Một số bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng đối với huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu nội dung

1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đạ

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng đối với huyện

huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Từ kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước ở một số địa phương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm và có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước đối với huyện Trảng Bom, cụ thể như sau:

Việc xây dựng, phân bổ và triển khai thực hiện dự toán NSNN đến các đơn vị và UBND các xã-thị trấn được thực hiện kịp thời, ngay từ đầu năm niên độ ngân sách, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủ động cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, giải pháp của đơn vị mình để tổ chức thực hiện.

Trong quá trình quản lý điều hành ngân sách phải thường xuyên thực hiện công tác đôn đốc, kiểm tra, kiểm sốt. Bên cạnh đó, cũng cần có sự tham gia vào cuộc của các đoàn thể, tổ chức chính xã hội của địa phương.

Cần quan tâm công tác bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính của địa phương.

Tăng cường thực hiện cơng tác cải cách hành chính, hiện đại hóa cơng tác quản lý ngân sách nhà nước.

Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuế, tài chính, kế tốn…

Kết luận chương 1

Ngân sách nhà nước có vai trị rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Hiểu rõ được vị trí, tầm quan trọng của ngân sách nhà nước, để thấy rằng việc tăng cường quản lý ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách nhà nước ở địa phương là một yêu cầu tất yếu.

Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước, cũng như đã nghiên cứu các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước.

Đây chính là tiền đề cho việc phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trảng Bom được trình bày ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM GIAI ĐOẠN 2010–2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)