Kết qủa hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN TELECOM trên địa bàn tỉnh long an (Trang 64)

6. Kết cấu đề tài

2.3. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA EVNTELECOM

2.3.3. Kết qủa hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực

2.3.3.1. Kết qủa kinh doanh

6.948 23.631 49.751 69.725 89.293 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nghìn Thuê bao 2006 2007 2008 2009 2010

Tăng trưởng thuê bao di động EVN Tel ecom trên địa bàn Long An

Nguồn: công ty Điện lực Long An

Hình 2.2: Tăng trưởng thuê bao di động EVN Telecom trên địa bàn Long An Ra đời trong môi trường kinh doanh cạnh tranh và thuộc lĩnh vực kinh doanh mới nên tình hình kinh doanh viễn thơng của cơng ty gặp khơng ít khó khăn, nhưng với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của lãnh đạo và tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong đơn vị đã đạt được những kết quả nhất định, tăng trưởng thuê bao bình quân hàng năm hơn 02 lần. Tuy nhiên, doanh thu có sự biến động lớn, do cơng ty chưa quan tâm đúng mức đến cơng tác chăm sóc khách hàng.

2.104 14.225 20.516 12.758 16.315 0 5 10 15 20 25 2006 2007 2008 2009 2010 Triệ u đồng

Doanh thu VTDĐ tại Điện l ực Long An

Nguồn: công ty Điện lực Long An

2.3.3.2. Thị phần

Số thuê bao di động của EVN Telecom vẫn tăng trưởng hàng năm với tốc độ khá nhưng thị phần theo thuê bao lại giảm, từ 6,21% năm 2008 còn 1,5% năm 2010.

Thị phần thuê bao di động toàn quốc Thị phần thuê bao di động tại Long An .

Nguồn: tổng hợp

Hình 2.4: Thị phần các mạng di động toàn quốc và tại Long An

Thị phần của EVN Telecom tại Long An chiếm tỷ lệ khá hơn 3,12% so với các nhà mạng S-Fone, HT Mobile và Gtel, nhưng còn khoảng cách khá xa so với 03 nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone và Vinaphone, đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho EVN Telecom cần có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ đối với các đối thủ hiện tại mà cả những đối thủ cạnh tranh ẩn khuất.

Hình 2.5: Biểu đồ trạm BTS tại Long An

Trạm BTS tại Long An 0 100 200 300 400 500 600

V inaphone V iettel M obifone E V N Telec om

S -F one V N M obile B eeline

Viettel, 36.3% Vinaphone, 28.4% Mobifone, 28.8% EVNT, 1.5% GTel, 0.17% S-Fone, 1.7% VNMobile, 3.13% Vinaphone, 27.51% Mobifone, 27.21% Viettel, 39.13% EVNT, 3.12% VNMobile, 1.2% S-Fone, 1.63% Beeline, 0.11%

Nhìn vào biểu đồ trạm BTS trên địa bàn tỉnh Long An chúng ta thấy số trạm BTS của mỗi mạng tỷ lệ thuận với thị phần số thuê bao. Như vậy việc phát triển số trạm BTS, mở rộng vùng phủ sóng là một trong những yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các mạng di động.

2.4. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG NGÀNH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN THÔNG DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

2.4.1. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Tại Long An, ngoài mạng EVN Telecom cịn có 6 doanh nghiệp khác cũng kinh doanh dịch vụ VTDĐ và đang cạnh tranh quyết liệt với mạng EVN Telecom, các doanh nghiệp đó là:

2.4.1.1. Công ty viễn thông quân đội Viettel

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, được thành lập từ năm 1996. Viettel bắt đầu chính thức cung cấp dịch vụ TTDĐ từ tháng 10/2004, đến nay đã phủ sóng 63/63 tỉnh thành phố trên cả nước. Viettel sử dụng công nghệ GSM, tuy mới gia nhập thị trường nhưng việc xây dựng thương hiệu cho dịch vụ TTDĐ của Viettel rất hiệu quả. Chủ trương phát triển của Viettel là mạng di động giá rẻ nhất Việt Nam. Viettel có phong cách tiếp thị hết sức chun nghiệp, ln ln thể hiện mình vì khách hàng, ln sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngay cả việc lựa chọn khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của bạn” cũng đã thể hiện sự tiếp thị tốt của nhà cung cấp này trong việc thu hút khách hàng. Đến nay Viettel đã tạo dựng được hình ảnh của mình, vươn lên vị trí dẫn đầu trong kinh doanh dịch vụ VTDĐ tại Việt Nam với hơn 36% thị phần.

Từ tháng 10/2010, Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên phủ sóng 3G ở cả 3 nước Đơng Dương và tiếp tục mở rộng đầu tư sang các thị trường mới như Haiti (Châu Mỹ) và Mozambique (Châu Phi). Với 4 thị trường nước ngoài Campuchia, Lào, Haiti và Mozambique, Viettel đã có thêm khoảng 60 triệu dân. Cũng như thị trường trong nước, tuy tham gia muộn nhưng Viettel đã đứng thứ nhất về hạ tầng và thuê bao tại Campuchia, tại Lào đứng đầu về hạ tầng mạng lưới. Năm 2010, theo xếp hạng của tổ chức Wireless Intelligence dựa trên tiêu chí số lượng kết

nối, Viettel là nhà mạng duy chất của Việt Nam có mặt trong top 20, với vị trí thứ 19/784 nhà cung cấp trên toàn cầu, năm 2011, nhà mạng này đã lên vị trí thứ 18.

Tại Long An, Viettel có 780.429 thuê bao và 488 trạm BTS, chiếm hơn 39% thị phần. Đây là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của mạng EVN Telecom.

2.4.1.2. Công ty Viễn thông di động (Mobifone)

Công ty Viễn thông di động trực thuộc Tập đoàn VNPT, được thành lập tháng 4/1993, trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ VTDĐ GSM 900/1800 với thương hiệu Mobifone, đánh dấu sự khởi đầu của ngành VTDĐ Việt Nam. Hiện nay, Mob ifone được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộn g với hình ảnh một mạng di động chất lượng hàng đầu. Với phương châm “đi tắt đón đầu”, đến nay Mobifone vẫn tỏ ra vững vàng và tiếp tục tăng trưởng nhanh. Theo đánh giá của các chuyên gia, Mobifone hiện là mạng dẫn đầu về chất lượng sóng và đặc biệt là các dịch vụ cộng thêm. Đến nay, Mobifone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn thứ hai ở Việt Nam, chiếm 28,8% thị phần. Đến gần 40 dịch vụ giá trị gia tăng, các dịch vụ của Mobifone cũng hết sức đa dạng, từ dịch vụ cơ bản (đàm thoại trong nước và quốc tế)... cung cấp cho khách hàng rất nhiều tiện ích, ln sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất và hiệu quả nhất các yêu cầu của khách hàng. Tên các dịch vụ cũng thể hiện tiện ích, sự vui nhộn và đơi khi có cả sự chơi chữ độc đáo như MobiPlay, Mobi4U, Mobiez, MobiFun. Mobifone đặc biệt rất nhạy bén với các dịch vụ mới thu hút khách hàng, được người tiêu dùng bình chọn là “Mạng điện thoại di động được ưa thích nhất” trong nhiều năm liền. Mobifone vừa cạnh tranh trong phát triển thuê bao vừa hợp tác với Vinaphone trong sử dụng chung cơ sở hạ tầng vì đều cùng cơng ty mẹ là Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam.

Tại Long An, Mobifone có 542.690 thuê bao và 468 trạm BTS đang phát sóng chiếm hơn 27,2% thị phần. Đây là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của EVN Telecom.

2.4.1.3. Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (Vinaphone)

Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập năm 2006. Vinaphone thể hiện ưu điểm lớn nhất của mình là vùng phủ sóng rộng, chất lượng mạng luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo 98% cuộc gọi thành cơng, có ưu thế là mạng lâu năm nhiều kinh nghiệm nên có nhiều điểm mạnh so với các mạng khác.

Các sản phẩm của Vinaphone mang tính thay thế cao, nhiều dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bước vào thời kỳ cạnh tranh, mạng Vinaphone đã có sự chuẩn bị, đầu tư lớn, tăng cường dung lượng mạng cũng như cung cấp hệ thống mạng từng bước tiến lên công nghệ 3G.

VNPT Long An có 548.673 thuê bao, chiếm hơn 27,5% thị phần, 432 trạm BTS, là đối thủ rất mạnh của EVN Telecom.

2.4.1.4. Công ty CP dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT)

Được thành lập tháng 9/2001, nhưng phải đến tháng 07/2003, SPT mới chính thức cung cấp dịch vụ với thương hiệu là S-Fone. Hiện nay, SPT đã phủ sóng 63 tỉnh thành. Tuy nhiên, do hạn chế về vùng phủ sóng và máy điện thoại đầu cuối chưa thuận tiện, nên thuê bao của SPT phát triển chưa mạnh. Sau 7 năm cung cấp dịch vụ, S-Fone đang phải đối diện với những thách thức về đầu tư, công nghệ, hạn chế trong các vấn đề pháp lý, vốn đầu tư (liên doanh với Hàn Quốc SKT Telecom), cơ chế điều hành từ mơ hình hợp tác liên doanh..., khiến S-Fone ra đời sớm thứ ba trên thị trường nhưng lại phát triển chậm chạp, chiếm 1,7% thị phần. Cuối năm 2009, SKT Telecom và SPT đã ký thỏa thuận nguyên tắc chuyển đổi liên doanh, mục tiêu là chuyển đổi mơ hình hợp tác, tập trung đầu tư mạnh hơn cho S-Fone cả về dung lượng và vùng phủ sóng. Theo đó, năm 2010, S-Fone đầu tư phát triển hệ thống mạng theo công nghệ CDMA 2000 1x cả về dung lượng và vùng phủ sóng, nâng cấp EVDO từ Rev0 lên RevA/B để đảm bảo phát triển tốt các dịch vụ 3G và định hướng phát triển hội tụ 4G.

Tại Long An, mạng S-Fone có 32.310 thuê bao và 86 trạm BTS đang phát sóng. Năng lực cạnh tranh với mạng EVN Telecom không đáng kể.

2.4.1.5. Công ty CP Viễn thông Hà Nội (HT-Mobile/Vietnam Mobile)

Thành lập từ năm 2001 đến cuối tháng 4/2003, HT-Mobile tham gia cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất. HT-Mobile lựa chọn Nortel Networks để xây dựng mạng CDMA trên toàn quốc sử dụng công nghệ CDMA2000 1x và 1xEV- DO. Định hướng của HT-Mobile là xây dựng một hệ thống thông tin viễn thơng hiện đại, có cơng nghệ tiên tiến, cung cấp các dịch vụ viễn thông hướng tới mạng viễn thông số đa dịch vụ băng thông rộng và định hướng phát triển lên các hệ thống

VTDĐ thế hệ cao hơn. Tuy mới ra mắt đầu năm 2007, HT-Mobile đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng bởi giá cước rẻ và chiến lược marketing hấp dẫn. Năm 2008, HT-Mobile chuyển sang sử dụng công nghệ GSM. Sau một năm tạm dừng để chuyển đổi công nghệ, từ tháng 4/2009 chính thức khai trương mạng di động Vietnam Mobile công nghệ GSM, đến nay, HT-Mobile chiếm 3,13% thị phần. HT- Mobile đã ký hợp đồng với Ericsson cung cấp thiết bị, triển khai vận hành mạng VTDĐ Vietnam Mobile trên toàn quốc với 7.500 tỷ đồng, trở thành mạng di động Việt Nam đầu tiên thuê ngoài quản lý và tuyên bố sẵn sàng cho việc ứng dụng 3G.

Tại Long An, HT-Mobile 23.933 thuê bao và 54 trạm BTS đang phát sóng. Hình ảnh của Vietnam Mobile chưa tạo ấn tượng mạnh với khách hàng tại Long An nên khả năng cạnh tranh với mạng EVN Telecom không đáng kể.

2.4.1.6. Công ty CP viễn thơng di động tồn cầu (Gtel)

Ra đời của Gtel Mobile xuất phát từ thỏa thuận thành lập một liên doanh viễn thông tại Việt Nam được ký kết với tập đoàn VimpelCom, một trong những tập đồn viễn thơng hàng đầu ở Đơng Âu chuyên cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE vào 8/2007. Gtel Mobile không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động vì mục đích kinh tế đơn thuần mà đây cịn là sự kết hợp các nhân tố quốc tế như: Alcatel Lucent, Ericsson, Huawei, Comverse, Avaya, Comverse và IBM. Gtel Mobile sử dụng thương hiệu “Beeline” để ra mắt tại thị trường viễn thông Việt Nam. Là một trong 10 thương hiệu viễn thơng có giá trị nhất trên thế giới với tổng giá trị ước tính khoảng gần 9 tỷ USD và chiến lược kinh doanh được đầu tư kỹ lưỡng, Beeline đã bước đầu khẳng định tại thị trường Việt Nam. Vũ khí cạnh tranh duy nhất của Beeline trong giai đoạn đầu gia nhập thị trường là giá cước, song vùng phủ sóng hẹp là rào cản lớn nhất của Beeline khi phát triển thuê bao mới.

Tại Long An, Gtel có 2.193 thuê bao và 38 trạm BTS. Dù mới phát triển tại thị trường Long An nhưng phát triển thuê bao của Beeline khá tốt; khả năng cạnh tranh về giá cước của Gtel với EVN Telecom rất lớn.

Tóm lại, thị trường cung cấp dịch vụ viễn thơng di động Việt Nam hiện nay đã có nhiều nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay ba

nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là Vinaphone , Mobifone và Viettel. Sự ra đời của ngành dịch vụ kèm theo dịch vụ viễn thơng như: Các tổng đài giải trí, các dịch vụ khác mà điển hình gần đây là xem giá chứng khoán qua mạng di động. Với xu hướng này sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu dùng sẽ ngày càng được tơn trọng hơn.

2.4.2. Nguy cơ đối thủ mới gia nhập ngành

Cùng với sự hồn thiện từng bước mơi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động khơng ngừng được hồn thiện, tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia. Trước năm 1987, cung cấp các dịch vụ bưu chính, Viễn thông thuộc độc quyền Nhà nước. Đến năm 1997, thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, Việt Nam đã cam kết về 5 dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong ASEAN. Cam kết này quy định các cơng ty nước ngồi được tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông ở Việt Nam dưới hình thức BCC. Năm 2000, Việt Nam ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Cho phép phía Mỹ được tham gia các dịch vụ viễn thơng cơ bản với mức góp vốn tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh sau 4-6 năm. Từ đó thị trường viễn thơng Việt Nam bị chia sẻ và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Hiện với bảy nhà cung cấp dịch vụ VTDĐ, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ tư trong số những nước có số lượng nhà mạng lớn nhất tại Châu Á Thái Bình Dương, chỉ thua Ấn Độ và Indonesia (11 nhà khai thác), Campuchia (9 nhà khai thác) và là thị trường viễn thơng có số lượng th bao di động đứng thứ 7 thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Liên bang Nga, Indonesia và Brazil. Tuy nhiên ba nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone, Vinaphone luôn chiếm hơn 90% thị phần với những dịch vụ khá hồn hảo, bốn nhà mạng cịn lại giành giật nhau 10% thuê bao còn lại. Theo Bộ Thông tin và Truyền thơng, số th bao di động có phát sinh lưu lượng của cả nước đến hết năm 2010 đạt hơn 112,6 triệu thuê bao, cao hơn dân số cả nước nên dường như khách hàng không mặn mà với các nhà mạng mới. Tiêu biểu là năm 2009, Beeline đã gia nhập thị trường với những phương thức hết sức rầm rộ, đầu số đẹp 0999, 0998, giá rẻ nhưng vẫn không làm thị trường biến động lớn để đảm bảo thành công của nhà mạng này.

Hơn nữa, thị trường VTDĐ Việt Nam đã qua giai đoạn bùng nổ, bắt đầu tăng trưởng chậm lại, mặc dù các nhà mạng đẩy mạnh khuyến mại, song kết quả không như mong đợi. Doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao di động giảm, hiện nay chỉ còn hơn 3 USD/thuê bao, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái Lan 6,71 USD, Trung Quốc 9,72 USD, Malaysia 16,09 USD, Đài Loan 21,72 USD, Hàn Quốc 32,83 USD). Các nhà mạng lớn cũng tận dụng khai thác các thị trường ngách như gói cước người già và trẻ em của Mobifone, gói cước chuyên biệt cho từng đối tượng khách hàng M-Business cho doanh nghiệp, M-Friend cho bạn bè, M-Home cho gia đình... hay Talk Teen, Talk Student cho học sinh sinh viên... của Vinaphone để lấy số lượng bù lại lợi nhuận ít ỏi từ mỗi thuê bao. Mặc dù các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui.... là cao, nhưng trước xu thế phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, xu hướng liên kết hợp tác... tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường.

2.4.3. Áp lực từ khách hàng

Điện thoại di động với những tính năng và sự tiện ích của nó đã trở thành vật dụng cần thiết của mọi người trong hình thức thơng tin và giao tiếp xã hội. Mọi khía cạnh của đời sống hiện đại đều cảm nhận ảnh hưởng của thời đại kỹ thuật số này. Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển mạng lưới viễn thông nhanh nhất thế giới, mặc dù bước khởi đầu rất thấp. Năm 1995 Việt Nam có chưa đến một triệu đường dây điện thoại cố định và chưa đến 23.500 thuê bao di động thì đến cuối năm 2010 Việt Nam có hơn 112,6 triệu thuê bao di động có phát sinh lưu lượng, vượt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển mạng thông tin di động EVN TELECOM trên địa bàn tỉnh long an (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)