7. Kết cấu nội dung
2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện
2.2.3. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện giai đoạn
đoạn 2010 – 2014:
2.2.3.1. Tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 2014:
Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan, kho bạc nhà nước huyện và các cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu NSNN. Cơ quan thu có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Huyện ủy, HĐND, UBND về công tác thu ngân sách tại địa phương.
Qua số liệu báo cáo quyết toán NSNN hàng năm, trong những năm qua thu NSNN không ngừng được cải thiện và tăng lên rõ rệt ở hầu hết các nguồn thu.
Bảng 2.1 Kết quả thu ngân sách trong dự toán được giao, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính : triệu đồng
ST
T Nội dung thu 2010 2011 2012 2013 2014
Tăng bình quân 2010-2014 (%) Tổng thu NSNN 294.311 264.925 288.851 557.759 402.626 8,15 Tổng thu NSNN (trừ thu tiền sử dụng đất) 193.169 241.490 255.323 308.640 326.300 14,00 1 Thuế CTN – NQD 106.396 135.712 143.221 136.914 145.967 8,23 2 Thuế thu nhập cá nhân 18.682 18.990 18.191 19.663 23.160 5,52
3 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 30 22 23 32 53 15,29 4 Thu tiền sử dụng đất 101.142 23.435 33.528 249.119 76.326 (6,80) 5 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
863 1.059 1.932 2.347 2.331 28,20 6 Tiền thuê đất 362 1.084 1.127 1.669 3.896 81,12 7 Thu lệ phí trước bạ 22.201 24.449 46.952 96.071 113.422 50,34 8 Thu phí, lệ phí 3.094 4.131 3.760 4.218 5.180 13,75 9 Thu khác ngân sách 28.613 47.916 21.401 31.849 19.764 (8,84) 10 Thu cố định xã 859 872 1.117 1.171 1.458 14,14
11 Thu huy động quản lý qua NSNN
12.069 7.255 17.599 14.706 11.069 (2,14)
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2010-2014, UBND huyện Trảng Bom
Qua bảng trên ta thấy thu NSNN trong dự toán được giao trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 2014 có tốc độ tăng bình qn đạt khá. Năm 2010, tổng số thu trong dự toán được giao là 294.311 triệu đồng, đến năm 2014 tổng số thu trong dự toán được giao là 402.626 triệu đồng. Tốc độ tăng bình qn thu ngân sách trong dự tốn được giao giai đoạn 2010-2014 là 8,15%, nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất thì tốc độ tăng bình quân là 14%, thu ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước.
Một số khoản thu có tốc độ tăng cao như:
Thu thuế công thương nghiệp–ngoài quốc doanh, số thu năm 2010 là 106.396 triệu đồng, đến năm 2014 số thu là 145.967 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn năm 2010-2014 là 8,23%. Trong tổng thu ngân sách có thể thấy, thuế CTN-NQD chiếm tỷ trọng khá cao, đây là nguồn thu trong cân đối NSNN chủ yếu của huyện, được điều tiết theo tỷ lệ phần trăm cân đối cho các nhiệm vụ chi ngân sách của địa phương.
Thu lệ phí trước bạ, số thu năm 2010 là 22.201 triệu đồng, đến năm 2014 số thu là 113.422 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn năm 2010-2014 đạt khá cao là 50,34%. Đây cũng là nguồn thu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu cân đối ngân sách, được điều tiết 100% cho ngân sách địa phương. Đạt được kết quả trên là do trong những năm qua các cơ quan thu của huyện, đặc biệt là Chi cục thuế đã tích cực thu hút các nguồn thu vãng lai trước bạ xe.
Ngoài ra trong giai đoạn 2010-2014, một số khoản thu như: thuế thu nhập cá nhân tốc độ tăng bình quân 5,52%, thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng bình quân 15,29%, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 28,20%, thu tiền thuê đất 81,12%, thu phí lệ phí tăng 13,75%, thu cố định xã tăng 14,14%. Tuy nhiên những khoản thu này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NSNN của địa phương, một số khoản thu ngân sách địa phương khơng được điều tiết điển hình như thu thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh những nguồn thu đạt kết quả tăng khá tốt, thì một số nguồn thu kết quả thực hiện giảm trong giai đoạn 2010-2014 như: thu tiền sử dụng đất tốc độ thu giảm 6,8%, đây là nguồn thu được điều tiết tỷ lệ phần trăm để lại cân đối chi đầu tư xây dựng, nguồn thu này giảm ảnh hưởng đến nguồn vốn chi đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương. Thu khác ngân sách tốc độ thu giảm 8,84%, đây là nguồn thu được điều tiết 100% cho ngân sách huyện và là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN của địa phương, nguồn thu này trong những năm qua giảm ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn cho những nhiệm vụ chi ngân sách của địa phương. Thu huy động quản lý qua ngân sách giảm 2,14%, nguồn thu này có vai trị quan trọng cùng với ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương.
Trong giai đoạn 2010-2014, kết quả thu ngân sách huyện đều đạt và vượt dự toán được giao.
Bảng 2.2 So sánh thực hiện thu NSNN với dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu DT thu NSNN DT thu NSNN (trừ thu tiền sử dụng đất) TH thu NSNN TH thu NSNN (trừ thu tiền sử dụng đất) So sánh TH/DT (%) So sánh TH/DT (%) (trừ thu tiền sử dụng đất) 2010 196.500 126.500 294.311 193.169 149,77 152,70 2011 279.965 177.965 264.925 241.490 94,63 135,70 2012 284.650 219.650 288.851 255.323 101,48 116,24 2013 316.000 246.000 557.759 308.640 176,51 125,46 2014 312.500 267.500 402.626 326.300 128,84 121,98
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2010-2014, UBND huyện Trảng Bom
Qua bảng 2.2, ta thấy kết quả thu ngân sách của địa phương đều vượt dự toán được giao, tỷ lệ thu vượt dự toán cao nhất là năm 2013 với tỷ lệ là 176,51% là do trong năm 2013 huyện được tỉnh cho thực hiện ghi thu-ghi chi tiền sử dụng đất; riêng năm 2011 kết quả thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 94,63% dự toán giao.
huyện quản lý hoạt động. Số lượng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong thời gian qua liên tục tăng về số lượng. Do đó huyện cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả qua đó tăng nguồn thu ngân sách địa phương. (Số liệu cụ thể được trình bày tại phụ lục 2.4)
Mặt khác, huyện cũng cần quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế, cơng tác thanh tra, kiểm tra nói chung và nhất là cơng tác xử lý kiểm tra quyết toán thuế.
Hiện nay các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế theo phương pháp tự tính, tự khai thuế. Qua kết quả kiểm tra quyết toán thuế theo kế hoạch hàng năm của Chi cục thuế đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do Chi cục thuế quản lý trong thời gian qua đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp gian lận, khai man thuế, sử dụng hóa đơn sai quy định…, truy thu thêm số tiền đáng kể cho ngân sách địa phương. Vì vậy, vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm tra, của bộ phận kiểm soát rất quan trọng, cần phải thực hiện thường xuyên theo kế hoạch, cũng như thực hiện kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề. Mặt khác, số lượng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện trong những năm gần đây phát triển rất mạnh, phân bố rãi rác trên địa bàn rộng, do đó cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế. (Số liệu cụ thể được trình bày tại phụ lục 2.5)
Đối với công tác kiểm tra, quyết tốn, đơn đốc, xử lý thu hồi nợ đọng thuế, trong thời gian qua mặc dù đã được quan tâm phối hợp thực hiện nhưng kết quả cũng còn hạn chế. Số thuế nợ đọng trong thời gian qua còn tương đối lớn, nhất là nợ thuế của các công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Do đó, cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, tăng cường công tác đôn đốc thu, cũng như sử dụng các biện pháp chế tài để xử lý thu hồi nợ thuế đối với các cơ sở kinh doanh dây dưa nợ thuế. (Số liệu cụ thể
được trình bày tại phụ lục 2.6)
2.2.3.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 2014:
Cùng với nhiện vụ thu ngân sách, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trảng Bom trong thời gian qua cũng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Cùng với tăng thu NSNN, chi ngân sách địa phương trong giai đoạn 2010-2014 có tốc độ tăng bình quân cao, đạt 13,15%.
Chi thường xuyên tốc độ tăng bình quân 21,18%, trong chi thường xuyên, một số khoản chi đạt tốc độ tăng bình quân cao trong giai đoạn 2010-2014: chi quốc phòng an ninh tăng 26,29%, chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề tăng 18,81%, chi sự nghiệp văn hóa thơng tin, thể dục thể thao, truyền thanh tăng 13,90%, chi đảm bảo xã hội tăng 50,94%, chi sự nghiệp kinh tế tăng 36,59%, chi quản lý hành chính, Đảng, đồn thể tăng 19,80%, chi chuyển nguồn tăng 25,97%. Bên cạnh đó, một số khoản chi giảm: chi sự nghiệp y tế giảm 3,48%, chi khác ngân sách giảm 26,25% và chi bổ sung ngân sách cấp xã thị trấn chỉ tăng 1,36%.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản tốc độ tăng bình quân chỉ đạt 0,27%. Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn huy động quản lý qua ngân sách tốc độ bình quân giai đoạn 2010-2014 giảm 51,98%. (Số liệu cụ thể được trình bày tại
Bảng 2.3 So sánh thực hiện chi NSĐP với dự toán chi NSĐP trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính : triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
1 Dự toán chi NSĐP, cụ thể:
368.953 381.436 432.794 586.693 624.433
- Dự toán chi đầu tư XDCB
150.100 107.261 111.234 142.567 137.746
- Dự toán chi thường xuyên
212.987 266.099 310.815 432.801 476.638
- Dự phòng NS 5.866 8.076 10.745 11.325 10.049
2 Thực hiện chi NSĐP
(trừ ghi chi tiền sử dụng đất và phần chi bổ sung ngân sách xã, thị trấn), gồm:
370.114 410.727 496.902 597.107 651.670
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
124.920 120.759 102.329 130.040 115.500 Chi thường xuyên 245.194 289.968 394.573 467.067 536.170
3 So sánh TH/DT (%),
trong đó:
100,31 107,68 114,81 101,78 104,36
Chi đầu tư xây dựng cơ bản TH/DT (%)
83,22 112,58 91,99 91,21 83,85
Chi thường xuyên TH/DT (%)
115,12 108,97 126,95 107,92 112,49
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2010-2014, UBND huyện Trảng Bom
Kết quả chi ngân sách địa phương huyện Trảng Bom giai đoạn 2010-2014 đều vượt so với dự tốn giao. Trong đó, chi thường xuyên trong những năm qua
đều vượt dự toán giao khá cao. Tuy nhiên, chi đầu tư xây dựng cơ bản các năm đều khơng đạt dự tốn giao, riêng năm 2011 vượt 12,58% so với dự toán giao.
Bảng 2.4 Cơ cấu chi ngân sách địa phương, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính : triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng chi NSĐP 465.765 497.651 568.381 926.204 763.372
Tổng chi NSĐP (trừ
ghi chi tiền sử dụng đất và phần chi bổ sung ngân sách xã, thị trấn), gồm:
370.114 410.727 496.902 597.107 651.670
1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản
124.920 120.759 102.329 130.040 115.500
2 Chi thường xuyên 224.715 270.588 377.819 433.257 484.601 3 Chi chuyển nguồn 20.479 19.380 16.754 33.810 51.569 4 Tỷ trọng chi đầu tư
xây dựng cơ bản trong tổng chi NSĐP (%)
33,75 29,40 20,59 21,78 17,73
5 Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSĐP (%)
60,72 65,88 76,04 72,56 74,36
6 Tỷ trọng chi chuyển nguồn trong tổng chi NSĐP (%)
5,53 4,72 3,37 5,66 7,91
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2010-2014, UBND huyện Trảng Bom
60,72% trong tổng chi NSĐP, đến năm 2014 đã chiếm tỷ trọng 74,36%; đồng thời, chi chuyển nguồn trong tổng chi NSĐP cũng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản lại có xu hướng giảm, năm 2010 chiếm 33,75% trong tổng chi NSĐP, đến năm 2014 chỉ còn chiếm tỷ trọng 17,73%.
Trong chi thường xuyên thì chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề chiếm tỷ trọng cao nhất; sau đó đến chi quản lý hành chính, đảng, đồn thể, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp đảm bảo xã hội, tiếp đến là chi quốc phịng–an ninh; bên cạnh đó, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp văn hóa thơng tin, thể dục thể thao, truyền thanh và chi từ nguồn thu huy động để lại quản lý qua ngân sách lại chiếm tỷ trọng khá thấp. (Số liệu cụ thể được trình bày tại phụ lục 2.8)
Như vậy, kết quả chi NSĐP trên địa bàn huyện Trảng Bom trong giai đoạn 2010 – 2014 có xu hướng tăng nhưng khơng ổn định. Trong chi ngân sách địa phương thì chi thường xun các năm đều vượt dự tốn giao, chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng bình quan khá cao; chi đầu tư xây dựng cơ bản không đạt dự toán, chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm. Qua đó cho thấy kết quả chi NSĐP khơng cân đối. Do đó, trong những năm tới cần có sự tính tốn, cân đối nhiều hơn nữa nguồn vốn cho chi đầu tư xây dựng cơ bản, để từng bước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt khác, trong chi thường xuyên thì chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp văn hóa thơng tin, thể dục thể thao, truyền thanh và chi từ nguồn thu huy động để lại quản lý qua ngân sách lại chiếm tỷ trọng khá thấp, vì vậy trong thời gian sắp tới địa phương cần thực hiện tốt hơn nữa việc thực hiện tiết kiệm, cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết; đồng thời tăng các khoản chi cho phúc lợi, an sinh xã hội.., để tạo động lực phát triển kinh tế, ổn định chính trị, quốc phịng–an ninh.
2.2.3.3. Tình hình cân đối thu-chi và kết dư ngân sách địa phương giai đoạn 2010–2014:
Bảng 2.5 Tình hình cân đối thu–chi và kết dư ngân sách địa phương, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính : triệu đồng S T T Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 A Tổng thu 478.367 528.296 612.385 980.770 842.736 1 Ngân sách Huyện 360.653 416.680 510.623 836.102 702.903 2 Ngân sách xã – thị trấn 117.714 111.616 101.762 144.668 139.833 B Tổng chi 465.765 497.651 568.381 926.204 763.372 1 Ngân sách Huyện 354.915 395.105 473.250 792.150 635.489 2 Ngân sách xã – thị trấn 110.850 102.546 95.131 134.054 127.883 C Kết dư 12.601 30.646 44.004 54.566 79.364 1 Ngân sách Huyện 5.737 21.575 37.373 43.952 67.414 2 Ngân sách xã – thị trấn 6.864 9.071 6.631 10.614 11.950
Nguồn: Báo cáo kết quả cân đối quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2010-2014, UBND huyện Trảng Bom
Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2010–2014 kết dư ngân sách qua các năm càng cao, trong quản lý điều hành ngân sách, Huyện luôn thực hiện nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách. Kết quả này là do địa phương thực hiện các biện pháp tăng thu, khai thác tốt các nguồn thu, trong quản lý chi ngân sách ln bám sát theo dự tốn đã được phê duyệt, thực hiện tiết kiệm chi, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết.
Qua các năm, các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như quản lý ngân sách đã làm tốt cơng tác quyết tốn ngân sách, đảm bảo chính xác đúng thời gian quy định. Q trình quyết tốn, thẩm định quyết toán đã xử lý kịp thời những tồn tại trong chấp hành ngân sách.
Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; qua các đợt thanh tra định kỳ,