Tổng kết kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới cho thấy các nước thường triển khai theo những hướng cơ bản như sau:
- Hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ thơng qua việc bơm vốn: phương pháp hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ cho các ngân hàng và định chế tài chính khác nhằm đối phó với khủng hoảng.
- Thành lập công ty quản lý tài sản (Asset Management Company - AMC)/công ty mua bán nợ để thu mua nợ xấu: cơ quan này sẽ đứng ra mua lại các khoản nợ xấu ngân hàng, sau đó xử lý để bán lại các khoản nợ đã mua này.
- Tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các TCTD và bên đi vay: làm trung gian cho các chủ nợ (ở đây là các TCTD) và các doanh nghiệp đi vay thương lượng
phương án xử lý nợ dưới nhiều hình thức như thanh lý tài sản, gia hạn hợp đồng, điều chỉnh một số điều khoản của hợp đồng.
Trên đây là hoạt động mua bán nợ để xử lý nợ xấu tại một số quốc gia láng giềng có đặc điểm nền kinh tế thị trường tương đối giống với nước ta. Từ quá trình phát triển của nghiệp vụ mua bán nợ và thực tế xử lý nợ của các Quốc gia trên, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc mua bán nợ để xử lý nợ xấu của Việt Nam như sau:
*Về hệ thống pháp lý: Chính phủ Việt nam nên ban hành hệ thống pháp lý đặc thù
dành riêng cho hoạt động mua bán nợ như chính phủ Hàn Quốc, Trung Quốc đã thực hiện. Ví dụ ở Hàn Quốc đã ban hành một đạo luật riêng để chun mơn hóa về xử lý nợ xấu của các Ngân hàng, quy định luật về đấu thầu quốc tế, luật về chứng khốn hóa có tài sản bảo đảm, luật về tái cơ cấu theo thỏa thuận; hoặc ở Trung Quốc đã ban hành luật riêng cho Công ty mua bán nợ quốc qua, luật quản lý tài sản, ưu đãi chính sách, quy định định giá, luật tố tụng, thuế…
*Về vấn đề xử lý nợ: tình hình nợ xấu hiện nay của Việt Nam cũng khá tương đồng với các nước trên, vì vậy chính phủ Việt nam cũng có thể áp dụng các giải pháp mua bán nợ xử lý nợ xấu đã được thực hiện rất thành công ở Thái Lan, Malaysia..
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu các khái niệm về mua bán nợ, các phương thức, các nhân tố ảnh hưởng của hoạt động mua bán nợ, các rủi ro và hiệu quả của mua bán nợ đối với nền kinh tế nói chung và trong hoạt động của tổ chức tín dụng nói riêng. Trên đây là tổng quan về hoạt động mua bán nợ, là phần lý thuyết chung quan trọng và cần thiết để nghiên cứu về hoạt động mua bán nợ tại Vietcombank. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về tình hình mua bán nợ tại Việt nam và thực trạng hoạt động mua bán nợ của Vietcombank ở phần 2 sau đây.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI VIETCOMBANK 2.1 Thực trạng hoạt động mua bán nợ và thị trường mua bán nợ tại Việt Nam
2.1.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam
Hệ thống văn bản pháp luật quy định về mua bán nợ tại Việt Nam đã được ban hành từ năm 1999, theo quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/04/1999, quy định về quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên quy chế này đã được thay thế bởi Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006.
Hiện nay chính phủ Việt Nam chưa ban hành các quy định riêng cho hoạt động mua bán nợ, khung pháp lý của hoạt động mua bán nợ vẫn điều chỉnh theo cácBộ Luật Dân sự năm 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản luật có liên quan khác. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán nợ Việt Nam hiện nay còn hạn chế. Chỉ quy định một cách chung chung chứ chưa có hệ thống chi tiết nên tạo ra những cách hiểu và những ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện.
Thực trạng về khung pháp lý hoạt động mua bán nợ
Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam là bị hạn chế bởi hành lang pháp lý. Chưa có quy định cụ thể rõ ràng cho hoạt động mua bán đặc thù này, vì vậy các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán nợ rất e ngại khi thực hiện nghiệp vụ này. Điển hình sau đây là một số vướng mắc về pháp lý trong hoạt động mua bán nợ của Công ty DATC:
Thứ nhất, là về cơ chế xoá nợ. Hiện nay Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể về xố nợ như thế nào đối với các khoản nợ tiếp nhận khơng cịn khả năng thu hồi. Muốn tái cấu trúc DN thì phải xử lý tồn tại cũ, làm lành mạnh hố tài chính nhưng hiện nay để làm được điều này phải xin ý kiến của Bộ Tài chính, chứ Cơng ty mua bán nợ không tự quyết được, dẫn đến việc kéo dài thời gian.
Thứ hai là cho vay bảo lãnh. Quy định hiện hành không cho phép Công ty mua bán nợ cho vay bảo lãnh. Trong khi đó hầu như các DN bán nợ đều trong tình trạng
sắp phá sản. Nếu khơng “bơm” tiền vào thì DN khơng thể hoạt động và cũng không thể tái cấu trúc bởi lúc này DN không thể đi vay ngân hàng.
Thứ ba, là quy trình hướng dẫn thủ tục thoả thuận hiện rất chung chung nên thường kéo dài. Bộ Tài chính cần phải có hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng mỗi nơi hiểu một kiểu.
Thứ tư, là lợi thế đất đai. Khi xác định giá trị DN để thực hiện chuyển đổi sở hữu DN nhà nước thì phần lớn đối với các DN khách nợ, giá trị đất đai thường chiếm tỷ trọng cao, nhưng do vướng về việc định giá đất đai nên chưa chuyển đổi được. Nếu tính giá đất theo thị trường thì khơng được phép và khó xác định, nếu tính theo khung giá của nhà nước thì rất thấp.
Thứ năm, là vướng ở quy định luật phá sản năm 2004. Theo quy định tại điều 43, các giao dịch như tặng cho bất động sản, thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn, các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã... trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản thì bị coi là vơ hiệu. Vậy nếu doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản đồng thời các tổ chức tín dụng bán khoản nợ của doanh nghiệp cho bên mua nợ trong thời gian 03 tháng trước ngày tịa thụ lý hồ sơ phá sản DN, thì các khoản nợ được chuyển giao trong thời gian này cũng bị xem như vơ hiệu.
Nếu như có được cơ chế thơng thống thì các cơng ty mua bán nợ được hoạt động theo mơ hình DN đúng nghĩa thì có thể cứu được nhiều DN sẽ giúp được rất nhiều cho nền kinh tế như: thu hồi vốn về cho Nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu thuế cho Nhà nước... Nhưng do chưa có các quy định rõ ràng nên ảnh hưởng rất lớn đến việc thu nợ, vừa tốn thời gian, mất cơ hội và tăng chi phí.
2.1.2 Sự hình thành hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam:
Từ năm 2000, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm nâng cao trách nhiệm và quyền chủ động của doanh nghiệp trong việc xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: trích lập các khoản dự phịng, chủ động thanh lý nhượng bán tài sản không cần dùng, chờ thanh
ban thanh tốn cơng nợ từ Trung ương đến các địa phương để tổ chức và chỉ đạo thanh tốn cơng nợ của các doanh nghiệp Nhà nước.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp lành mạnh hố tình hình tài chính, tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2003 Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã được thành lập Theo quyết định số 109/2003/QĐ – TTg ngày 05/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất, góp phần lành mạnh hố tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước.
Ngày 21/12/2006, Thống đốc đã Ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN. Quyết định này thay thế Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quy chế mới quy định hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng (kể cả các tổ chức có nhiệm vụ thực hiện mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay.
Việc ban hành Quy chế mua, bán nợ với nhiều thay đổi được đánh giá là một bước đột phá, mở ra một thị trường mới đầy tiềm năng đối với hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam. Từ khi ban hành Quy chế mua bán nợ kể trên, một số NHTM cũng đã thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản (AMC) ngoài nhiệm vụ quản lý, khai thác tài sản, xử lý nợ xấu cịn có chức năng mua bán nợ nhưng cũng chỉ hoạt động giới hạn trong việc mua, bán đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, chứ chưa được phép mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mua, bán nợ của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì vậy, có thể nói DATC là đơn vị duy nhất có chức năng chuyên về mua bán và xử lý nợ xấu của các TCTD và doanh nghiệp hiện nay, tuy nhiên hiện Công ty này cũng chỉ hoạt động mua bán nợ chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp nhà nước hoặc mua nợ theo chỉ định của Thủ Tướng.
2.1.3 Thực trạng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.* Thị trường mua bán nợ sơ cấp * Thị trường mua bán nợ sơ cấp
Hiện Việt Nam đang trong giai đoạn đầu hình thành thị trường mua bán nợ sơ cấp, hoạt động chủ yếu là mua nợ giữa các tổ chức tín dụng với DATC hoặc giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Theo số liệu báo cáo cáo của DATC, trị giá giao dịch mua bán nợ sơ cấp giữa DATC với các tổ chức tín dụng đến năm 2010 đạt khoảng 11.000 tỷ VND.
* Thị trường mua bán nợ thứ cấp
Tại Việt Nam thị trường mua bán nợ thứ cấp vẫn chưa được hình thành, với nhu cầu mua bán nợ ngày càng cao trên thị trường, việc hình thành thị trường mua bán nợ thứ cấp trong tương lai là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thị trường.
2.1.3.1 Các bên tham gia mua bán nợ
Mua bán nợ là việc chuyển quyền đòi nợ từ chủ thể bán nợ (chủ nợ cũ) sang chủ thể mua nợ (chủ nợ mới). Công ty mua nợ đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro về không trả nợ hoặc khơng có khả năng trả nợ của khách nợ. Từ đó hình thành một quan hệ tài chính liên quan tới ba bên gồm bên mua nợ (ngân hàng, tổ chức tài chính), người bán nợ và khách nợ. Chi tiết các bên tham gia vào hoạt động mua bán nợ gồm:
Tổ chức tín dụng và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
*Các tổ chức tín dụng và ngân hàng đầu tư:
Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê từ ngân hàng nhà nước tính đến nay tại Việt nam có 40 ngân hàng TMCP trong đó có 5 NHTMNN, 14 NHNN và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 6 ngân hàng liên doanh, 2 ngân hàng chính sách : NH chính sách XH và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngồi ra cịn có các quỹ tín dụng và một số các cơng ty tài chính.
Hầu hết các Ngân hàng thương mại tham gia bán nợ và một phần mua nợ nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, khi
việc phát triển nghiệp vụ mua bán nợ của Ngân hàng thương mại nhằm thu hồi vốn ngay tăng tính thanh khoản, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
* Các cơng ty mua quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc TCTD:
Mơ hình cơng ty quản lý nợ và khai thác thác tài sản (AMC) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập theo quyết định 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 với mục đích xử lý nợ tồn đọng của các NHTM. Công tác quản lý nợ và khai thác tài sản luôn được các NHTM dành sự quan tâm đặc biệt. Nhu cầu thành lập AMC để chuyên mơn hố việc quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ của NH là một nhu cầu thực tế và thiết yếu hiện nay.
Hiện Việt Nam có 27 AMC trực thuộc NHTM. Bên cạnh đó, có một số NHTM đã được NHNN chấp thuận thành lập AMC nhưng AMC chưa chính thức đi vào hoạt động (Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank). Các AMC trực thuộc NHTM hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên. Ngồi ra, có 1 AMC trực thuộc Bộ Tài chính là DATC và có khá nhiều công ty tư nhân/cổ phần được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC như: tư vấn thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, đòi nợ…[5]
Theo số liệu thống kê AMC được thành lập theo thời gian và quy mô vốn điều lệ , AMC đầu tiên được thành lập vào năm 1995 (Vietcombank AMC). Năm 2009 – 2010 là thời điểm có nhiều AMC được thành lập nhất. Phần lớn các AMC có vốn điều lệ vào khoảng 50-100 tỷ đồng. Cụ thể:
Biểu đồ 2.1“số lượng AMC được thành lập theo thời gian và quy mô vốn điều lệ”
(Nguồn: FI – PG Bank)
5Bùi ThịHồng Thu , 2011, bài viết Tổng quan về Công ty quản lý nợvà khai thác tài sản của NHTM Việt Nam trên websitehttp://pgbankresearch.wordpress.com/2011/09/15>
Công ty độc lập được mua bán nợ
Hiện nay ở Việt Nam công ty độc lập được phép mua bán nợ chính thức chỉ có Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính với nhiệm vụ chính là thực hiện mua bán nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp…Ngồi ra hiện nay cũng có khá nhiều cơng ty tư nhân/cổ phần được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC như: tư vấn thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, đòi nợ…
Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) được thành lập Quyết định số 109/2003/QĐ - TTg ngày 05/06/2003, với vốn điều lệ ban đầu 2.000 tỷ đồng. Năm 2010, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp được chuyển đổi theo Quyết định số 1494/QĐ-BTC ngày 30/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. DATC được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Vốn điều lệ quy định theo thông tư số 79/2011/TT-BTC ban hành ngày 08/06/2011 là 2.481 tỷ đồng.
Các công ty đầu tư, quản lý quỹ:
Các Công ty này tham gia mua nợ nhằm tái cơ cấu, đánh bóng khoản nợ và tiếp tục bán lại các khoản nợ này một lần nữa. Mặt khác, các công ty đầu tư mua nợ nhằm chuyển thành chủ nợ lớn nhất có tính chi phối tại doanh nghiệp hoặc chuyển nợ thành vốn góp doanh nghiệp. Từ đó, nắm quyền kiểm sốt doanh nghiệp. Hiện nay, nghiệp vụ này cũng đang rất phát triển tại Việt Nam, các vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đang dần phát triển tại thị trường Việt Nam. Từ năm 1995-2005, mỗi