Sự phát triển của thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp cho công ty TNHH một thành viên thời trang NTP (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Sơ lược về thị trường kinh doanh quần áo thời trang trực tuyến

2.1.3 Sự phát triển của thị trường

Trên thế giới:

Theo báo cáo ngày 13/11/2013 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thơng tin, Bộ Cơng thương về tình hình thương mại điện tử trên thế giới. Ta thấy, doanh thu từ thương mại điện tử toàn thế giới ngày càng tăng. Theo Bill Gate, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2025, kinh doanh trực tuyến là cách tốt nhất để đạt được sự thành công trong kinh doanh (Nguồn: Tạp chí doanh nhân Sài Gịn, số 269, tháng 11/2013).

Số liệu từ Internet World Stats, Sweden, 2012, cho thấy:

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2016

1088

1250

1860

Hình 2.7: Doanh thu thương mại điện tử theo khu vực trên thế giới tính đến tháng 9/2013 (Đơn vị tính: tỷ USD)

Hình 2.8: Độ tuổi trung bình của khách hàng mua trực tuyến trên thế giới

Tại Việt Nam:

Ngày 12-7-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1073/QÐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015. Kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm lần thứ hai tập trung vào việc triển khai một số nhóm giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu tổng quát là đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến và đạt mức tiên tiến trong khu vực ASEAN, góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đánh giá về thương mại điện tử trong năm 2012, ơng Nguyễn Hịa Bình, Trưởng ban truyền thông của VECOM cho biết: "Năm 2012, Việt Nam đã xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng cho TMĐT, có thể nói

gần như theo kịp tiến bộ của thế giới. TMĐT là xu thế tất yếu không thể thay đổi. Trong 5 năm nữa, doanh nghiệp nào khơng có mảng online tốt sẽ khó cạnh tranh". Hiện các mơ hình và công cụ hỗ trợ như rao vặt, sàn giao dịch, website bán lẻ trực tuyến, mua theo nhóm, giải pháp thanh tốn trực tuyến, vận chuyển,... đều có tại Việt Nam. (Nguồn: Tạp chí doanh nhân Sài Gịn, số 269, tháng 11/2013, trang 43-44).

Trong năm 2012, doanh thu của thương mại điện tử tại Việt Nam là 700 triệu USD. Ước tính vào năm 2015 đạt 1,3 tỷ USD và mỗi người sẽ chi khoảng 1.000.000 đồng cho mua sắm trên mạng. Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, thị trường bán lẻ trực tuyến sẽ có cơ hội bùng nổ trong năm 2014 và sẽ phát triển mạnh theo xu hướng của thế giới với dự báo sẽ đạt được 8 tỷ USD vào năm 2017. Đặc biệt, trên bất kỳ thiết bị có thể truy cập internet như máy tính bảng, điện thoại di động hay máy tính thì thời trang như quần áo, giày dép … là thứ hàng hóa được chi tiêu nhiều nhất. (Nguồn: Tạp

chí doanh nhân Sài Gịn, số 275, tháng 12/2013, trang 6).

Theo kết quả khảo sát do công ty nghiên cứu thị trường Cimigo thực hiện, với khoảng 3000 người ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang và Hải Phòng, cho thấy mua sắm trực tuyến tăng trưởng 12% trong giai đoạn từ năm 2007 ở TPHCM và Hà Nội. Ngân hàng trực tuyến đang dần trở nên phổ biến với mức tăng trưởng từ 7% đến 11% ở Hà Nội và TPHCM trong vòng ba năm (2007, 2008 và 2009). Mua sắm trực tuyến được sử dụng thường xuyên hơn ở phía Bắc (Hà Nội và Hải Phịng) và chủ yếu phổ biến với nhóm tuổi 15-35. Lượng người mua sắm trực tuyến và sử dụng ngân hàng trực tuyến cũng tăng theo thành phần kinh tế.

Về thị trường may mặc, theo các chuyên gia, thị trường dệt may nội địa đang phát triển rất tốt. Theo báo cáo của Kenneth Atkinson (2012), Việt Nam là môi trường tốt để kinh doanh sản phẩm quần áo thời trang. Với dân số xấp xỉ 88.78 triệu người (năm 2012) cùng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 1.06%, nhu cầu sản phẩm quần áo thời trang tại thị trường nội địa đang cao và xu hướng tiếp tục tăng. Hiện nay, Việt Nam trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới và ngành may

mặc đang đóng góp đáng kể vào thu nhập xuất khẩu quốc gia. Vì vậy, chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển ngành này, đặc biệt đẩy mạnh cung cấp nguồn nguyên liệu để chủ động hơn, không phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Ngồi ra, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ nhưng rất khéo léo và chăm chỉ phù hợp với ngành may mặc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp cho công ty TNHH một thành viên thời trang NTP (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)