6. Kết cấu đề tài
3.5.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp trước hết là trang phục của nhân viên (màu sắc, kiểu dáng...); thứ hai là cách bày biện, trang trí trong các bộ phận của doanh nghiệp (gọn gàng, thuận tiện, sạch sẽ...); thứ ba là thái độ ứng xử đối với khách hàng; thứ tư là chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; thứ năm là thương hiệu của doanh nghiệp; thứ sáu là danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp thể hiện ở sự đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển của cộng đồng; cuối cùng là tất cả những điều đó tạo nên hình tượng đẹp cho doanh nghiệp, được nhiều người tin dùng và trung thành với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Qua phân tích và nhìn nhận tổng qt ta thấy văn hóa trong doanh nghiệp cịn những hạn chế nhất định do ảnh hưởng của tư tưởng kinh tế bao cấp, độc quyền, mơi trường làm việc cịn nhiều bất cập, nặng hành chính.... sẽ khơng tạo được tinh thần hăng say làm việc. Do vậy, văn hóa doanh nghiệp là tài sản vơ hình của doanh nghiệp, là sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Khi doanh nghiệp xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn làm việc qn mình. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa cần làm cho người lao động thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp cũng chính là mơi trường sống của họ là điều mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm.
Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều nội dung như: giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng dịch vụ, các dịch vụ sau bán hàng... Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp và có những chiến lược ngắn hạn, dài hạn thật cụ thể. Phải coi nhu cầu thị trường là xuất phát điểm của văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp hướng ra thị trường nói cho cùng là hướng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trung tâm. Cụ thể: căn cứ vào yêu cầu, ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới, cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Xây dựng hệ thống tư vấn cho khách hàng cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng. Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với mơi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.
Xây dựng tin thần, trách nhiệm xã hội: Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội khơng chỉ sản phẩm dịch vụ mà còn phải thỏa mãn nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội như thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, các hoạt động nhân đạo, văn hóa xã hội... điều đó tạo nên hình tượng đẹp cho doanh nghiệp, được nhiều người dùng và cộng đồng ngưỡng mộ, càng ngưỡng mộ thì khách hàng càng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp. Điều đó mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, đặc biệt là giá trị vơ hình của doanh nghiệp.
Xây dựng tiêu chuẩn về văn hóa bắt đầu từ yếu tố con người, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào chế độ, chính sách.
Xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ những người làm kinh doanh tài năng. Chỉ có những người tài năng mới chủ động nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học và cơng nghệ, vận dụng nó một cách sáng tạo vào quá trình phát triển sản xuất kinh doanh.
Xây dựng đội ngũ những người làm kinh doanh trung thực: Muốn kinh doanh có văn hóa phải biết chấp hành nghiêm chỉnh những quy luật của thị trường, những quy định của pháp luật, những quy ước, cam kết đã thỏa thuận.
Xây dựng văn hóa giao lưu giữa các doanh nghiệp. Để tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, doanh nghiệp khơng thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình như những lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa, giao lưu về văn hóa. Việc này sẽ tạo cho doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác.