7. Kết cấu nội dung
2.1. Khái quát tình hình kinh tếxã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
2.1.2. Điều kiện kinh tếxã hội
Trảng Bom là một huyện của tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, tuyến Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Biên Hòa và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Với địa thế thuận lợi như trên, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện luôn đạt khá cao. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 tổng sản phẩm nội địa (GRDP) của huyện có mức tăng trưởng bình qn là 13,11%/năm. Trong đó các ngành Nông-lâm nghiệp tăng 4,44%/năm, ngành Công nghiệp–xây dựng tăng 15,1%/năm, ngành Dịch vụ tăng 16,3%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp 68,65%, dịch vụ 24,97%, nông nghiệp là 6,38% trong GRDP. [8]
Trong q trình hình thành và phát triển Huyện ln chú trọng phát triển các ngành công nghiệp xây dựng và tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện hiện có 4 Khu cơng nghiệp tập trung (Bàu Xéo, Sông Mây, Hố Nai, Giang Điền) với tổng diện tích là 1.943 ha, đã thu hút 158 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 1,506 tỷ USD. Đến nay đã có 146 dự án đi vào hoạt động thu hút trên 98.000 lao động. [8] (Số liệu cụ thể được trình bày tại phụ lục 2.3)
BIỂU ĐỒ 2.1 - TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA (GRDP) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 (Giá cố định 1994)
Đơn vị tính: tỷ đồng 5,709.60 6,576.50 8,297.30 9,346.20 7,493.40 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2010 2011 2012 2013 2014
BIỂU ĐỒ 2.2 – CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM (GRDP) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 (Giá thực tế)
0% 0% 0%
Khu vực I (Công nghiệp - XDCB) Khu vực II (Dịch vụ) Khu vực III (Nông - Lâm - Thủy)
2.1.3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn đối với cơng tác quản lý Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trảng Bom
2.1.3.1. Thuận lợi:
Trong những năm qua, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình giá cả khơng ổn định, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường… đã tác động bất lợi đến quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của địa phương, trong đó có cơng tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Nhưng với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tồn huyện đã tập trung mọi nỗ lực tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh đã đề ra.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện luôn đạt khá cao, kết cấu hạ tầng tăng khá, thu ngân sách đạt và vượt dự toán được giao, chi ngân sách hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo tính cân đối hàng năm, chú trọng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; tập trung xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá đồng bộ, diện mạo nông thôn mới ngày càng đổi mới.
Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, số hộ nghèo giảm mạnh, con người được chăm lo tốt hơn; nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắt dân tộc đã và đang từng bước trở thành nền tảng tinh thần, bảo đảm cho sự phát triển hài hòa, bền vững của địa phương.
Quốc phòng–an ninh đã được tập trung lãnh đạo thực hiện tương xứng với vị trí là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; kịp thời xử lý các yếu tố phức tạp phát sinh, không để xẩy ra điểm nóng hoặc diễn biến xấu về an ninh trật tự, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự-quốc phòng địa phương.
Thường xuyên chăm lo nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị và cơng tác dân vận. Tồn Đảng bộ, các cấp ủy cơ sở giữ vững và tăng cường được sự đoàn kết thống nhất, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữ vững nguyên tắc hoạt động, tích cực học tập, rèn luyện và khắc phục, sửa chữa những mặt còn hạn chế, khuyết điểm. Trong
Với những kết quả đạt được, là tiền đề thuận lợi để toàn Đảng bộ lãnh đạo tổ chức thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
2.1.3.2. Khó khăn:
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi vẫn cịn những khó khăn, hạn chế đó là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với giai đoạn 2005-2010. Tiểu thủ cơng nghiệp vẫn cịn phân tán, nhỏ lẻ, năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm yếu; chưa thu hút được nhà đầu tư xây dựng hạ tầng để đưa các cụm công nghiệp địa phương đi vào hoạt động. Ngành dịch vụ tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng là nhiệm vụ đột phá, chưa theo kịp sự tăng trưởng của công nghiệp và sự phát triển của địa phương, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế còn thấp; thiếu những dự án dịch vụ có quy mơ khá trở lên để giữ vai trị chi phối, thúc đẩy tồn ngành dịch vụ phát triển và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vẫn thiếu ổn định về giá cả và thị trường tiêu thụ nông sản, thiếu sự liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm; chưa có nhiều dự án ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng thành tựu khoa học-công nghệ và kỷ thuật canh tác tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của đa số Hợp tác xã trong khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ ở mức trung bình. Chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong các ngành sản xuất, quản lý nhìn chung thấp.
Cơng tác quản lý nhà nước về kinh tế có mặt chưa theo kịp thực tiễn sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển; chưa có nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể, có tính đột phá, sáng tạo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn, nhất là những khó khăn về mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, thơng tin chính sách, thơng tin thị trường…
Cơng tác quản lý đất đai có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, cịn để xảy ra tình trạng xây dựng không phép, sử dụng đất khơng đúng mục đích hoặc sai quy hoạch, tự phát làm hạ tầng để phân lô bán nền, chuyển nhượng đất trái phép.., gây khó khăn trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các dự án phát triển kinh tế xã hội. Tình trạng ơ nhiễm môi trường chưa chưa được khắc
phục triệt để, nhất là chậm xử lý kiên quyết đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.
Một số khoản thu ngân sách hàng năm chưa đạt dự toán giao, thu tiền sử dụng đất có năm đạt thấp làm ảnh hưởng đến nguồn vốn cân đối đầu tư xây dựng cơ bản; huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư chi đầu tư xây dựng cơ bản cịn hạn chế. Cân đối ngân sách có thời điểm cịn gặp những khó khăn.
Cơ sở vật chất trường học và nhà ở cho cơng nhân lao động cịn bất cập; đến nay vẫn còn trên 30% trường học chưa đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nông thôn mới và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Chưa thực hiện tốt việc tạo quỹ đất giáo dục để xây dựng trường mới nhằm giảm áp lực về sĩ số học sinh ở một số trường học nơi có đơng dân cư và cơng nhân lao động.
Các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn nghệ, thể dục thể thao chưa thường xuyên hướng mạnh về cơ sở; mức hưởng thụ về văn hóa tinh thần ở một số địa bàn dân cư và trong cơng nhân lao động cịn thấp. Vẫn cịn 07/16 xã chưa có trung tâm văn hóa thể thao – học tập cộng đồng và 25/71 ấp, khu phố chưa có nhà văn hóa ấp, khu phố, chưa có thiết chế văn hóa phục vụ cơng nhân lao động. Hệ thống truyền thanh ở một số xã xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa kịp thời.
Tỷ lệ bác sỹ (hệ công lập) so với dân số rất thấp (1,41 bác sỹ/10.000 dân); chất lượng phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh ban đầu ở một số trạm y tế xã còn hạn chế; bệnh viện đa khoa huyện bắt đầu có dấu hiệu q tải.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội cịn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp; tình trạng đình cơng, lãn cơng, phạm pháp hình sự và tệ nạn ma túy, tai nạn giao thông tuy giảm nhưng chưa bền vững, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc chưa rộng khắp. Cơng tác dân vận của hệ thống chính quyền có nơi, có lúc cịn một số mặt chưa đạt u cầu. Cơng tác tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước đến quần chúng nhân dân tuy đạt về số lượng, nhưng chất lượng có lúc chưa đảm bảo u cầu.
cơng chức chưa tốt; cơng tác cải cách hành chính có nơi chưa đạt yêu cầu; năng lực tham mưu và thực hiện quản lý ngành, lĩnh vực của một số cơ quan cấp huyện và UBND cấp xã có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy cơ sở chưa toàn diện, phương thức lãnh đạo, phương thức làm việc chậm đổi mới.
2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Trảng Bom giai đoạn 2010-2014 huyện Trảng Bom giai đoạn 2010-2014
2.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trảng Bom huyện Trảng Bom
2.2.1.1. Sơ đồ tổ chức, quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện:
: Quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo : Quan hệ phối hợp
2.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Phịng Tài chính Kế hoạch huyện Trảng Bom:
Phịng Tài chính Kế hoạch huyện Trảng Bom là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Trảng Bom, chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động, sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ, chun mơn của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CHI CỤC THUẾ HUYỆN PHỊNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN
Nai. Phịng Tài chính Kế hoạch huyện Trảng Bom thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật. [33]
Chi cục thuế huyện Trảng Bom:
Chi cục thuế huyện Trảng Bom là tổ chức trực thuộc Cục thuế tỉnh Đồng Nai, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Chi cục thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan. [25]
Kho bạc nhà nước huyện Trảng Bom:
Kho bạc nhà nước huyện Trảng Bom là tổ chức trực thuộc Kho bạc nhà nước tỉnh Đồng Nai có chức năng thực hiện nhiệm nhiệm vụ Kho bạc nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN huyện được UBND huyện tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của UBND huyện. [15]
2.2.1.3. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý ngân sách:
- Phịng Tài chính Kế hoạch huyện Trảng Bom có Trưởng phịng, các phó Trưởng phòng. Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phịng. Phó trưởng phịng giúp việc cho Trưởng phịng, được Trưởng phịng phân cơng phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về phần việc được phân cơng. Phịng Tài chính - Kế hoạch gồm các bộ phận nghiệp vụ quản lý từng lĩnh vực theo chức năng của Phòng. Cán bộ công chức của phịng làm cơng tác quản lý nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ được bố trí tương xứng với nhiệm vụ được giao, và phù hợp với vị trí việc làm.
cịn có Phó Chi cục trưởng giúp việc. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng cục thuế về toàn bộ hoạt động của Chi cục thuế; các Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân cơng. Bên cạnh đó, bộ máy hoạt động gồm các đội nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế. Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thực hiện theo quy định của Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục thuế có trách nhiệm quy định cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của từng Đội cho phù hợp với tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quản lý thuế tại từng đơn vị, từng địa bàn.
- Kho bạc nhà nước huyện Trảng Bom có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc kho bạc nhà nước huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh Đồng Nai về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ tài liệu, cán bộ, cơng chức, lao động của đơn vị. Phó Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công. KBNN huyện cũng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được tổ chức thành các bộ phận nghiệp vụ.
2.2.2. Quy trình quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Trảng Bom: 2.2.2.1. Cơng tác lập kế hoạch, dự tốn thu, chi ngân sách nhà nước 2.2.2.1. Công tác lập kế hoạch, dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện:
Lập dự toán là khâu đầu tiên của quá trình quản lý Ngân sách, là khâu quan trọng trong quy trình quản lý Ngân sách. Lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi Ngân sách cho năm Ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu (thuế, phí, viện trợ ...) và các khoản chi (chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển ...) đều được định hình rõ nét; Đó là u cầu cơ bản mà khâu lập dự toán cần phải đạt được. Lập dự tốn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc quản lý Ngân sách cũng như làm cho Ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả.
Hàng năm, căn cứ các văn bản của UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai về triển khai xây dựng dự toán ngân sách, kế hoạch vốn và danh mục đầu tư xây dựng cơ bản, qua đánh giá kết quả ước thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành và các năm trước liền kề, căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa
phương, UBND huyện triển khai xây dựng dự toán thu, chi ngân sách, kế hoạch vốn và danh mục đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương.
Về lập dự toán thu ngân sách:
Căn cứ vào tình hình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của địa phương; khung xây dựng kế hoạch và hướng dẫn lập dự toán ngân sách của cấp trên hàng năm; các chính sách, chế độ về thuế, qua đánh giá tình hình thực hiện dự tốn thu ngân sách nhà nước năm hiện hành và các năm trước liền kề. Chi cục thuế huyện phối hợp với phịng Tài chính - Kế hoạch, UBND các xã - thị trấn và các cơ quan đơn vị liên quan tiến hành xây dựng dự toán thu ngân sách gửi UBND huyện (thơng qua phịng Tài chính - Kế hoạch) tổng hợp chung dự toán thu chi ngân sách của địa phương, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên là Cục thuế tỉnh.