều nước đã chuyển sang thế hệ 2,5G (GPRS, EDGE), 3G tiêu chuẩn IMT-2000/UMTS
(CDMA) và đang thử nghiệm 4G. Việc lựa chọn công nghệ nào cho mạng lưới cung cấp thông tin di động của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ được lựa chọn phải phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh. Trong điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai cơng nghệ đó phát huy như thế nào, có làm cho doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ không.
1.2.3.1.4. Sản phẩm dịch vụ
Để cạnh tranh được thì địi hỏi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp phải thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng mục tiêu. Cạnh tranh về sản phẩm có thể là cạnh tranh về chất lượng dịch vụ (chất lượng kỹ thuật), chất lượng phục vụ, sự đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng. Chiến lược sản phẩm là “xương sống” cho các chiến lược khác của doanh nghiệp. Khi trình độ sản xuất kinh doanh càng cao, cạnh tranh càng gay gắt thì vai trị của chiến lược sản phẩm càng quan trọng. Khơng có chiến lược sản phẩm thì các chiến lược khác khơng thể tồn tại được.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ là sự cạnh tranh về những gì mà doanh nghiệp hoàn chỉnh cho sản phẩm của mình; dưới hình thức cung cấp, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn cho khách hàng, những đặc điểm giao hàng, dịch vụ lưu kho… Cạnh tranh về sản phẩm có thể là hồn thiện sản phẩm hiện có bằng cách cải tiến các thơng số chất lượng của sản phẩm dịch vụ hay tiến hành nghiên cứu phát triển để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng mục tiêu, cạnh tranh bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các thơng số của sản phẩm dịch vụ.
1.2.3.1.5. Nguồn nhân lực
Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trình độ, chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Con người phải có trình độ, cùng với lịng hăng say làm việc thì mới tiếp cận, vận hành được những máy móc thiết bị công nghệ cao. Đó là cơ sở để tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có hai tiêu chí để đánh giá:
- Tiêu chí về năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp: năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ được xác định bởi hiệu quả và hiệu lực của các chiến lược, chính sách kinh doanh, cụ thể như: chiến lược về sản phẩm dịch vụ; chiến lược về giá; chính sách kênh phân phối; các hoạt động xúc tiến thương mại, khuếch trương thương hiệu; chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chính sách đầu tư...
- Tiêu chí về trình độ của người lao động: tiêu chí này được đánh giá thơng qua sự phát triển trình độ của người lao động và năng suất lao động. Sự phát triển về trình độ của người lao động: là sự phát triển về tri thức hay tay nghề của người lao động theo thời gian. Biểu hiện cụ thể cho sự phát triển này là số lao động có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp... hay số lượng lao động lành nghề chiếm tỷ trọng như thế nào trong cơ cấu lao động của toàn doanh nghiệp, phát triển ra sao theo các năm. Năng suất lao động: là khả năng phục vụ của người lao động cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực viễn thông năng suất lao động được thể hiện qua các chỉ số như số thuê bao/lao động, doanh thu/lao động, doanh thu/thuê bao.
1.2.3.1.6. Giá cước
Doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu thị trường, sự giãn nở nhu cầu sản phẩm cạnh tranh theo giá, giá các sản phẩm cạnh tranh, giá của đối thủ cạnh tranh, so sánh chi phí cho sản phẩm của mình để từ đó có cơ sở hình thành giá.
Doanh nghiệp có thể áp dụng các chính sách giá phân biệt nhằm khai thác triệt để độ co giãn của các mức cầu bao gồm: Giá thay đổi theo số lượng sử dụng sản phẩm; Giá thay đổi theo thời gian sử dụng sản phẩm; Giảm giá cho các tầng lớp xã hội, đối tượng ưu tiên, các vùng ưu tiên; Giảm giá tạm thời.
Giá cả là một vũ khí để doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh, nhưng để thực hiện hiệu qủa đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng những phản ứng từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh để tránh xảy ra một cuộc chiến về giá, hơn nữa sử dụng công cụ này phải tuân theo các quy định của nhà nước.
1.2.3.1.7. Phân phối sản phẩm, dịch vụ
Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì địi hỏi doanh nghiệp phải có được hệ thống phân phối hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả. Ví dụ: khi hai sản phẩm có
chất lượng, giá cả tương tự nhau thì sản phẩm nào thuận tiện với người tiêu dùng hơn sẽ chiếm ưu thế hơn. Hiện nay, bên cạnh việc chú trọng hồn thiện đa dạng hóa sản phẩm, cạnh tranh về giá thì các doanh nghiệp cịn cạnh tranh với nhau về hệ thống phân phối như mạng lưới đại lý, các hình thức chuyển giao sản phẩm tới tận tay khách hàng. Chọn kênh phân phối nào là một quyết định quan trọng ảnh hưởng lâu dài đến công tác đầu tư, phân đoạn khách hàng và toàn bộ chiến lược marketing của doanh nghiệp.
1.2.3.1.8. Hoạt động xúc tiến bán hàng
Công tác xúc tiến bán hàng bao gồm: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng và bán hàng trực tiếp.
Quảng cáo đã trở nên không thể thiếu trên tất cả các thị trường, và khi cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn thì chi phí quảng cáo tăng và chiến dịch quảng cáo cũng được thiết kế tinh vi hơn. Thông qua truyền thông, quảng cáo, doanh nghiệp thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm của doanh nghiệp, thuyết phục họ về các ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh. Truyền thông, quảng cáo giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với các sản phẩm mới, và xây dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.
Khuyến mãi bao gồm các hoạt động kích thích khách hàng mua sản phẩm và các trung gian nỗ lực bán hàng. Khuyến mãi giúp đạt được các mục tiêu: gia tăng sự chú ý, nhận biết của khách hàng về thương hiệu dịch vụ; kích thích khách hàng mua hàng, tác động làm khách hàng chuyển từ việc sử dụng sản phẩm cạnh tranh sang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp…
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh 1.2.3.2.1. Sản lượng, doanh thu 1.2.3.2.1. Sản lượng, doanh thu
Đánh giá kết quả hoạt động, thể hiện năng lực đầu ra của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng cao, doanh thu tăng trưởng cao và ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng duy trì và giữ vững thị phần của doanh nghiệp.
1.2.3.2.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là chênh lệch giữa thu nhập thu được và các chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, tình hình tăng trưởng lợi nhuận ổn định hay không là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.3.2.3. Thị phần
Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, cho biết khả năng chấp nhận của thị trường với sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Thị phần sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp lớn hơn chứng tỏ nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung của chương 1 đã giới thiệu về mạng thông tin di động, lý thuyết về cạnh tranh và cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin di động, các yếu tố nội lực ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Các nội dung này theo suy nghĩ của tác giả đây là cơ sở khoa học giúp tác giả phân tích thực trạng cạnh tranh của EVN Telecom và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển mạng thơng tin di động EVN Telecom trên địa bàn tỉnh Long An ở các Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG EVN TELECOM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
2.1. GIỚI THIỆU MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG EVN TELECOM VÀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG AN CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG AN
2.1.1. Mạng TTDĐ EVN Telecom
Mạng TTDĐ EVN Telecom do Công ty Viễn thông điện lực - trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp với đầy đủ các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế. Việc tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ TTDĐ của EVN Telecom trên địa bàn tỉnh Long An giao cho công ty Điện lực Long An tổ chức, khai thác. Chính
vì vậy, đề tài một số giải pháp góp phần phát triển mạng TTDĐ EVN Telecom
trên địa bàn tỉnh Long An, cũng là một số giải pháp góp phần phát triển di động
E-Mobile do công ty Điện lực Long An trực tiếp kinh doanh.
2.1.2. Giới thiệu về công ty Điện lực Long An
Công ty Điện lực Long An tiền thân là trung tâm Điện lực Long An được tiếp quản sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng. Ngay ngày đầu thành lập được mang tên Sở Điện lực Long An trực thuộc Công ty Điện lực 2 và Bộ Năng lượng. Năm 1996 được đổi tên thành Điện lực Long An theo quyết định số 248/EVN/TCCB.LĐ ngày 08/03/1996 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo mơ hình Tổng Cơng ty mẹ và cơng ty con. Đến năm 2010 Điện lực Long An được đổi tên thành Công ty Điện lực Long An theo quyết định số 235/QĐ-EVN ngày 14/4/2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Là đơn vị kinh doanh điện năng và dịch vụ viễn thông điện lực, phục vụ các yêu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Long An, là thành viên của Tổng Công ty Điện lực miền Nam.
2.2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
Đề tài thực hiện khảo sát khách hàng về thực trạng cạnh tranh các mạng TTDĐ trên địa bàn tỉnh Long An.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu khám phá: được thực hiện thơng qua phương pháp định tính sử
dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia nhằm xác định được các tiêu chí đánh giá, các cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ TTDĐ, các yếu tố quan trọng khi quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ.
Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng trên địa